Não Luận 6 (P1)

Chuyển biến não bộ, chuyển hóa não trạng

Tạo não bộ chủ tri, xóa não trạng bị trị

TƯƠNG LAI LUẬN VỊ VIỆT TỘC

LÊ HỮU KHÓA

ĐA

Đa nguyên vị nhân bản * Đa tri vị nhân trí

Đa dũng vị nhân quyền * Đa luận vì nhân phẩm

***

Đa nguyên vị nhân bản

Khi mong muốn đa nguyên thì mọi người thường nghĩ ngay tới đa đảng, nhưng đa đảng trong hỗn loạn định chế, trong bất an xã hội, thì đa đảng không triệu tập được sung lực của đa nguyên là tổng hợp được: đa tài, đa trí, đa dũng, đa năng, đa hiệu… Và khi xem xét lại các định chế tồn tại được với thời gian trong đa nguyên với kinh nghiệm của các quốc gia có văn minh dân chủ, có văn hiến nhân quyền, thì kinh nghiệm đa đảng chỉ là sự vận hành cụ thể của một đa nguyên bảo đảm được nhân bản (căn bản của nhân lý, nhân tri, nhân tính), luôn được bảo trì từ đạo lý tới luật pháp. Tại đây, đa nguyên nhân bản có:

  • Gốc của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái).
  • Nền của dân chủ (đa nguyên, bình đẳng, nhân quyền).

Từ vốn tri thức này, đa nguyên nhân bản trải qua những kinh nghiệm đã thành kiến thức đa nguyên rất đa dạng trong lịch sử nhân loại các thế kỷ qua:

  • Kinh nghiệm lưỡng đảng của Hoa Kỳ
  • Kinh nghiệm đa đảng của Anh quốc
  • Kinh nghiệm đa đảng của Đức quốc
  • Kinh nghiệm đa đảng của Pháp quốc…

Từ Bắc Mỹ tới Tây Âu, tính đa dạng của đa nguyên mang những đặc thù riêng tới từ văn hóa và giáo dục của mỗi quốc gia, các quốc gia Địa Trung Hải (Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp) sinh hoạt trong đa nguyên bằng đối lập; nhưng các quốc gia Bắc Âu (Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển) có đa nguyên khi thì đối lập, khi thì liên minh, để cùng nhau quản lý đất nước. Tại đây, Đức quốc có truyền thống đa nguyên liên minh, phối hợp, hợp tác giữa các đảng rõ nét hơn Anh, Ý, Pháp… Khi công nhận về sự đa dạng này trong kinh nghiệm dân chủ của nhân loại, từ cổ sử văn minh dân chủ Hy Lạp cũ tới các thể chế đa nguyên đã hiện hình rất khác nhau qua các châu lục. Trong đó kinh nghiệm đa nguyên của các quốc gia láng giềng cùng nôi tam giáo đồng nguyên với Việt Nam: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Sinpapour vẫn là những kinh nghiệm quý báo, vì tính thiết thực và cận kề của nó đối với Việt Nam.

Nhưng thảm trạng của bạo quyền độc đảng toàn trị của ĐCSVN từ thế kỷ XX qua tới thế kỷ XXI của Việt Nam là một trường hợp đặc thù đòi hỏi các chủ thể đấu tranh cho đa nguyên, dân chủ và nhân quyền phải có những phân tích sắc trong chính trị học, nhọn trong luật học và bén trong xã hội học. Tại đây, ta phải nhận ra đa hậu nạn của đa bản chất của bạo quyền độc đảng toàn trị của ĐCSVN, từ đó lập ra một hệ thống đa giải luận để thấy những thử thách lớn đang chờ Việt tộc trên con đường đa nguyên để đi tới văn minh của dân chủ, văn hiến của nhân quyền trước các hậu nạn của:

  • Bạo quyền công an trị
  • Tà quyền tham nhũng trị
  • Ma quyền tham tiền trị
  • Quỷ quyền ngu dân trị
  • Cuồng quyền vô minh trị
  • Cực quyền tuyên truyền trị…

Khi ba chuyên ngành này (chính trị học, luật học, xã hội học) liên minh trong học thuật, nghiên cứu để liên kết trong khảo sát, điều tra với các chuyên ngành khác (sử học, nhân học, tâm lý học…) để hợp tác sâu đậm và chặc chẽ thêm với các chuyên ngành mới xuất hiện như tội phạm học, kinh tế tri thức… những chuyên ngành mới này đã có các đóng góp với các khám phá chủ yếu về các bạo quyền độc đảng toàn trị (Cuba, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam). Khi các chủ thể lãnh đạo đa nguyên bắt đầu tháo gỡ các cấu trúc của bạo quyền độc đảng toàn trị, thì các móc xích của nó sẽ để lộ ra các khuyết tật trầm kha của nó là phản văn minh, ngược văn hiến:

