Dân Chủ và Độc Tài (P1)

Thế giới loài người chịu ảnh hưởng của quy luật Âm Dương, của tranh chấp giữa Thiện-Ác. Loài người từ thuở sơ khai đến nay trải qua bao biến cố, bao nhiêu nền văn minh vươn lên rồi suy tàn cũng vì đi lầm đường. Nền văn minh nhân loại hiện nay cũng đang bị đe dọa bởi biết bao hiểm hoạ do con người tạo nên hơn là thiên nhiên trừng phạt.
Con người đã sống, kết thành xã hội, quốc gia có giáo dục, khoa học, triết lý, tôn giáo, kinh tế… nhưng vẫn không tránh được xung đột, chiến tranh vì bất đồng ý kiến. Để tìm lối thoát trong hoàn cảnh hiện tại (2020) không phải dễ khi cá nhân còn bị ràng buộc vào Tham-Sân-Si hay nói cách khác sự tranh đấu giữa Thiện-Ác trong nội tâm mỗi cá nhân. Vì trong nội tâm nên mỗi người có thể che giấu một cách khác nhau nhưng kết quả bên ngoài dẫn đến giống nhau.
Nếu đi từng cá nhân thì sẽ không bao giờ hết. Vậy hãy đi từ trên chế độ (tổng thể) xuống cá nhân.
Hiện nay thế giới chia ra hai phe: Độc tài và Dân chủ.
-Độc tài có lý thuyết (cộng sản).
-Độc tài không lý thuyết (cá nhân, bè đảng).
-Độc tài tôn giáo.
-Dân chủ có cương thường (xã hội chủ nghĩa Bắc Âu, Nhật)
-Dân chủ tư bản (Mỹ, Âu Châu).
Có các trường hợp khác biệt như Ba Tây, Ấn với tình trạng địa lý và dân số khác thường. Còn đa số các nước Phi Châu, Á Châu còn đang trong tình trạng phát triển chưa rõ khuynh hướng.
A. Độc tài
A.1. Độc tài dựa vào chủ thuyết (cộng sản)
Chủ nghĩa cộng sản ra đời dựa vào triết học của Marx. Đó là một triết học không toàn thiện vì dựa vào đấu tranh giai cấp, đặt xã hội lên trên cá nhân (con người) và được đảng cộng sản Nga lợi dụng để chiếm chính quyền. Khi Stalin nắm quyền đã biến nước Nga thành nhà tù vĩ đại và xuất cảng chủ nghĩa cộng sản khắp nơi trên thế giới. Chế độ cộng sản thành công tại Trung Hoa, Bắc Hàn, Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Cu Ba… nhưng thất bại tại Âu Châu, Nam Mỹ, Phi Châu, Trung Đông.
Thành công lớn nhất là tại Trung Hoa và Đông Âu khi Nga Xô lợi dụng thế chiến thứ hai để xua quân chiếm các nước Đông Âu. Nhưng đến 1989 thì khối Đông Âu tan rã và trở lại thể chế dân chủ. Nga sau một thời gian ngắn với nền dân chủ (1990-2000) đã rơi trở lại chế độ độc tài.
Chủ nghĩa cộng sản thành công trong thời điểm nền kỹ nghệ khai thác nhân công quá mức và nền dân chủ Tây Phương chưa cải thiện công bằng xã hội để bênh vực dân nghèo. Đảng cộng sản Nga đã mượn lý thuyết của Marx để vẽ ra một thiên đường “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” để lừa gạt người dân. Thành quả kỹ nghệ của những năm đầu chỉ đem lại kết quả là nạn đói của những năm sau đó vì chế độ nông trường đã dập tắt quyền tư hữu của người dân cũng như tính sáng tạo, cải thiện sinh hoạt trong đời sống. Sự trừng phạt gắt gao của chế độ đã khủng bố tinh thần người dân đến độ tê liệt. Nhà tù khắp nơi và bức màn sắt buông xuống, người dân bị kìm kẹp từ vật chất đến tinh thần, không tin tức, giao thông, tín ngưỡng. Tất cả những gì đến từ chế độ chỉ là nói láo, đe dọa, trừng phạt.
