Chuyện tại nạn về súng đạn, bắn chết người hàng loạt (mass killing) xảy ra gần như hàng ngày và hàng tuần trên mọi đường phố nước Mỹ. Quyền mang súng được qui định bởi Hiến Pháp được coi cơ hội để người dân có thể chống lại sự đàn áp của chính quyền.
Tranh cãi về quyền sở hữu súng còn dài bất tận. Nhưng có những điều người Mỹ không trực tiếp nói ra.
Súng và thể thao
Đi săn không thể gọi là bộ môn thể thao được. Dù cưỡi ngựa, lái xe hay đi bộ, người đi săn cầm cây súng và bắn vào con vật. Có người trả hàng chục, hàng trăm ngàn mỹ kim để bắn được một con thú. Súc vật không phải là con thú bị bắn chết. “Súc vật” là sinh vật sử dụng súng để giết một sinh vật khác không lý do, chỉ để … giải trí. Thời xưa, súng dùng để đi săn, kiếm thịt ăn. Ngày nay thịt cá dư thừa, bắn thú mà không ăn thịt, bắn giết sinh vật để vui chơi! Nếu không gọi là dã man thì gọi là gì?
Bệnh tâm thần
Đổ thừa cho kẻ sử dụng súng giết người là bị bệnh tâm thần. Có những kẻ khi giết người rất tỉnh táo, có kế hoạch chi tiết, có kế hoạch phụ, có tính đường thoát thân, biết gài bẫy để dễ tẩu thoát … nhưng khi bị bắt thì khai bị tâm thần. Chẳng ai đặt vấn đề khi mua súng thì kẻ mua chưa bị tâm thần. Khi có súng rồi thì tâm thần … bệnh hoạn mới xảy ra. Làm sao chặn?
Điều tra lý lịch
Lại thêm một lý luận gà mờ. Không bán súng cho tội phạm? Kẻ tội phạm đâu có ngu mà vào tiệm mua súng đòi hỏi đủ thứ điều kiện. Kẻ tội phạm hay có ý đồ làm chuyện phi pháp đi mua súng lậu. Vậy người lớn, có lý lịch trong sạch (không tiền án) có quyền mua súng. Thế nào là người lớn? Trên 18 hay 21 tuổi. Làm sao biết được người khi đi mua súng rất tỉnh táo, bình tĩnh. Nhưng lấy gì bảo đảm khi lái xe, về nhà với vợ con hay khi làm việc có chuyện với người khác lái xe, với vợ về tiền bạc, ly hôn … với đồng nghiệp về việc làm … “người lớn” mất bình tĩnh và xách súng ra bắn thiên hạ? Lý lịch nào tiên đoán “người lớn” sẽ thiếu suy nghĩ để lấy súng “tự vệ” đi giết người không có súng ‘tự vệ”.
Tự bảo vệ
Một cây súng với 6 hoặc12 viên đạn đủ để tự vệ. Tại sao phải cần một cây súng với 30, 60 viên đạn mới tự vệ được. Nhất là không phải tình trạng chiến tranh và không phải ai cũng sẵn sàng trong tình trạng chiến tranh để cầm súng lên và bắn vào một con người khác. Và không có lý do gì để gọi là sưu tầm súng với hàng trăm cây súng đủ loại trong nhà và đạn có sẵn để … giết người?
Mỗi khi có những vụ dùng súng giết người thì hội sử dụng súng (NRA) lại đưa ra lý luận dấm dớ: Nếu nạn nhân cũng có súng để tự vệ thì kẻ tội phạm đâu có giết người dễ như vậy được?
Nghe muốn chửi thề, chỉ vì muốn bán thêm súng, lấy tiền bỏ túi … còn ai chết ráng chịu. Kẻ giết người đã có ý định giết người, còn nạn nhân đi nhà thờ, trường học, trung tâm thương mại … có sẵn sàng đấu súng bất cứ lúc nào chăng? Rồi nếu vậy, chuyện xảy ra, hai kẻ bắn nhau (tội phạm và người súng tự vệ) thì cả lớp học, cả nhà thờ, các người đi mua bán tại trung tâm thương mại sẽ chạy đâu giữa 2 lằn đạn. Rồi cảnh sát đến biết ai nạn nhân, tự vệ hay kẻ tội phạm? Cảnh sát cũng đâu muốn chết giữa hai lằn đạn. Rồi ba cây súng bắn mà chẳng có tay súng nào bắn chính xác thì đạn lạc sẽ trúng ai?