  • Bạo quyền công an trị thì bè phái cùng xã hội đen.
  • Tà quyền tham nhũng trị thì sinh đôi với mua quyền bán chức.
  • Ma quyền tham tiền trị thì có bè cánh là trọc phú sân sau.
  • Quỷ quyền ngu dân trị thì gian trá trị qua mua bằng bán cấp.
  • Cuồng quyền vô minh trị thì song hành cùng vô học trong vô hậu.
  • Cực quyền tuyên truyền trị thì phải ăn gian nối dối.

Đây là bọn âm binh trong định đề của âm giới của sinh hoạt chính trị, cụ thể là chúng sẽ lẩn trốn để luồn lách, tránh đối thoại để né đối luận với xung lực của đa nguyên. Chúng sẽ không trực diện để trực luận mà chúng sẽ tiếp tục phá hoại đa nguyên để diệt dân chủ, để hủy nhân quyền. Vạn sự khởi đầu nan, mọi thay đổi về hướng tiến bộ, về phía văn minh, đều gặp phải các trở lực, trong đó âm binh với ý đồ xấu sẽ khai thác mọi cơ hội để phá hoại dân chủ, quấy nhiễu đa nguyên. Nhưng phải thấy rõ thực chất của chúng:

  • Bạo quyền độc đảng toàn trị của ĐCSVN là sinh hoạt phản chính trị tri thức, tại đây không có chính giới lẫn chính khách, vì chúng không có tri thức chính trị căn bản của hai hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) và hệ đối (đối thoại, đối luận, đối trọng, đối kháng, đối lập). Hai hệ này vừa giúp nhau trong phản biện đa nguyên, vừa tương trợ nhau để xây dựng dân chủ.
  • Bạo quyền độc đảng toàn trị của ĐCSVN không có chính giới với quan hệ chính trị đối lập, với sinh hoạt chính trị đối kháng, với đời sống chính trị có đối thoại, biết vận dụng lý để luận, biết tận dụng luận để phân tích và giải thích, với dữ kiện của khoa học, với chứng từ của pháp lý.
  • Bạo quyền độc đảng toàn trị của ĐCSVN không có chính khách với đối thoại qua kiến thức chính trị để đối luận qua tri thức chính trị, không có chính khách với đối trọng bằng giải luận chính trị để đối kháng bằng diễn luận chính trị.

Lãnh đạo của ĐCSVN vô minh nên có phản xạ của bạo lực với chính dân tộc, vô tri nên có phản ứng với bạo hành với chính xã hội. Lãnh đạo của ĐCSVN còn mang phản xạ tuyên truyền, phản ứng tuyên giáo, mà không tự có một hệ đủ trình độ tri thức để dẫn dắt một lý luận chỉnh lý tới một lập luận hợp lý để kết cuộc đi tới một giải luận toàn lý để thuyết phục đối tác hay đối phương. Các chính khách, các chuyên gia, các lãnh đạo của các đảng phái yêu đa nguyên, quý dân chủ, trọng nhân quyền của phương Tây biết rất rõ là các lãnh đạo của ĐCSVN, không có nội công chính trị của hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) cũng không có luôn bản lĩnh của hệ đối (đối thoại, đối luận, đối trọng, đối kháng, đối lập). Nên các lãnh đạo của ĐCSVN thường tránh họp báo với ký giả quốc tế, và nhất là lẩn trốn các trí thức và chuyên gia trên chính trường quốc tế.

Nhưng phương pháp đa nguyên để đấu tranh chống bọn lãnh đạo bất tài này sẽ ra sao? Đó là quá trình áp dụng hệ liên (liên kết, liên minh, liên hiệp) từ trong ra ngoài, từ quốc nội tới quốc ngoại, trong đó có:

  • Liên kết giữa cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) và dân chủ (đa nguyên, bình đẳng, nhân quyền) với «sân chơi, trò chơi, luật chơi» minh bạch nhất từ hiến pháp tới luật pháp ngay trên đất Việt.
  • Liên minh với các quốc gia yêu đa nguyên, quý dân chủ, trọng nhân quyền trên toàn diện quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa vị đạo lý dân làm chủ từ đề nghị tới thảo luận, từ quyết định tới hành động.
  • Liên hiệp với các quốc gia yêu đa nguyên, quý dân chủ, trọng nhân quyền trong cùng một khu vực, trong cùng một châu lục, nơi mà kinh nghiệm quý báu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Sinpapour được nghiên cứu kỹ lưỡng, mà không quên khảo sát sâu đậm kinh nghiệm gần đây của Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan…