Ngôn ngữ
Tuy vậy đối với bên ngoài thì chủ nghĩa cộng sản vẫn có bộ mặt nhân đạo. Chế độ cộng sản áp dụng sự tàn bạo trong chính sách đối nội và sự xảo quyệt khi đối ngoại. Đối ngoại, cộng sản vẫn dùng hình thức của các nước dân chủ Tây Phương với bộ ngoại giao; cũng có hiến pháp, báo chí, tòa án, nhân quyền… nhưng mục đích là để bảo vệ chế độ hơn là thực hiện lợi ích cho người dân. Tuy vẫn nói chuyện hòa bình, thương thuyết, kinh tế… nhưng bên trong vẫn chủ trương xâm nhập, phá hoại và triệt hạ nền dân chủ Tây Phương, đặc biệt là với các nước đang phát triển tại Á và Phi Châu. Nắm vững các yếu điểm của dân chủ Tây Phương, khối cộng tìm cách chia rẽ, khai thác những bất đồng ý kiến của sinh hoạt dân chủ để bành trướng chủ nghĩa nhằm thống trị thế giới. Đó không phải vì chủ nghĩa cộng sản mà vì tham vọng của giới lãnh đạo Nga và Trung Cộng.
Thủ đoạn
Các thủ đoạn tâm lý cộng sản sử dụng để mua chuộc các viên chức, nhân viên tại các nước dân chủ chỉ là giai đoạn phá hoại nền tảng xã hội trước khi có đủ điều kiện để xâm lăng vì biết các nước dân chủ sẽ phản ứng chậm và không thống nhất trước nguy cơ chiến tranh. Chia rẽ và chinh phục là chiến lược của khối cộng.
Căn bản nền tảng của chế độ tài cộng sản là sự tàn ác. Các nhà lãnh đạo cộng sản dưới thời Stalin đã học tập và nghiên cứu sự tàn bạo của các chế độ vua chúa thời trung cổ và cận đại, nhất là sự diệt chủng dân Do Thái của Đức Quốc Xã trong thế chiến thứ hai. Sự tàn ác được nâng cấp khi Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông chạy theo lý thuyết cộng sản thì lịch sử Trung Hoa đã có sẵn những triều đại như Tần Thủy Hoàng, Xuân Thu chiến quốc, Mông Cổ … khi chiến tranh trải qua hàng trăm năm và Trung Hoa lần lượt tiêu diệt các nước nhỏ để trở thành một nước lớn nhất Á Châu bằng sự xâm lăng và đồng hóa các dân tộc khác.
Thủ đoạn giết người bằng các trại tập trung, cải tạo vì chết đói, bệnh hoạn và cô lập mà thế giới bên ngoài không hay biết. Trong khi bên ngoài, chế độ cộng sản cai trị bằng sự nói láo vì tin rằng người dân sẽ quen tai và nói láo sẽ trở thành sự thật. Khi bưng bít thông tin, di chuyển và bị kiểm soát bằng miếng ăn thì người dân sẽ trở thành bầy cừu, một thứ nô lệ thời đại.
Nhân sự
Tuy xuất phát từ đấu tranh giai cấp, cộng sản đã biến xã hội thành một hệ thống giai cấp mới (The new class, Milovan Djilas) mà chỉ có thành phần ưu tú gia nhập đảng mới được cân nhắc lên tầng lớp cai trị.
Để duy trì và bảo vệ chế độ độc tài, các nhà lãnh đạo cộng sản đã chọn phương thức của tổ chức ma túy (Drug cartel, Mafia) là nuôi và sử dụng những sát thủ, giết người không gớm tay. Loại người này được cân nhắc vào cơ quan an ninh, công an để kiểm soát dân chúng và cả quân đội để ngăn ngừa phản loạn. Sự thanh trừng trong chế độ xảy ra thường xuyên, nhất là trước và sau khi thay đổi lãnh đạo, trong thời gian đại hội đảng họp để chọn lãnh đạo mới.
Khi còn trong giai đoạn chiến tranh lạnh (Cold war) với Tây Phương thì chỉ khi nào lãnh tụ chết vì bệnh mới có thay đổi. Nhưng sau này, Trung Cộng học được bài học Liên Xô sụp đổ và thay đổi lãnh đạo sớm hơn, có định kỳ để tránh khủng hoảng lãnh đạo. Việt Cộng cũng đã theo khuôn mẫu này.
