Não Luận 10 (P1)

Chuyển biến não bộ, chuyển hóa não trạng

Tạo não bộ chủ tri, xóa não trạng bị trị

TƯƠNG LAI LUẬN VỊ VIỆT TỘC

Tương lai học của khoa học luận dự phóng

Một tương lai học biết nhìn xa trông rộng qua những chứng từ của hiện tại để chuẩn đoán chỉnh lý cho mai sau bằng xác chứng của khoa học luận dự phóng không giới hạn trong lãnh thổ một quốc gia, mà có tầm nhìn toàn cầu, với tầm vóc của các chính sách là cứu cho bằng được trái đất là nơi độc nhất hiện nay trong vũ trụ mà con người đã sống, biết sống và quen sống:

– Từ đây, tầm cỡ của tương lai học song hành cùng tầm nhìn toàn cầu của cả nhân loại đang chịu sự biến đổi hệ sinh thái của trái đất, từ môi trường tới môi sinh, từ nguồn nước tới không khí, với sự tăng vọt không ngừng nghỉ của than khí CO2, tạo biến đổi khí hậu trực tiếp đe dọa sự sống của nhân loại.

– Khi nghiên cứu về trái đất, thực sự ta chỉ nghiên cứu về mặt đất, là một lớp rất mỏng của quả địa cầu, nơi tập trung mọi sự sống, các sinh vật cùng con người đã sống và sẽ sống. Còn bề dầy của trái đất cũng như trung tâm của nó, thì sự sống không có mặt, và con người cũng sẽ không sống được. Và chính lớp mỏng của quả địa cầu là nơi tập trung mọi sự sống hiện đang: «có phản ứng không chấp nhận con người đã đối xử với nó bằng ô nhiễm», «có phản xạ không cam chịu cách tàn phá thiên nhiên của con người với nó».

– Khi đặt vấn đề «có phản ứng không chấp nhận», «có phản xạ không cam chịu», thì các nhà khoa học, từ địa chất học tới khoa khí tượng học, từ sinh học tới môi trường học đã phải công nhận trái đất này là: một sinh thể! Có sự sống, nên có phản xạ, có phản ứng với các tác nhân là con người đang sống nhờ nó. Và có các nhà khoa học đã tới kết luận là trái đất đã «nổi dậy chống con người» qua thiên tai, bão lụt, cháy rừng… Đây là một định đề mới cho nhân sinh, và các lãnh đạo chính trị có lương tri trong chính sách bảo vệ môi trường, có lương tâm quyết sách bảo trì môi sinh, không thể không hợp tác với các chuyên ngành đang nghiên cứu những biến đổi của trái đất. Những biến đổi của trái đất tạo chuyển hóa não bộ của các lãnh đạo chính trị yêu dân chủ thì phải bảo vệ môi trường, trọng nhân quyền thì phải bảo trì môi sinh.

– Khi Galilée đưa khám phá vào thiên văn học, với khẳng định là: trái đất tròn chớ không phẳng, trái đất xoay quanh mặt trời, trái đất chỉ là một hành tinh trong một vũ trụ bao la, Galilée đã đưa tương lai luận nhập nội vào tương lai học. Chân lý khoa học này đã gặp bao chướng ngại từ giáo hội thủ cựu tới chính quyền cực đoan, chính chân lý «trái đất tròn» này đã là chuyện long trời lở đất cho những kẻ có não bộ xơ cứng, những ai thời đó có não trạng thô sơ. Và chân lý khoa học này đã thắng toàn bộ, trên ba khu vực kiến thức rộng lớn của nhân tri, vì nó đã làm thay đổi cùng lúc bộ ba: nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan. Một chính quyền quý văn minh của dân chủ, trọng văn hiến của nhân quyền là một chính quyền có nội công, bản lĩnh và tầm vóc thay đổi đúng lúc nhân sinh quan, thế giới quan và vũ trụ quan. Đây là quá trình chuyển biến não bộ, chuyển hóa não trạng toàn bộ và thực tiễn nhất.