Ba hệ liên (liên kết, liên minh, liên hiệp) trên còn cần phải được cũng cố với một xã hội dân sự Việt có:

  • Nông dân và công nhân vì dân chủ và nhân quyền.
  • Trí thức với đầy đủ tri thức của dân tộc và nhân loại.
  • Phụ nữ với các phong trào vì bình đẳng và bình quyền.
  • Thanh niên với các cao trào vì văn minh và tiến bộ…

Khi bị sụp đổ thì bạo quyền độc đảng toàn trị phải ra đi, nhưng ý đồ phá hoại bằng bạo lực, thâm ý quấy rối bằng tà kế sẽ còn ở lại và ẩn nấp để sẽ lộ nguyên hình qua các sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội, đời sống xã hội. Nên các chủ thể yêu đa nguyên, quý dân chủ, trọng nhân quyền không nên «rơi ngay» vào hai cạm bẫy của «ơn đền, oán trả»:

  • Loại thứ nhất là bị ám ảnh bởi quá khứ tàn khốc, nên muốn «ăn miếng trả miếng» là đòi hỏi phải xét xử rồi hành quyết ngay các lãnh đạo của bạo quyền độc đảng toàn trị, muốn xét xử chúng như các tội đồ.
  • Loại thứ nhì cũng bị ám ảnh nhân ái quá trớn, nên muốn «hòa hợp trong tức khắc, hòa giải trong tức thì», dễ dãi trong «huề cả làng», vì vội vã trong «đề huề ngay», nên vô tình đã trẻ dại hóa trong «giải tán để giải oan».

Nên từ dân tộc tới xã hội nên tỉnh táo trong sáng suốt, theo lời dạy của ông bà là: “chuyện đâu còn có đó», nếu muốn «trong ấm ngoài êm» thì phải có:

  • Tâm bình trong cảnh bình, với đạo lý tổ tiên song hành cùng công luật nghiêm minh trong hệ công: có công tâm, trọng công bằng, quý công lý.
  • Tâm an trong cảnh an, lấy gốc của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) cùng nền của dân chủ (đa nguyên, bình đẳng, nhân quyền) làm kim chỉ nam trong hành động phân xử, hành tác phán xét, với những kinh nghiệm quốc tế anh minh để tránh rơi vào cuộc nồi da xáo thịt một lần nữa.

Thảm họa kỳ thị của hai chủng tộc trắng và đen kéo dài trong sắc máu qua bao thế kỷ tại Nam Phi, vậy mà khi dân chủ xuất hiện thì minh triết chính trị của Mandela đã thắng. Ông vừa biết lập ra tòa án nhân quyền để tội phạm học cùng luật học làm rành mạch hóa mọi chuyện. Và khi mọi chuyện được minh bạch hóa thì chuyện hòa hợp hòa giải sẽ tới với lòng dân tỉnh táo, với lòng tin sáng suốt, mà tội phạm sẽ được xử đúng tội. Khi nền của dân chủ (đa nguyên, bình đẳng, nhân quyền) trụ được gốc của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) qua tiến bộ ngay trong xã hội và văn minh ngay trong giáo dục, thì nhân tâm sẽ mở cửa để nhân từ đón nhân tính và nhân lý, mà chọn chữ thái hòa để đi trên lưng mọi bạo quyền phi nhân, mọi tà quyền thất đức, mọi ma quyền bất nhân….

Đa tri vị nhân trí

Đa nguyên không phải là một hệ thống chính trị máy móc để các đa đảng có chỗ đứng ghế ngồi trong tam quyền phân lập, mà đa nguyên có thượng nguồn và hạ nguồn đều là đa tri. Nơi mà đa tri là sự hiểu biết trên nhiều phương diện, trên nhiều lãnh vực, trên nhiều sinh hoạt, trong đó sinh hoạt chính trị không hề là sinh hoạt độc nhất mà chỉ là một trong những sinh hoạt xã hội, nên xã hội dân sự sinh hoạt bằng đa tri. Nơi mà đa tri có thượng nguồn là đa phương và đa dạng, có hạ nguồn là đa năng và đa hiệu.

