Nhân Của Hậu (P2)

Nhân của từ

Câu chuyện nhân của từ khi trao tặng và hiến dâng những gì mình có để cứu nạn nhân ra khỏi hoạn nạn, đâu chỉ là câu chuyện hy sinh, nó chính là sự thông minh có ít nhất là bốn nội dung sâu xa trong nhân kiếp. Thứ nhất, nhân từ cho những gì mình có vì không cho thì trước sau gì cũng hết, cũng cạn, cũng mất khi phải chết. Thứ nhì, nhân từ nhưng không mất mà còn được nhiều thứ khác còn cao quý hơn của cải, tiền bạc. Thứ ba là tiền bạc, của cải, vật chất không tạo nên hạnh phúc, nhưng khi biết trao, tặng, cho thì nó có thể tạo được hạnh phúc cho người nhận lẫn kẻ cho. Thứ tư, nhân từ là tặng những gì ta có, có thể làm tiền bạc, của cải, vật chất vơi đi, nhưng kẻ cho đang đong đầy nhân từ trong đời sống xã hội, để quan hệ xã hội được đầy bằng nhân tâm, để sinh hoạt xã hội được đầy bằng nhân đạo. Nhân của từ còn nói rõ một chuyện của nhân thế, nơi mà nhân gian mà một cuốn sách dày, nhưng kẻ vụ lợi để tư lợi thì chỉ đọc có một trang, đó là trang vị kỷ. Còn những người có nhân từ, đầy nhân tâm để bền nhân tính, thì họ đọc chương đầu là: Miếng khi đói bằng gói khi no. Họ đọc chương hai là: Bầu ơi thương lấy bí cùng, rồi họ thong dong qua chương ba là: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, họ thư thả qua chương tiếp theo: Thương người như thể thương thân… Họ đọc cho tới hết về: Đồng cam cộng khổ với tha nhân, cho tới chương kết để hiểu thế nào là: Đồng hội đồng thuyền trong chia ngọt sẻ bùi với đồng bào, với đồng loại. Thảm họa của ĐCSVN, từ lãnh tụ thủa nào tới lãnh đạo thời nay, họ không viết được một văn bản nào về nhân từ, họ không đọc hay đọc ẩu nên không hiểu nhân từ chính là từ bi, có trong phật giáo, và nhiều tôn giáo khác. Thảm họa của ĐCSVN làm nên thảm nạn cho dân tộc, và giống nòi, chẳng hạn như mùa đại dịch cúm Tàu hè 2021 này, họ giành thuốc chích ngừa tốt nhất là Pfizer của Hoa Kỳ mà họ vẫn xem như tử thù, là «tư bản đang giãy chết». Còn thuốc chích ngừa tệ lậu nhất là Sinopharm của Tàu, mà họ xem như «bạn vàng», «bạn tốt», «vừa là đồng chí, vừa là anh em», thì họ lại đẩy cho đám dân lành, dân hiền, dân đen. Câu chuyện nhân của từ luôn ngược chiều với hành vi bất nhân thất đức, luôn nghịch hướng với hành động ai chết mặc ai, tiền thầy bỏ túi. Nơi mà hoạn kịch của ĐCSVN chính là không gian: thiêu nhân từ, hủy nhân tâm, xóa nhân đạo, dẹp nhân nghĩa, bứng nhân đạo, nên họ không bao giờ có được nhân phẩm. Sống không nhân từ, thì chết sẽ không có nhân hậu, tức là vô hậu từ nhân đức tới nhân giáo.