– Khi hiện nay thì chúng ta cũng đang đứng trước quá trình thay đổi cùng lúc bộ ba: nhân sinh quan, thế giới quan và vũ trụ quan, trước các biến đổi tác động không những lên trái đất mà cả sức sinh tồn của nhân loại với: vận tốc kinh khủng cùng khối lượng kinh hoàng về CO2 đang thải ngay trong không khí cùng nhiều ô nhiễm từ nguồn nước tới thiên nhiên. Nếu Galilée đã tạo ra quá trình chuyển biến não bộ, chuyển hóa não trạng bằng chân lý khoa học tới từ thiên văn học, thì hiện nay chân lý khoa học của địa chất học, môi trường sinh thái và sinh học đã báo động cho chúng ta là đang đứng trên bờ vực thẳm, vì chính con người đang diệt trái đất cũng như đang hủy chính sinh tồn của mình. Một chính quyền quý văn minh của dân chủ, trọng văn hiến của nhân quyền là một chính quyền có các quốc sách bảo vệ cho bằng được thiên nhiên, môi trường, môi sinh. Chính quyền đó không bó tay sau bao năm bạo quyền độc đảng toàn trị đã biến quê hương gấm vóc của tổ tiên Việt thành một bãi rác cho công nghệ bẩn của Tàu họa. Một chính quyền không bó tay không bỏ cuộc, mà luôn hợp tác thường trực và sát sao với các quốc gia văn minh và tiến bộ để cùng nhau bảo vệ trái đất này.

– Một chính quyền quý văn minh của dân chủ, trọng văn hiến của nhân quyền nhập nội vào tri thức của tương lai luận, rồi hội nhập vào nhận thức của tương lai học là mọi sinh vật, từ động vật tới thực vật, từ các sinh vật nhỏ bé nhất tới các sinh vật to lớn đang cùng chung sống với con người, đều đang và sẽ «đồng hội đồng thuyền» với con người. Cụ thể là chia ngọt sẻ bùi rồi đồng cam cộng khổ với nhau để nhận ra chân lý là tất cả sự sống đều có chung một giòng sinh mệnh. Nơi mà con người phải là chủ thể để cứu sống mọi sinh vật bằng hệ thức của nhân tri: kiến thức đúng, tri thức rộng, ý thức xa, nhận thức vững. Như vậy, một chính quyền quý văn minh của dân chủ, trọng văn hiến của nhân quyền là một chủ thể quốc gia, có quốc sách từ quản lý môi trường để bảo trì môi sinh, lại có giáo dục nhân trí song hành cùng luật pháp nghiêm minh trong nhân sinh. Cùng lúc phải là một chủ thể quốc tế, nhận ra đồng minh của mình là những chính quyền quý thiên nhiên, yêu môi trường, trọng môi sinh để có liên minh vững, bền, trên nhân lộ biết cứu vãng nhân sinh như biết cứu độ muôn loài

Anthropocène chính là phạm trù tri thức để tạo ra một nhận thức sống còn, đây là lần đầu tiên của một quá trình mà chính con người qua sinh hoạt của mình, đã khai phá vô tội vạ thiên nhiên, vơ vét môi trường, nạo càng môi sinh, để chính trái đất bị thay đổi từ khí hậu tới các sinh vật bị sát phạt tới diệt chủng. Anthropocène còn đi xa hơn nữa trong luận định cho tương lai học, nơi mà con người đã tác động trực tiếp và làm thay đổi từ nội chất đến tuổi thọ của trái đất này. Anthropocène còn đưa các luận định rộng và cao hơn nữa khi nghiên cứu trái đất như một sinh thể sống, và chính sinh thể này được cấu trúc trong phức hợp và có phản ứng chống đối cùng phản xạ đối kháng với con người, nếu con người cạn tàu ráo máng với môi trường, nếu con người ăn ở không có hậu với môi sinh.

– Sẽ không một chính quyền nào yêu đa nguyên, quý dân chủ, trọng nhân quyền mà không chú tâm để chú trọng vào các thông báo, các báo động của khoa học về sự biến đổi của trái đất ngày càng rất xấu từ môi trường bị hủy diệt tới môi sinh đang cạn kiệt. Liên minh giữa chính trị và khoa học phải là một hợp tác vừa chặc chẽ, vừa thường xuyên, xa hơn nữa phải vừa khắng khít trong chính sách chữa trị ô nhiễm, vừa sát sao trong các quyết sách quốc tế dài hạn. Chặc chẽ, thường xuyên, khắng khít, sát sao không còn là những tĩnh từ, mà đã thành nhân kiếp, đồng hội đồng thuyền giữa chính trị và khoa học, nếu hai giới này còn lương tri, còn liêm sỉ, còn đạo đức. Chính tương lai luận đưa lên các định đề để hai giới này so sánh mà biết đường đi nước bước trong những ngày, tháng, năm tới. Cụ thể là hai cuộc thế chiến trong thế kỷ XX gây bao thảm họa cho nhân loại nhưng hậu quả của nó rất hạn chế, chủ yếu khung trong Âu Châu và một phần châu Á Thái Bình Dương. Ngược lại, hiện nay với tổng lượng CO2 mà con người đang gây ra cho trái đất này, thì cả trái đất lẫn nhân loại đều bị đe dọa bởi cửa tử. Biến đổi khí hậu đã song hành cùng bao thiên tai về thời tiết, giết hại từ thiên nhiên tới mùa màng, cùng lúc gây ra bao thiên tai trên tất cả các châu lục, thì đây đã là vấn đề toàn cầu, nơi mà hai sinh mạng: trái đất và con người đang thật sự bị đe dọa.