Nếu đa đảng là hùng lực của đa nguyên, thì đa tri là nội lực của đa kiến thức, sung lực của đa ý thức và là mãnh lực của đa nhận thức, toàn diện trên nhân sinh, chớ không hề tự giới hạn trong đa đảng của sinh hoạt chính trị. Các chủ thể Việt tộc yêu đa nguyên, quý dân chủ, trọng nhân quyền phải tâm niệm được điều này, khi nhận trách nhiệm mới với đất nước, bổn phận mới với dân tộc, nhiệm vụ mới với giống nòi vì một tương lai tiến bộ trên nhân lộ của văn minh.

Một đa tri thông minh là một đa nguyên được thiết thực hóa ngay trong bối cảnh hiện nay với thực trạng toàn cầu hóa, nơi mà biên giới và lãnh thổ giữa các quốc gia đã được rộng mở. Một đa tri sáng suốt là một đa tri được truyền thông hóa cấp vĩ mô toàn cầu nơi mà tự do thông tin cùng khoa học truyền thông biết trực tiếp chuyển tải tin tức thì mọi khám phá khoa học, mọi ứng dụng kỹ thuật để tiến bộ có mặt trong đời sống hàng ngày vì nhân sinh. Từ thực tế này, các giá trị và nội dung của đa tri phải được vận hành trong bối cảnh toàn cầu hóa với các khám phá hằng ngày của mọi chuyên ngành khoa học, nơi mà mạng xã hội trực tiếp tham dự và tham gia vào sinh hoạt đa nguyên.

Thực trạng toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi đa tri luận phải thích ứng với thế giới hóa, tại đây một quốc gia đã có một chính thể đa nguyên và muốn bền trong dân chủ, muốn vững trong nhân quyền thì phải nắm được các quy luật của kinh tế luận toàn cầu:

  • Rời bỏ phản ứng kinh tế trước mắt, sản xuất tức khắc, tiêu thụ tức thì.
  • Buông đi phản xạ kinh tế bản năng, làm ngay ăn chóng, làm đâu ăn đó.
  • Loại ra hành tác kinh tế sống còn, mai làm mai ăn, không nhìn xa trong rộng.

Từ đây, các phương án rộng, các đề án mở, xuất hiện ngay trong lý luận mới vì một não trạng mới, có tương lai luận cụ thể, có tương lai học thiết yếu:

– Nhập nội vào kinh tế vị nhân sinh, biết đầu tư vào giáo dục và y tế phục vụ dài lâu nhân loại, dự phòng sáng suốt trước mọi đại dịch, ô nhiễm, biến đổi khí hậu…

– Xây dựng kinh tế vị môi sinh, bảo vệ môi trường để bảo trì môi sinh, lấy môi sinh sạch song hành cùng môi trường sáng làm kim chỉ nam, biến thành quốc sách, để đi đường trường vì tiền đồ tổ tiên, và vì các thế hệ mai hậu của một Việt tộc, biết bảo trọng quê hương gấm vóc.

– Sáng tạo kinh tế vị giáo dục, trong đó khoa học không những phục vụ từ giáo dục lẫn y tế, mà cả môi trường, môi sinh, mà không quên phát triển truyền thông, lấy tiến bộ thông tin và tri thức, tất cả được giáo dưỡng để trợ lực cho đa nguyên, dân chủ và nhân quyền.

– Đầu tư vào kinh tế vị văn hóa, với ý thức của gốc văn minh, của cội văn hiến, lấy tinh hoa của văn hóa để phát triển du lịch và vận dụng văn hóa như cột trụ để chuyển hóa não bộ, chuyến biến não trạng để loại đi các kinh tế của công nghệ bẩn (luyện thép, nhiệt điện than, khai thác mỏ quặng…) mà Việt tộc đã phải trả những giá quá đắc từ Bốc Xít tới Formosa… với bao cạm bẫy của Tàu tặc.

– Tạo dựng kinh tế vị nhân thọ, nơi mà nhân loại không còn lãnh chịu những nan bịnh như ung thư tới từ ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm, không khí. Nơi mà nhân thọ có thể lực vững, có trí lực bền, cùng tâm lực sáng suốt để hữu ích cho dân tộc, cho đất nước. Nên nhân thọ không hề là tuổi già của sự lệ thuộc toàn bộ từ y khoa tới trợ cấp xã hội.