Nhân của quyền

Nhân của quyền là nhân quyền có cội rễ của tự do, không có tự do trong một quốc gia, một dân tộc, thì sẽ không là công dân mà chỉ là nạn nhân, của quyền lực, mà quyền lực thường có bạo quyền của công an trị đi cùng với tà quyền của tham nhũng trị. Vẫn chưa dứt, nạn nhân này còn là nạn nhân của quỷ quyền tuyên truyền trịma quyền của ngu dân trị, nơi mà tự do cá nhân, tự do dân tộc sẽ bị truy cùng diệt tận. Những ai cổ súy cho nhân quyền mà cùng lúc không cổ vũ cho tự do, thì kẻ đó rất đáng ngờ, và ta đừng gửi niềm tin vào loại người này. Nhân quyền không rời ba giá trị của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) trong văn minh của dân chủ, nơi mà giá trị đầu tiên, tiên khởi cho mọi lý luận vẫn là: tự do. Chính tự do này là khởi điểm cho nhân kiếp ngay trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền: con người sinh ra trong bình đẳng, nơi mà công bằng sẽ bảo vệ tự do, để tự do được giáo dục và giáo dưỡng cùng bác ái. Nơi đây, tự do của mỗi công dân và tự do của tha nhân có cùng một nhân lộ của công bằng được bảo vệ bởi công lý. Tự do là một loại kho báu được dân chủ biến thành một tài sản vô giá; vô giá vì khi một công dân có tự do, thì công dân này sẽ có nhiều chân trời, nhiều tương lai, nhiều dự phóng, nhiều hoài bão, nhiều đóng góp cho đồng bào và đồng loại. Khi tự do được đặt vào nhân lộ của đa chiều, đa hướng, đa diện dựa trên đa tài, đa tri, đa trí, đa năng, đa hiệu của mỗi công dân, thì tự do sẽ mở cửa để đón đa nguyên, để đa nguyên sẽ cùng tự do mà bảo vệ cho nhân quyền. Khi các lý luận, các lập luận, các giải luận trên được hiểu đúng, thì hiện nay trong chế độ độc đảng toàn trị dựa vào bạo quyền công an trị, thì không một người Việt nào có tự do, không một người Việt nào thực sự là công dân, không một người Việt nào hiện nay thực sự có nhân quyền trong loại chế độc này. Chính bọn đầu đảng, đầu sỏ, đầu sòng, đầu nậu của ĐCSVN biết rõ hơn ai hết kho tàn vô giá của tự do: trên thượng nguồn của tự do là tự do tư duy, tự do tư tưởng, tại trung nguồn là tự do ngôn luận, tự do hành động, và hạ nguồn là tự do dấn thân, tự do đấu tranh…. Khi tất cả các tự do này được hội tụ lại thì hùng lực của nó làm nên thực lực dân tộc, thì không một bạo quyền, một tà quyền, một quỷ quyền, một ma quyền nào đứng vững được. Nhân của quyền là nhân của tự do trong đấu tranh vì nhân quyền, tại đây tự do chặt xiềng để tự giải phóng mình mà cũng để củng cố tự do của tha nhân, nơi đây ta và tha nhân sẽ chung sống không xiềng, không xích, không ngục, không tù… nơi mà nhân quyền và tự do chỉ là một. 

Nhân của phẩm

Phải có nhân quyền để bảo vệ cho bằng được nhân phẩm, mà nhân của phẩm là một phẩm giá-vô giá của văn minh dân chủ (đa nguyên, công lý, nhân quyền) song hành cùng văn hiến công hòa (tự do, công bằng, bác ái). Chính nhân của phẩm đã hiểu công bằng và công lý, đã thấu nhân quyền trong bác ái, nên nhân của phẩm sẽ tận dụng tự do để sáng tạo, mà sáng tạo là để tự giải phóng mình ra khỏi bạo quyền công an trị, tà quyền tham nhũng trị, quỷ quyền truyền truyền trị, ma quyền ngu dân trị…

Tận dụng tự do để sáng tạo cũng là để khai thị đồng loại, làm sáng mắt đồng bào, đưa tha nhân thoát khỏi tục lụy của nô lệ, tục kiếp của nô bộc, nơi mà nhân của phẩm là tự do của nhân quyền, là bước đi quyết liệt để chấm dứt sự ngu dốt trong nô lệ, sự dại dột trong nô bộc. Chính nhân của phẩm là tự do vì nhân quyền sẽ là bước đi quyết định ngay trên nhân lộ của mỗi nhân kiếp, vì nếu tự do của nhân quyền không bảo vệ được nhân phẩm thì nhân kiếp sẽ ngả, nghiêng, rơi, rụng vào súc kiếp. Một súc kiếp của nạn nhân thường trực mạnh được yếu thua; của nạn nhân thường xuyên cá lớn nuốt cá bé, của nạn nhân thường nhật ai chết mặc ai, tiền thầy bỏ túi.

