Giới Thiệu Cơ Năng Hiến Pháp Dưới Góc Nhìn của Lý Đông A

Những ai quan tâm đến một hiến pháp tương lai của Việt Nam rất lo ngại nếu chọn cơ chế tam quyền phân lập như Hoa Kỳ bởi thực tế từ năm 2016 đến 2020 cho thấy cơ chế này đã không giải quyết được chuyện lạm quyền. Sự kiểm soát giữa ba ngành hoàn toàn không còn có giá trị khi mà ba ngành này liên kết, trên tinh thần đảng tranh để áp dụng chủ trương của đảng vào trong chính sách của quốc gia để phục vụ đảng thay vì phục vụ cho quần chúng. Còn quần chúng thì bị ban vận động bầu cử sử dụng tâm lý để mua lá phiếu mà quần chúng hoàn toàn không biết.

Ông Lý Đông A vào thời điểm của 1940 đã nhìn cơ chế Hoa Kỳ là cơ chế đảng tranh và ông đề nghị một cơ chế khác mà ông gọi là Cơ Năng Hiến Pháp dựa trên thuyết Cơ Năng và Bản Vị cũng do chính ông Lý Đông A đưa ra hầu tránh chuyện lạm quyền, độc tài, đi ngược lại nguyện vọng của quần chúng.

Cơ Năng Hiến Pháp đó ra sao xin được trình bài với những chủ đề dưới đây trong toàn bộ bài viết vào tháng 11 và 12 năm 2021, chia ra 16 phần.

I. Nhận định về cơ chế và hiến pháp Hoa Kỳ

Hiến pháp chết

Tam quyền phân lập thiếu giá trị thực tế

Tòa án và tòa án tối cao thiếu cơ hội cho sự tìm kiếm công lý, công bằng

Tranh cử bằng tâm lý và tiền

II. Cơ Năng Hiến Pháp

Tư cách pháp lý

Tại sao phải là cơ năng hiến pháp?

Cơ năng hiến pháp cương thường

Cơ năng hiến pháp thực tế

Cơ năng hiến pháp hiệu quả

Cơ năng hiến pháp cơ cấu

    1. Duy Nhân Cương Thường
             a. Nhu cầu nhu yếu
             b. Nhu cầu tự chủ
             c. Nhu cầu tinh thần
          B. Chính Trị Tổng Cơ
    1.  a. Tối cao quốc thể
    2.  b. Tối cao lập pháp
    3.  c. Phê phán công đường
    4.  d. Chính trị phù bật
           C. Hành Chánh Tổng Cơ

                     Nghiên cứu bộ phận

                        a. Nghiên cứu viện

                        b. Lập pháp viện

                     Chấp hành bộ phận

                        a. Hành chính viện

                        b. Quan chính viện

                     Khảo hạch bộ phận

                        a. Tư pháp viện

                        b. Kê sát viện

              D. Hành Chính Phụ Cơ

                        a. Khu vực

                        b. Tỉnh trị

                        c. Huyện trị

                        d. Hạt trị

                        e. Xã trị

                       Nhận xét về sinh hoạt của Hành Chính Phụ Cơ

              E. Chính Trị Nguyên Cơ

Tính dân chủ trong Cơ Năng Hiến Pháp

Những thiếu sót trong Cơ Năng Hiến Pháp

Đan Quyền là gì?

Kết luận.

Những ai quan tâm đến một cơ chế mới, đạt được hiệu quả để người dân có quyền thực sự thì nên bỏ thời gian để đọc tất cả những tài liệu này với hy vọng sẽ giúp cá nhân đó nhìn vấn đề tổng thể hơn. Hy vọng bài viết sẽ giải đáp được bài toán tương lai của Việt Nam.

Cơ Năng Hiến Pháp Một Góc Nhìn (P1)

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 9 năm 2021 (Việt lịch 4900)

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s