Bạn thân
Câu chuyện người đánh tennis xếp hạng thứ hai, cô Naomi Osaka phải tự động rút lui trong cuộc thi đua ở giải tennis tại Pháp cho chúng ta bài học gì?
Trước khi cuộc đua bắt đầu, cô Osaka đã thông báo với ban tổ chức tennis ở Pháp là cô không thể nói chuyện với giới truyền thông vì có thể ảnh hưởng đến tâm lý của cô. Cô sẵn sàng trả tiền phạt theo luật chơi đưa ra của ban tổ chức và cô hy vọng tiền phạt đó chuyển sang cho tổ chức giúp những người bị bệnh tâm lý như cô.
Thay vì thông cảm và chấp nhận yêu cầu của cô Osaka, trưởng ban tổ chức tennis ở Pháp kêu gọi ban tổ chức tennis ở Mỹ, Anh và Úc loại bỏ cô ta ra khỏi cuộc tranh đua ở tương lai vì cô không chịu tuân thủ theo luật chơi của ban tổ chức đưa ra. Mà luật chơi của ban tổ chức đưa ra là gì? Các lực sĩ phải tham dự buổi nói chuyện với truyền thông. Nhưng nếu không tham dự vì lý do nào đó thì sẽ phải bị phạt. Đây là luật rất công bằng, không có gì bàn cãi. Cái đáng bàn cãi ở đây là ban tổ chức muốn loại bỏ những người như cô Osaka, người có bệnh tâm lý không thể đứng trước những ống kính của giới báo chí. Và khi người lãnh đạo ban tổ chức ở Pháp kêu gọi ba quốc gia còn lại loại bỏ cô này ra khỏi cuộc tranh tài ở tương lai thì đã vi phạm quyền được tham dự cuộc tranh đua dành cho người bị bệnh tâm lý. Chưa kể đây là một hình thức độc tài, cả vú lấp miệng em.
Trước sức ép từ ban tổ chức, cô Osaka đã tự động rút lui ra khỏi cuộc tranh đua này. Đây là một hành động tự chủ của cô gái 23 tuổi, không muốn bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào bắt mình làm chuyện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe về mặt tâm lý của mình.
Hành động rút lui ra khỏi cuộc tranh đua của cô Osaka cho thấy bốn tổ chức tranh tài ở Pháp, Anh, Úc, và Mỹ xem thường những người tham dự cuộc tranh tài mà không lắng nghe những khó khăn, đặc biệt về tâm lý mà họ gặp phải để cố gắng giúp họ vượt qua những tâm lý này nếu có thể. Theo sự nhận định của một số người biết luật thì hành động loại bỏ người tham dự ra cuộc tranh tài chỉ bởi vì bệnh tâm lý mà cô Osaka là thí dụ điển hình — là vi phạm luật của cả bốn quốc gia nói bên trên.
Hành động rút ra khỏi cuộc tranh đua của cô Osaka tạo ra cuộc thảo luận và quần chúng lên án thái độ hăm dọa của bốn tổ chức tennis tại bốn quốc gia này. Sau khi nghe những lời nói từ số đông, bốn tổ chức này lên tiếng là sẽ làm việc với cô Osaka để đáp ứng với căn bệnh tâm lý của cô. Tuy nhiên sự kiện đã quá trễ, cô Osaka đã rút lui trong cuộc tranh đua ở Pháp chỉ bởi vì quyết định độc tài, không quan tâm về người tranh đua của ban tổ chức ở Pháp.
Mỗi tổ chức đều phải có luật để mọi người dựa vào đó điều hành và tạo ra sức mạnh của tổ chức. Tuy nhiên luật của tổ chức không thể nào đi ngược lại những cơ bản của Con Người mà trong trường hợp của cô Osaka là thí dụ điển hình. Cô hiểu được luật chơi và chấp nhận đóng tiền phạt bởi cô không thể nào tham dự cuộc nói chuyện với giới truyền thông. Tuy nhiên tổ chức tennis ở Pháp đi xa hơn giới hạn của luật chơi và vi phạm luật cơ bản của Con Người — là loại bỏ người tranh tài ra khỏi cuộc chơi chỉ bởi vì cô không thực hiện theo yêu cầu của ban tổ chức mà yêu cầu này hoàn toàn không dính dáng gì đến khả năng tranh tài của cô ta.
Trần Thị Lan Anh
Tháng 5 năm 2021 (Việt lịch 4900)