Không có nhân phẩm trọn vẹn, nếu không có nhân quyền tới từ tự do xây dựng đồ hình cá nhân (thành tựu học đường-thành công nghề nghiệp-thành quả kinh tế-thành đạt xã hội) song hành cùng đồ hình đồng bào (phát triển đất nước-tiến bộ xã hội-văn minh dân tộc). Sức hội tụ của đồ hình cá nhânđồ hình đồng bào sẽ tạo ra đổ hình đồng loại, với mong cầu là nhân loại được trong ấm ngoài êm. Hãy khẳng lại lần nữa là lịch sử của nhân loại là lịch sử đi tìm tự do, không chỉ cho một cá nhân, một gia cấp, một thành phần mà là nhân lộ của tự do biết chấm dứt mọi bạo quyền để lập lại nhân quyền trên nền tảng của nhân phẩm. Hãy xác chứng lại lần nữa là lịch sử của nhân loại là lịch sử đi tìm tự do để tạo hạnh phúc, và khi có hạnh phúc rồi thì được quyền có thêm tự do, để tự do giúp nhân quyền được vững để bền, được dài để lâu. Hãy tâm sự thêm với nhau là nhân phẩm cất giữa trong nội chất của nó hai loại bí mật: bí mật thứ nhất là tự do (biết tự tin vì biết tự trọng), bí mật thứ nhì là nhân quyền (biết quyền lực của nhân) không trục lợi vì tư lợi, mà để vận dụng nhân của quyền để chế tác ra nhân của phẩm.

Nhân của nghĩa

Nhân nghĩa là con đường dài chấp nhận mọi thử thách của thời gian: «Đường dài ngựa chạy biệt tăm/ Người thương có nghĩa mấy năm cũng chờ», cam nhận luôn nổi trôi của không gian: «Sông dài cá lội biệt tăm/ Người thương có nghĩa mấy năm cũng chờ». Nhưng hãy đi sâu vào của câu chuyện nhân của nghĩa, đâu chỉ là câu chuyện khoanh tay, bó gối ngồi chờ trong thụ động, để bị chết rũ trong mòn mỏi. Ngược lại nhân của nghĩa là hành vi biết bế nhân đạo, là hành động biết bồng nhân tâm, là hành tác biết cõng nhân phẩm. Câu chuyện nhân của nghĩa là câu chuyện của một con đường dài, có khi nó dài cả một nhân kiếp, và con đường này chỉ có được đối với những kẻ có những bước chân của nghĩa tình-nghĩa khí-nghĩa sinh-nghĩa tử. Chính những bước đường của nhân nghĩa làm nên con đường của nghĩa nhân, chính những bước đi của nhân của nghĩa làm nên lộ trình của nhân nghĩa. Câu chuyện nhân của nghĩa mang thực chất tích cực, không hề thụ động, vì nó bước trên con đường của những ai có lẽ phải, dù lẽ phải có bị phản bội một cách ngấm ngầm bởi người mà ta đã trao trọn niềm tin: «Trong khi chắp cánh liền cành/ Mà lòng rẻ rúng đã giành một bên» (Nguyễn Du, Truyện Kiều).

Nhân của nghĩa xa lạ với bội phản, xua cái rẻ rúng của những toan tính vụ lợi, nên nhân của nghĩa biết rất rõ lý lịch cá nhân của kẻ toan tính bội phản, rành luôn chân dung xã hội của bọn có tính toán để lừa lọc. Vì bản lai diện mạo của đám này, đã được nhân của nghĩa mô thức hóa ngay trên thượng nguồn: «Nắng ba năm ta không bỏ bạn, mưa một ngày bạn đã bỏ ta». Đám này là ai vậy trong lịch sử cận đại? Đó là đám đầu đảng, đầu sỏ, đầu sòng, đầu nậu trong ĐCSVN, lợi dụng tiền tài của các doanh nhân yêu nước thời còn là «Việt Minh» để khi cướp được chính quyền, thì mang các doanh nhân yêu nước ra hành quyết trong cải cách ruộng đất 1956-1958, sau khi buộc tội họ là địa chủ bóc lột nông dân. Câu chuyện nhân của nghĩa trước hết là tính chủ động trong dấn thân để đặt những bước chân chủ động của mình để đi trên một nhân đạo đúng, có nhân ái bền, có nhân tâm vững, có nhân từ dài, để tạo nhân cách mà giữ nhân phẩm.nhân nghĩa là một tình cảm của dấn thân, đi trên lưng những toán tính thấp hèn, trên vai những vụ lợi nhỏ nhoi, trên đầu mọi rẽ rúng của phản bội. Và nếu kẻ phản bội còn có nhân giáo thì phải biết cúi đầu xin tha để xin xóa đi từ lỗi tới tội, để nhân nghĩa tha và xóa bằng: «xí xóa chín bỏ làm mười», hai tiềm lực của nhân nghĩa là: vị tha của nhân tâm và khoan hồng của nhân từ.