– Ý thức toàn cầu về hai sinh mạng: trái đất và con người, mà sự sống cùng tuổi thọ đã và đang đe dọa, thì chính các định đề dựa vào nghiên cứu định lượng đã được tương lai học đưa ra ánh sáng. Cụ thể là sinh hoạt xây cất, tạo dựng, bối đắp… của con người là đào đất chỗ này để đắp đập chỗ kia, diệt rừng lấy gỗ chỗ này để xây dựng chỗ kia, moi móc tài nguyên, quặng mỏ chỗ này để sử dụng chỗ khác… trong thống kê hằng năm trong thế kỷ XXI này bằng cả một thế kỷ xây cất, tạo dựng, bối đắp của các thế kỷ xưa. Cụ thể hơn nữa là cách sử dụng bừa bãi các bao bọc nhựa phải để nhiều trăm năm mới tự phân hóa được (mà thí dụ chính là Việt Nam hiện nay đã và đang bị chỉ tên là quốc gia tự tàn phá môi trường của mình). Nếu lấy thời điểm nhân loại bắt đầu sử dụng các bao bọc nhựa tới sức tiêu thụ hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, thì thống kê tính theo diện tích là chất nhựa tạo ô nhiễm này đã bọc được cả diện tích của trái đất, nơi mà chính nhân loại đang sống nhờ trên đó. Hãy hình tượng hóa cách sử dụng vô tội vạ các bao bọc nhựa này, để nhận ra tương lai luận của câu chuyện: chính các bao bọc nhựa này là hình ảnh của nhiễm ô đang ngầm diệt nhân sinh, đã trùm phủ rồi bao ngộp chính sự sống của trái đất và con người, mà thủ phạm lại là con người đang diệt trái đất trước, rồi tự diệt nó sau đó.

– Nhận thức toàn cầu về hai sinh mạng: trái đất và con người sẽ đòi hỏi những lý luận trong tương lai học hoàn toàn mới và thậm chí còn ngược chiều với những gì mà nhân loại đã có trong thói quen của mình từ bao thế kỷ qua là tìm mọi cách để liên tục tăng trưởng trong sản xuất, với khối lượng tới ngày càng nhiều. Đã đến lúc các chủ thể lãnh đạo có liêm sỉ vì có lương tri đại diện cho văn minh dân chủ, và văn hiến nhân quyền, biết quý môi trường và trọng môi sinh phải tìm mọi phương pháp rồi biến thành chính sách bảo vệ trái đất và con người. Bằng bước thứ nhất là ngừng, ngăn, chặn mức độ ô nhiễm trầm trọng hiện nay, để đi tiếp bước thứ hai là giảm, bớt, ít lại cường độ nhiễm ô trầm kha trong bao năm qua. Khi đưa lên cân, đo, đong, đếm trước hiểm họa của biến đổi khí hậu lại song hành với ô nhiễm môi trường, thì các chủ thể lãnh đạo quý văn minh dân chủ, trọng văn hiến nhân quyền phải có nhận thức sắc nhọn là: giảm-bớt-ít lại mật độ ô nhiễm là chính sách thông minh trong tỉnh táo, minh triết trong sáng suốt. Và chính sách này phải được quốc tế hóa, vì nó là con đường sống của nhân loại, nó ngược lại não trạng u minh trong vô tri với loại não bộ lúc này cũng toan tính tăng-nhiều-thêm trong sản xuất, trong tiêu thụ.

Não Luận 10 (P2)

Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học * Tiến sĩ quốc gia trường gia Cao học khoa học xã hội Paris * Tiến sĩ xã hội học Đại học Nice-Sophia Antipolis * Giám đốc Ban Cao học châu Á * Giám đốc biên tập Anthropol-Asie * Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa. Paris * Cố vấn thẩm định giáo dục và nghiên cứu đại học Bourgone-Franche-Comté * Biên tập viên tập chí Hommes&Migrations * Thành viên Hội đồng khoa học bảo tàng lịch sử nhập cư * Thành viên Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á * Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s