Bạn thân
Hôm nay chúng ta tìm hiểu lịch sử kinh đào Panama và rút ra kinh nghiệm để người Việt học hỏi đừng ngoại vọng ở tương lai.
Kinh đào Panama mục đích là mở đường tắt từ bờ biển Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Kinh đào này so với kinh đào Suez ở Ai Cập thì ngắn hơn. Kinh đào Panama dài 51 miles (82 cây số) trong khi đó kinh đào Suez dài 120 miles (193 cây số). Kinh đào Panama khởi đầu dự án xây dựng là từ nước Pháp vào năm 1881 và phải bỏ cuộc vào năm 1889. Mặc dù người Pháp đã thành công trong việc đào kinh Suez nhưng lại thất bại ở Panama vì số người chết do bệnh sốt rét, ỉa chảy, không đủ kỹ sư có khả năng để giải quyết khó khăn trong việc đào kinh ở Panama; và từ đó chính quyền Pháp ngưng tiền cho dự án để dự án phải bị chết sau khi tốn 287 triệu và trên 20 ngàn người chết.
Năm 1902, Mỹ mua lại dự án của kinh đào Panama từ Pháp với giá là 40 triệu. Đồng thời Mỹ ký kiệp ước với chính quyền Colombia (lúc đó chưa có đất nước Panama) đồng ý trả cho đất nước này 10 triệu mỗi năm để được quyền dùng đất trong việc đào kinh và quản trị kinh Panama. Hiệp ước được Thượng Viện Mỹ chấp nhận nhưng Thượng Viện ở Colombia không chấp nhận. Dự tính của Mỹ coi như không thành bởi không có sự đồng ý của chính quyền Colombia. Cũng trong khoảng thời gian đó, dân Panama đòi độc lập từ Colombia. Thế là Mỹ thay đổi chiến thuật bằng cách ủng hộ sự đòi độc lập của Panama ra khỏi Colombia. Mỹ gửi chiến hạm đến biển để ngăn chận sự dy chuyển quân của Colombia chống lại dân Panama đòi độc lập vào ngày 2 tháng 11 năm 1903. Với sự hậu thuẫn của Mỹ, Panama tuyên bố độc lập vào ngày hôm sau, tức ngày 3 tháng 11 năm 1903. Mỹ vội vàng công nhận nền độc lập của Panama và ký hiệp ước với Panama trong việc triển khai kinh đào này. Sự việc xảy ra quá nhanh cho nên quân đội Mỹ đã vào vùng của dân Panama và chính quyền Colombia không làm gì được. Hiệp ước giữa Mỹ và Panama là sẽ trả Panama 10 triệu khi hiệp ước được thông qua và sau 9 năm, mỗi năm Mỹ sẽ trả 250 ngàn.
Từ năm 1904 đến 1914, dự án kinh đào Panama do Mỹ thực hiện và chi phí cho dự án này mà Mỹ phải bỏ vào là 375 triệu. Số người chết trong lúc xây dựng từ công ty Mỹ trên 5 ngàn người. Năm 1977 Mỹ ký hiệp ước với Panama là sẽ giao lại quyền quản trị cho dân Panama với điều kiện là kinh đào được sử dụng không bị áp lực từ bất cứ phía nào bởi đây là tuyến đường hàng hải quan trọng. Từ hiệp ước đó dẫn đến sự quản trị kinh đào này do người dân Panama thực hiện vào cuối năm 1999. Giá tiền đi qua kinh đào Panama này tùy theo tàu với trọng lượng và khách hàng. Tàu cruise ship mà đi qua kinh đào Panama thì tốn khoảng nửa triệu trở lên tùy theo là đi vào kinh đào cũ hay kinh đào mới triển khai dành cho tàu lớn hơn.
Khác với kinh đào Suez là kinh đào Panama dùng hệ thống clocking vì mức nước ở hồ nhân tạo cao hơn mức nước ở hai vùng biển, cho nên thay vì đào hồ nhân tạo sâu hơn và tốn nhiều công sức, chưa kể nếu đụng vào đá bên dưới thì không thể đào nữa. Hệ thống clocking là đưa tàu vào một khung nước, sau đó sẽ nâng nước lên từng đoạn một để tàu vào hồ nhân tạo. Khi đã vào hồ nhân tạo thì phải qua một clocking khác để hạ mức nước xuống trước khi tàu vào mức nước của biển bên kia. Kinh đào Suez bên Ai Cập đi không đi qua vùng đồi núi cho nên đào dễ và không cần sử dụng hệ thống clocking.
Qua sự kiện lịch sử của kinh đào Panama chúng ta thấy rằng người Mỹ làm việc vì quyền lợi của quốc gia Mỹ. Vì muốn khai thác kinh đào này mà Mỹ sẵn sàng ủng hộ dân tộc Panama để giành lại độc lập và từ đó cho phép Mỹ khai thác kinh đào này ở quá khứ. Nhìn về lịch sử thì Mỹ cũng đã từng làm chuyện bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa hay dân tộc Kurd. Kinh nghiệm lịch sử rành rành ra đó thế mà số đông người Việt mong chờ Mỹ (qua ông Trump) đánh Tàu sụp để từ đó csvn sụp. Đây là mơ tưởng điên cuồng bởi tinh thần ngoại vọng, nô lệ trong tư tưởng của người Việt đang ở cao điểm dưới thời đại của Trump. Chưa kể Trump là một tay nói dối chuyên nghiệp mà lại tin tưởng một tay gian dối thì phải nói rằng, người Việt ủng hộ Trump đang bị tẩu hỏa nhập ma mà họ không hề biết. Buồn thay cho Việt tộc hôm nay.
Trần Thị Lan Anh
Tháng 3 năm 2021 (Việt lịch 4900)