Tại sao càng về sau này đa số người Việt tỵ nạn bắt đầu phát triển những chứng bệnh của nước Mỹ: mập và tiểu đường cùng một số bệnh hiểm nghèo khác?
Ai cũng biết ăn để có sức khoẻ, bảo vệ cơ thể chống bệnh tật. Nhưng có thứ bệnh không do vi trùng mà vì ăn uống gây tổn hại cho cơ thể. Chưa nói là hư gan, tim, thận, mật … phải nằm chờ … có người (chết) hiến tặng cho cơ phận để thay thế. Tất cả chỉ vì ăn uống.
Chương trình “in defense food” của đài PBS nói loại thức ăn bào chế (process food) đã loại đi những chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm để biến chế thành thức ăn dễ tiêu hóa và tiêu thụ bởi con người. Điển hình là hạt lúa (wheat, rice) đã bị tước bỏ màng bao bọc (cám) và mầm là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng (vitamin) để con người dễ tiêu hóa và ăn nhiều (và do đó bán được nhiều). Khi cơ thể con người thiếu vitamin thì các công ty lại chế ra thuốc vitamin để bán (thêm một cách bóc lột). Nếu bạn ăn uống đúng thì thức ăn đã có đủ vitamin rồi. Bạn ăn uống sai thì vitamin có chữa bệnh, chống vi trùng cho cơ thể bạn không? Chẳng lẽ thời xưa không có vitamin thì thiên hạ bị bệnh hay chết hết còn đâu tới bây giờ mà uống vitamin ???
Quan sát các bộ lạc Phi Châu, có gì ăn nấy, ăn các thức ăn địa phương, bất kể khi có thịt, ăn toàn thịt (vì không thể giữ được lâu), khi có rau, củ, trái cây thì ăn toàn rau củ theo mùa thâu hoạch. Và khi thay chế độ ăn uống của cùng giống dân này, sống ở Mỹ, ăn theo kiểu Mỹ thì các thứ bệnh kể trên bắt đầu xuất hiện.
Thời 1960s Thượng Nghĩ Sĩ Goldwater đã ra luật hạn chế ăn thịt đã bị các công ty sản xuất thịt ép (áp lực qua các nhóm vận động, lobby) phải sửa lại là “nên chọn loại thịt thích hợp” (bán cái lại cho người tiêu thụ là nếu có bệnh là do bạn chọn thức ăn sai chứ không phải tại ăn thịt). Trong khi thịt súc vật nuôi theo thiên nhiên (bò ăn cỏ) tốt hơn nhân tạo (bò ăn bắp, đậu nành). Cũng như người Việt đều biết gà đi bộ (nuôi thiên nhiên) ăn ngon hơn gà nuôi theo kỹ nghệ (thức ăn gia súc). Các đại công ty trong kỹ nghệ thực phẩm bào chế khi làm các loại thức ăn bào chế đã cho thêm các chất bảo vệ (preservative) để hàng được tươi lâu và đó là nguyên nhân bệnh tật {thí dụ: bánh mì (French bread) mua từ các siêu thị để qua ngày là cứng ngắc.Trong khi mua của tiệm (hand made) thì để lâu hơn, vẫn mềm có thể nhai được}.
Các đại công ty thịt (mỡ), nước ngọt (đường) đã lợi dụng quảng cáo và đề tài dinh dưỡng (nutrition) để đánh lạc hướng người tiêu thụ. Đa số nhà dinh dưỡng (nutritionist) bị ảnh hưởng bởi chủ thuyết dinh dưỡng (nutritionism) hơn là tìm về nguồn gốc con người, thức ăn và bệnh tật là một cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn là chúi mủi vào việc ăn chất A bổ X, chất B bổ Y. Khi các thành phố ra lệnh cấm nước ngọt trong trường học, các công ty này đã ép các nhà làm luật phải sửa thành “ăn uống đều hòa”. Cũng như các thức ăn bào chế sẵn (cheerio) được gán nhãn ăn vào sẽ “giúp” tránh bệnh cao máu, tiểu đường (nhưng vẫn có số lượng đường trong đó?). Khi bạn ăn thức ăn bào chế (process food) với nhãn hiệu thiên nhiên (natural) thì phải tự hỏi thiên nhiên ở chỗ nào một khị đã bị bào chế (processing). Và đồ ăn tươi (fresh food) có là nấu lên, ăn liền (trong ngày) chứ không phải đồ ăn, nấu chín rồi, để đông lạnh chờ hấp nóng là ăn liền (instant food)
Đặc biệt là khi nghiên cứu về sữa mẹ đã cho thấy tạo hóa sắp sẵn cho trẻ sơ sinh có hệ thống tiêu hóa phù hợp với sữa mẹ để chống bệnh tật. Trong khi sữa bào chế của các công ty kỹ nghệ không thể nào sánh bằng. Cũng như những người dân xứ lạnh (Eskimo) ăn toàn thịt hay người dân ở đảo chỉ có cá ăn quanh năm nhưng với hoạt động của đời sống địa phương đã giúp họ tồn tại. Vì vậy bạn (ở xứ nóng) không nên đòi hỏi thức ăn của miền lạnh vì những lợi ích của nó chỉ hữu dụng cho dân miền lạnh và ngược lại.