Súng và tôn giáo
Vùng đất Trung Đông đa số theo đạo Hồi, người dân có thói quen mang vũ khí theo người. Thời xưa là dao, nay là súng. Thời xưa mất an ninh, phòng thú dữ (sống ở sa mạc) nên cần có vũ khí tự vệ. Ngày nay, các nước Thổ, Mã Lai, Nam Dương bãi bỏ chuyện mang vũ khí nhưng các nước khác vẫn còn. Đạo Hồi đặt người đàn ông ở vị thế tuyệt đối với đàn bà. Vì có nhiều vợ, người đàn ông cần vũ khí để bảo vệ gia đình. Với kỷ luật khe khắt, mọi chuyện xảy ra ngoài ý muốn sẽ giải quyết bằng bạo lực. Chuyện chặt đầu, giết người tập thể là thường thấy tại những nơi này.
Súng và văn hóa
Người đàn ông ở Mỹ rất quan trọng về cá nhân. Một khi cá nhân không được kính trọng (respect) là phải xử kẻ phạm tội bất kính: móc súng ra bắn liền. Điều này thường thấy trong những khu vực của người da đen, nghèo, thất nghiệp cao, ma túy…. Ngay cả chuyện lái xe qua mặt một cách vô lễ cũng khiến súng nổ, đạn bay. Làm sao cấm súng cho kẻ bệnh tâm thần, có án tích sẽ giảm các vụ giết người trong khi người thường còn không kiểm soát, làm chủ được tâm hồn, bất kể tuổi tác.
Súng và gia đình
Có súng để bảo vệ gia đình. Không thấy nói đến tỷ lệ dùng súng để ngăn ngừa tội ác đe dọa gia đình nhưng số tai nạn về trẻ em dùng súng bắn anh, chị, em … hàng xóm thì rất nhiều. Trách nhiệm cha mẹ có súng để gây ra tai nạn có bị phạt không? Khi con cái đem súng ra trường bắn bạn, thầy cô giáo thì cha mẹ nghĩ sao?
Súng và tự do
Người Mỹ viện vào đạo luật số 2 (Second amendment) của Hiến Pháp cho phép người dân có quyền võ trang (lý do là để chống nhà nước khi độc tài cầm quyền). Nhưng súng nhỏ thì còn chấp nhận. Súng lớn (machine gun) thì bao nhiêu mới đủ? Nếu là thời xưa, chưa có báo chí, toà án …. Nhất là khi quân đội trưởng thành, có quốc hội dân cử thì khó mà có độc tài xảy ra. Tự do chỉ có khi người dân quan tâm đến chuyện chung. Khi người dân suy nghĩ mất cân bằng (chỉ lo cá nhân nhiều hơn) thì có súng là một tai họa. Không ai có thể bảo đảm sẽ có lúc mất bình tĩnh hay khủng khoảng tâm thần và sử dụng bắn bừa bãi. Tự do đi đôi với trách nhiệm.
Súng và luật pháp
Lý luận súng không giết người là xảo thuật vì súng là sản phẩm của con người. Con người khi làm ra súng để giết sinh vật. Ý định giết một sinh vật là từ tâm con người. Dĩ nhiên con người có thể giết sinh vật khác bằng những vũ khí khác (cung tên, dao, bom, bẫy, gậy gươm, giáo…). Súng đòi hỏi người chủ nhân đủ chín chắn suy nghĩ trước khi sử dụng. Vậy tại sao lại sợ kiểm soát quá khứ (background check) hay khóa an toàn bằng dấu tay (finger print control), Nếu không có súng liên thanh (machine gun, attack rifle) thì khó mà một người có thể giết nhiều người trong một thời gian ngắn (giết bằng bom đòi hỏi kỹ thuật khó hơn và khó sử dụng linh động như súng). Súng giúp kẻ sát nhân giết người nhanh và gọn.
Súng và cô hồn
Ai đi lính cũng tin là súng có cô hồn (muốn giết người). Nhà nào chứa súng thì trước sau cũng có đạn nổ và nguyên chết, vô tình hay cố ý. Tin hay không bạn dám thử chăng?
TCL
24-1-2016