Nhân của hậu

Một nhân kiếp sẽ trở nên khốn kiếp, nếu ăn ở bất nhân với đồng loại, thất đức với đồng bào, đừng tưởng chết đi với mồ yên mả đẹp mà hết chuyện với thế thái nhân tình. Không đâu!  Vì «ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ», nên «chết không là hết», nên «nghĩa tử không là nghĩa tận». Vì cái ác của bạo quyền công an trị, cái thâm của cuồng quyền thanh trừng trị, cái hiểm của cực quyền độc đảng trị, cái độc của tà quyền ngu dân trị, giờ đã vào lịch sử. Mà lịch sử vận dụng sử học dựa trên sử kiện để lập sử liệu, lấy ký ức trực diện chống cái quên, sử học xác chứng rằng «chết không là hết». Vì khi còn sống thì những cái thâm, độc, ác, hiểm đã tạo ra bao cái xấu, tồi, tục, dở, cùng lúc nó giết đi những cái hay, đẹp, tốt, lành, nó diệt luôn những cái cao, sâu, xa, rộng của giáo lý Việt, thì làm sao mà quên được! Phải nhớ cho tới nơi tới chốn, vì các thế hệ tương lai, vì mai hậu của giống nòi Việt. Câu chuyện nhân của hậu, không hề trừu tượng trong lý thuyết, không hề mơ hồ trong lý luận, nó là nguyện luận sống để có hậu, sống để chống cái vô hậu. Vì cái vô hậu là cái bất nhân thất đức, có hành vi ăn gian nói dối, có hành động truy cùng diệt tận, có hành tác mưu hèn kế bẩn. Cái vô hậu đi tới đâu là nó phá, hủy, diệt, giết, thì làm sao nó có hậu được, mà ăn ở có hậu, tức là ở người ta thương, đi người ta nhớ, ngược lại với cái vô hậu, không có tình người thì làm sao có tình thương, không có tình đồng loại, nghĩa đồng bào thì làm sao có hậu được. Câu chuyện nhân của hậu, còn có một nội dung sâu xa với một nội chất cao rộng, vì nhân loại chỉ muốn tái sinh sản những cái hay, đẹp, tốt, lành; vì nhân sinh chỉ muốn tái sản xuất những cái những cái cao, sâu, xa, rộng. Cụ thể là giáo lý Việt đã chỉ bảo cho con cái rằng:  «Cha mẹ hiền để đức cho con», cụ thể hơn là giáo huấn Việt dạy dỗ cho con cháu rằng: «Giống rồng lại đẻ ra rồng», vì Việt tộc có gốc của con rồng cháu tiên. Không người Việt nào muốn làm «Liêu điêu là đẻ ra giòng liêu điêu», chỉ có cái ác của bạo quyền công an trị, cái thâm của cuồng quyền thanh trừng trị, cái hiểm của cực quyền độc đảng trị, cái độc của tà quyền ngu dân trị, mới muốn làm liêu điêu để vụ lợi vì quyền lợi, trục lợi vì tư lợi. Cái vô hậu toan tính của nó, đã loại dân tộc, đã khử cộng đồng, đã trừ tập thể, đã triệt giáo lý của tổ tiên thì làm sao nó có hậu được. Sự thông minh có hậu biết nhìn xa, sự thông thái có hậu biết trông rộng, nên sự thông minh cùng sự thông thái này đã trên đầu và sẽ vượt thắng cái vô hậu để tiếp nhận nhân của hậu trong tương lai.

Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học * Tiến sĩ quốc gia trường gia Cao học khoa học xã hội Paris * Tiến sĩ xã hội học Đại học Nice-Sophia Antipolis * Giám đốc Ban Cao học châu Á * Giám đốc biên tập Anthropol-Asie * Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa. Paris * Cố vấn thẩm định giáo dục và nghiên cứu đại học Bourgone-Franche-Comté * Biên tập viên tập chí Hommes&Migrations * Thành viên Hội đồng khoa học bảo tàng lịch sử nhập cư * Thành viên Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á * Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s