Cũng như các tiệm ăn đang bị chính quyền ép phải hạn chế đường, mỡ và thông báo trên thực đơn. Tiệm ăn làm các món ăn ngon, đa số được quyết định bởi đường, muối (vị), mỡ ( hương thơm). Nếu bị hạn chế thì có thể làm mất khách vì đa số khách (tham ăn) muốn ăn ngon thì đâu quan tâm đến hậu quả. Nhưng mục đích của nhà hàng là bán hàng, bạn ăn ngon, chịu trả tiền. Còn hậu quả bị bệnh là tại nơi bạn chọn thức ăn chứ không phải tại nhà hàng làm đồ ăn độc hại. Lại một cách đổ thừa của kỹ nghệ nhà hàng ăn.
Chuyện phải thay đổi thức ăn cũng bị xuyên tạc, bóp méo. Con người bản chất là ăn tạp từ ngàn xưa. Chuyện ăn đủ thứ là bắt buộc (nhu cầu sinh tồn) khi thiên nhiên, địa lý cho phép một số cây cỏ, thú vật thì con người sẽ thích ứng với hoàn cảnh. Nhưng biết Ăn đủ thứ không phải là ăn theo sở thích mà là ăn theo mùa. Gặp mùa khan hiếm mà đòi ăn thì giá đắt mà không tươi vì chuyên chở từ xa đến. Kỹ nghệ thực phẩm và nhà hàng đã lợi dụng sự thèm muốn của con người biến thành mồi câu hấp dẫn để dụ dỗ người tiêu thụ chạy theo các món ăn trái mùa hay mới lạ (dĩ nhiên giá cả cũng sẽ mới lạ).
Tại các nước phát triển, kỹ nghệ thực phẩm đã lợi dụng tình trạng kinh tế, xã hội: con người bận rộn công việc để sản xuất các loại thức ăn bào chế và qua thông tin, quảng cáo đánh lạc hướng người tiêu thụ. Khi con người bị bệnh vì ăn uống thì các công ty bảo hiểm sức khoẻ, hãng thuốc (pharmacy) nhảy vào bóc lột tiếp nạn nhân. Và bác sĩ (học để chẩn bệnh, cho toa thuốc & loại thuốc theo yêu cầu của công ty bào chế) không có thì giờ để theo từng bệnh nhân truy cứu nguồn gốc bệnh tật. Và khi uống thuốc trị bệnh A thì lại bị biến chứng X rồi luật sư nhảy vào xúi thưa kiện. Cuối cùng các chính trị gia nhảy vào tố cáo chính phủ không bảo vệ sức khoẻ người dân. Chẳng lẽ nói dân tham ăn, chết ráng chịu?
Đã có ăn thì phải có uống. Kỹ nghệ rượu bia tha hồ quảng cáo. Phải có bia rượu mới vui ??? Đàn ông lợi dụng phụ nữ say, xỉn để lạm dụng tình dục. Rượu chát uống chống bệnh tim mạch. Không biết giúp bao nhiêu nhưng gây ung thư (vì rượu có chất catrinogen gây ung thư) thì có. Và khi tránh uống nước ngọt, người dân đổi sang uống nước lạnh: 1 dollar/1 chai? Lại thêm một kỹ nghệ làm giàu vì bảo vệ sức khoẻ con người.