Tuy cũng gọi là Cộng Hòa Dân Chủ nhưng dân chủ chỉ là bước đầu, cũng có đi bầu, nhưng sau đó là nhà nước (đảng) quản lý bằng cách đề nghị ứng cử viên, thường là chỉ có một. Sau này VN có chút cải tiến là có đảng khác, hay ứng cử viên khác nhưng vì chính sách không khác nhau nên ai thắng cử thì cũng chẳng có gì thay đổi. Cho dù cộng sản cũng có chức vụ Thủ Tướng, Quốc Hội… nhưng tất cả chỉ là bù nhìn vì đằng sau là đảng (độc tài) lãnh đạo; chỉ đạo là chủ tịch đảng; và công an thi hành.
Chính sách (kế hoạch)
Vì là dân chủ tập trung, chỉ có trung ương quyết định, nên các ủy ban Nhân Dân, Quốc Hội chỉ họp cho vui vì chẳng ai có ý kiến gì cả. Ý kiến ở trên đưa ra là chỉ có vỗ tay nhiệt liệt ủng hộ, không có ý kiến thay đổi sửa chữa điều gì. Điều dễ hiểu là đại diện cử tri nhưng không hề làm bất cứ điều gì cho dân, dù là thiên tai, đói kém, mất mùa, trộm cướp…. Công an chỉ là để bắt phản động, chống phá nhà nước. Nhiệm vụ của đại diện dân cử là tham nhũng và trừng trị tham nhũng. Tham nhũng nếu là cùng phe. Trừng trị tham nhũng nếu là phe thất sủng.
Chủ trương của cộng sản là bạo lực và quyền lợi. Lãnh đạo từ trung ương đến địa phương thay nhau tham nhũng. Đảng không muốn bất cứ ai ở một chỗ quá lâu, hay tham nhũng quá nhiều, quá lộ liễu khiến dân bất mãn gây xáo trộn xã hội.
Chính sách “siết chặt (bảo thủ) và thả lỏng (cấp tiến)” chỉ là trò chơi của cộng sản để lừa dân và quốc tế.
Cái gọi là “dân chủ” của cộng sản chỉ là vỏ không có nội dung vì “hiến pháp” cũng đã giả tạo, do một đảng đưa ra. Cho dù có định nghĩa cũng vô dụng vì chẳng có ai áp dụng, kể cả tòa án, luật. Là chế độ công an trị nên dù tòa án, luật sự can thiệp mà công an làm ngược lại thì nạn nhân sẽ kêu cứu ai? Vì không có báo chí, thông tin minh bạch nên toàn dân ở trong bóng tối. Giới truyền thông của nhà nước chỉ là bộ máy tuyên truyền. Khi lãnh đạo từ cấp xã lên tới trung ương cùng là một đảng có quyết tâm bóc lột dân thì dân chủ chỉ là bánh vẽ.
Ngu dân cũng là một trong những chính sách của đảng cộng sản. Ngu nhưng phải Tham và ác. Ngu thì dễ bị xúi dục, không tự chủ. Tham và Ác là hai động cơ duy trì trung thành với đảng vì họ biết “đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”.
Dó đó nền tảng “dân chủ” của cộng sản là từ xảo quyệt, gian dối đi đến lợi dụng người Ngu-Tham-Ác để cai trị.
Hậu quả
Trường hợp của Trung Cộng là muốn tiến lên hàng cường quốc để thực hiện dã tâm bá chủ thế giới: xâm chiếm các nước nhỏ, phá hoại các nước lớn. Từ Đặng Tiểu Bình cho đến Tập Cận Bình, Trung Cộng gia tăng tiềm lực kinh tế và quân sự không phải cho dân mà sửa soạn cho chiến tranh (nóng: Đài Loan; và lạnh: Việt Nam). Người dân Trung Hoa có thể hãnh diện vì đất nước phát triển, tổ chức Thế Vận Hội… nhưng khi giới lãnh đạo đi vào chiến tranh thì người dân sẽ bị hy sinh như những con vật như trường hợp Nga xâm chiếm Ukraine.
Trường hợp Việt Nam là không có lãnh đạo, Hồ Chí Minh cố gắng đi dây giữa Nga-Hoa trong cuộc Nam-Bắc nhưng sau đó thì cộng sản rơi vào bẫy của Trung Cộng. Vì Trung Cộng đã có dã tâm chiếm VN từ thời quân chủ, cuộc chiến 1978 đã khiến Trung Cộng đổi chiến thuật, dùng chính trị, văn hóa, kinh tế lũng đoạn cộng sản Việt Nam hơn là quân sự.
Dân Chủ và Độc Tài (P2)
Trần Công Lân
Tháng 2 năm 2023 (Việt lịch 4902)

 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s