Năm định đề: kinh tế vị nhân sinh, kinh tế vị môi sinh, kinh tế vị giáo dục, kinh tế vị văn hóa, kinh tế vị nhân thọ làm nên định luận để chỉ đạo từ sản xuất tới tiêu thụ, từ xuất khẩu tới nhập khẩu… Nơi đây, tương lai học đề nghị ta phải có tương lai luận – có nền móng và có cơ sở – «biết phòng xa» vì đây là đường đi nẻo về của các chủ thể, các đảng phái, các lãnh đạo yêu đa nguyên, quý dân chủ, trọng nhân quyền:

-Dự án là dự phòng, để đối phó đúng lúc, kịp thời với các đại dịch, như đại dịch cúm Tàu tới từ Vũ Hán, năm 2020, cụ thể là không thiếu khẩu trang, không thiếu bịnh viện cùng các y cụ cần thiết…

– Dự phòng phải dự phóng, nhận định hiểm họa tới từ dịch bịnh, mà hiểm họa tới từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khi hậu, động đất, kể cả chiến tranh giữa các châu lục hay thế chiến. Nơi đây, một chính quyền đa nguyên sáng suốt biết đầu tư vào các khoa học trực tiếp nghiên cứu và đề nghị các phương án phòng chống, mà không dựa hoàn toàn vào tri thức khoa học quốc tế.

Tránh bi kịch hôm nay sẽ thành thảm kịch ngày mai, với một ĐCSVN chỉ có bạo quyền độc đảng toàn trị mà không hề có một vốn liếng khoa học cũng như các chính sách đầu tư vào các chuyên nghành khoa học phòng chống hiểm họa. Năm định đề: kinh tế vị nhân sinh, kinh tế vị môi sinh, kinh tế vị giáo dục, kinh tế vị văn hóa, kinh tế vị nhân thọ có khả năng loại trừ kinh tế man trá kiểu Tàu cộng hiện nay:

  • Kinh tế độc tài gian lận từ sản xuất gian tới xuất khẩu lậu.
  • Kinh tế độc trị biển lận trong trộm, cắp, cướp, giật trí tuệ khoa học kỹ thuật của người khác.
  • Kinh tế độc tôn tráo lận từ nợ công trong nước tới tạo bẫy nợ ngoài nước.

Kinh tế man trá kiểu Tàu cộng hiện nay là loại kinh tế diệt đa nguyên, vì nó chỉ muốn truy cùng diệt tận văn minh của dân chủ và văn hiến của nhân quyền. Đây là loại kinh tế buôn gian bán lận của âm binh, và ĐCSVN đi theo loại âm giới của kinh tế kiểu Tàu cộng hiện nay thì chắc chắn sẽ trở thành âm binh trong điếm kiếp như Tàu, trong hệ Tàu (Tàu tặc, Tàu gian, Tàu tà, Tàu họa, Tàu hoạn, Tàu nạn…).

Năm định đề: kinh tế vị nhân sinh, kinh tế vị môi sinh, kinh tế vị giáo dục, kinh tế vị văn hóa, kinh tế vị nhân thọ, sẽ đưa đường dẫn lối cho đa nguyên của Việt tộc, trong đó nhân tâm quý dân chủ, trọng nhân quyền sẽ tạo dựng được một não trạng mới vì nhân tri biết bảo vệ tự do, vì nhân lý biết bảo trọng công bằng, vì nhân tính biết bảo hành nhân phẩm.

Chính năm định đề: kinh tế vị nhân sinh, kinh tế vị môi sinh, kinh tế vị giáo dục, kinh tế vị văn hóa, kinh tế vị nhân thọ sẽ loại được loại kinh tế man trá kiểu Tàu cộng, vì nội chất chính trị của kinh tế kiểu Tàu cộng đã bị thế giới vạch mặt chỉ tên trong các quản lý dại dịch cúm Tàu do chính Tàu cộng gây ra:

– Lãnh đạo của ĐCSTQ-Đảng cộng sản Trung Quốc đã không quản lý đại dịch mà chỉ cai trị dân chúng giữa mùa đại dịch.

– Lãnh đạo của ĐCSTQ bất tài trong quản lý đại dịch lại độc tài trong độc trị, nên không chấp nhận đa nguyên trong đa trí, đa tài, từ chính sách tới quản lý.

– Lãnh đạo của ĐCSTQ không chấp nhận những sai lầm của chính mình nên không thấy được sức mạnh của đa nguyên trong đa tri, từ phản biện tới phê bình, để thay đổi từ não bộ thủ cựu tới não trạng bại liệt vì gian manh.

Não Luận 6 (P2)

Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học * Tiến sĩ quốc gia trường gia Cao học khoa học xã hội Paris * Tiến sĩ xã hội học Đại học Nice-Sophia Antipolis * Giám đốc Ban Cao học châu Á * Giám đốc biên tập Anthropol-Asie * Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa. Paris * Cố vấn thẩm định giáo dục và nghiên cứu đại học Bourgone-Franche-Comté * Biên tập viên tập chí Hommes&Migrations * Thành viên Hội đồng khoa học bảo tàng lịch sử nhập cư * Thành viên Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á * Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s