Cuối cùng là kỹ nghệ thể dục. Các cơ sở (Gym), chương trình thể dục với đủ thứ dụng cụ tân kỳ mọc khắp nơi, đủ kiểu tập với lời quảng cáo giảm đường, tiêu mỡ và có thân hình đẹp, cân đối…. Không ai nói là tập nhiều, để rồi phải ăn nhiều mới có sức tập tiếp (cho tới khi…chết). Và ăn nhiều thì bệnh nhiều. Và bệnh phát xuất từ đồ ăn bên trong con người bạn chứ không phải vì vi trùng tấn công từ bên ngoài nhắm vào bắp thịt của bạn.
Bên lề cuộc đời là kỹ nghệ du thuyền (Cruise) tổ chức ăn chơi trên tàu. Tàu chạy vòng vòng một số địa điểm hay ngoài khơi. Du khách chỉ ăn, ngủ và thức dậy….ăn (có phòng thể dục, hồ bơi … nhưng ai sẽ tập khi mục đích là: đi chơi). Kết quả đa số VN đi về chỉ nhắc: lần sau đi nhớ mang mì gói hay nồi cơm điện.
Khi các đại công ty thuộc kỹ nghệ thực phẩm (ăn uống, nhà hàng) luôn luôn tâng bốc bạn là: thì giờ của bạn rất quí,để làm tiền, để vui chơi… mọi chuyện hãy để công ty lo phục vụ bạn. Nhưng thực sự bạn có bận rộn không? Bận rộn làm gì? Làm việc, hay chơi? Cái gì quan trọng nhất đối với bạn? Sức khoẻ. Giao miếng ăn của mình cho kẻ khác làm là bạn giao sức khoẻ và sinh mạng cho người khác nắm giữ.
Thời xưa chưa có tủ lạnh để giữ gìn thức ăn thì con người làm thức ăn khô để phòng khi mất mùa, thực phẩm khan hiếm. Rồi khi con người chế tạo đồ hộp cũng nhằm mục đích tương tự. Nhưng có phương tiện (bọc plastic, ép hơi, giữ độ lạnh…) thì con người có cơ hội ăn thực phẩm tươi nhiều hơn. Vậy sao đồ ăn khô, đồ hộp vẫn bán với giá có khi đắt hơn đồ tươi ??? Phải chăng kỹ nghệ thực phẩm bóc lột con người hay tại con người…ngu?
Chung cuộc, lời khuyến cáo của chương trình là ăn ít , vừa phải (lưng bụng). Ăn nhiều rau, trái cây, các loại ngũ cốc (không bào chế), ít thịt (thịt chỉ là thêm hương vị). Vậy hóa ra tổ tiên, ông bà VN từ xưa đã theo chế độ dinh dưỡng nay từ lâu rồi.
Tốt nhất là bạn tự nấu ăn lấy để thử nghiệm phản ứng của chính cơ thể bạn (chưa nói là tiết kiệm một số tiền lớn). Bạn là bác sĩ tốt nhất cho cơ thể và sức khoẻ của bạn. Khi đi ăn ngoài tiệm, bạn vừa giao phó sinh mạng, sức khoẻ cho người khác (chief cook) mà còn phải trả tiền . Để được ăn ngon, bạn phải trả giá cho sự ngộ độc (ecoli, samonela, notovirus …) có khi mất mạng hay mang tật suốt đời chưa nói là giảm thọ hay ân hận suốt đời chỉ vì một món/bữa ăn. Tiếc thay đa số bệnh phát triển qua năm tháng, đến khi biết có bệnh thì đã quá trễ, cơ thể bạn đã hư hại rồi. Tại sao bạn lại phải cắm đầu làm tiền cho nhiều, quên nấu nướng (cho là bận quá, không có thì giờ) nên ăn sẵn (qua fast food, process food hay nhà hàng) để rồi khi bệnh: tốn tiền bác sĩ, thuốc men thì lo kiếm nhiều tiền để…rước bệnh vào thân hay sao? Và tiền mất, tật mang.
Nên nhớ, chỉ ăn khi đói. Ăn ngày 3 bữa là kiểu VN, là kiểu nhà nghèo: lao động. Ở Mỹ, một buổi ăn sáng tại IHOP (all you can eat) là đủ calories cho cả ngày đối với người VN. Một bữa tối với miếng steak 5 lbs (2.5 kilo) đủ cho người VN ăn 1 tuần. Làm văn phòng, lái xe hơi bạn tiêu hao bao nhiêu calories để lo lắng?
TCL
26-1-2016