Khi Lưỡng Đảng Đối Lập Không Thống Nhất (P3)

Ủng hộ cuộc sống (hay chống phá thai)

Đây rõ ràng là vấn đề của tôn giáo chứ không phải là vấn đề nhân đạo (giết người hay cứu người). Các nước tư bản thường là đa số Công Giáo (Christian, Evangelical) nên ủng hộ việc chống phá thai. Có dư luận cho là các nhà lãnh đạo tôn giáo khuyến khích sinh đẻ để có nhiều giáo dân và như vậy sẽ được thăng chức. Bỏ qua sự kiện này để trở lại vấn đề nhân đạo: cứu người hay giết người? Không nói chuyện cưỡng hiếp hay thai bệnh, thì câu hỏi đặt ra: tại sao người phụ nữ muốn phá thai?

Vì nghèo? Tại sao đã nghèo còn có thai? Phải chăng người nam làm tình với người nữ mà không lo tương lai thì người phụ nữ một mình làm sao nuôi con? Nếu người nam không khởi sự thì người nữ có phải đi phá thai hay không? Vậy thì tôn giáo không dạy dỗ người nam gây sự trước thì hậu quả đã không xảy ra. Bất lực là từ lãnh đạo tôn giáo chứ không phải người phụ nữ. Những ai (biểu tình hay bỏ phiếu) chống phá thai vì các vị lãnh đạo tôn giáo kêu gọi như vậy là đã đánh mất tính nhân chủ, họ trở thành công cụ cho tôn giáo. Xã hội đã không có Nhân Chủ thì làm gì có Dân Chủ?

Cũng là vấn đề nhân đạo: cứu người. Khi xã hội chấp nhận việc sử dụng súng để giết người đã khôn lớn, có thể làm việc, sản xuất thì tôn giáo không chống đối nhưng đối với một bào thai thì họ làm lớn chuyện? Đó là mục đích của tôn giáo và chính trị.

Mặt khác, về nhân quyền. Các tôn giáo kêu gọi bảo vệ nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo, thì đâu là nhân quyền của người phụ nữ? Tại sao người nam (da trắng) đương nhiên đi bầu mà người phụ nữ (da trắng) phải đấu tranh mới được quyền bỏ phiếu? Nếu người nam có “quyền” gieo cái bầu vào thân người nữ thì người nữ có quyền giữ hay bỏ. Vậy tại sao cấm phá thai?

Gia tăng tiền trong quân sự và cảnh sát

Quốc gia nào cũng cần có quân đội và cảnh sát. Quân đội bảo vệ lãnh thổ và cảnh sát bảo vệ an ninh, trật tự. Sự lạm dụng xảy ra khi các nhà chính trị âm mưu lợi dụng quân đội để chiếm chính quyền (tại các nước nghèo) hay dùng quân đội để đi xâm chiếm, cướp tài nguyên nước khác (các nước tân tiến). Nhưng quy luật chính trị (quân sự) cho thấy sức mạnh của người lính chỉ có khi họ bảo vệ đất nước. Một khi được sử dụng trong việc đi xâm lăng hay đánh giặc nơi khác thì tinh thần quyết tâm không còn nữa và dễ bị đánh bại bởi người địa phương.

Cảnh sát cũng vậy, nếu là người địa phương thì họ mới thiết tha với làng xóm để giải quyết các tranh chấp. Còn nếu là người xứ khác thì chỉ làm vì…tiền lương. Tiếc thay các nhà chính trị quận, hạt, thành phố… muốn thi thố tài năng cai trị đã treo giải thưởng bằng tiền lương để có người giỏi làm việc. Nhưng người giỏi thì ít mà người giả thì nhiều. Khi dân đã không tin thì cảnh sát khó làm việc. Trong một xã hội đa chủng, kỳ thị như tại Mỹ thì cảnh sát bị đe doạ bởi ai cũng có thể có vũ khí để chống trả. Vì tự vệ nên cảnh sát có khuynh hướng bắn trước và bắn cho chết. Hậu quả có chính quyền lo. Các nhà chính trị không muốn buồn lòng giới cảnh sát (vì cảnh sát có bảo vệ an ninh trật tự thì họ mới cai trị được) nên lấy tiền thuế của dân ra bồi thường mà lại không ngăn cản được việc kiểm soát súng trong xã hội. Và như thế vòng tròn tiếp diễn vô tận.

Các nhà chính trị đều biết tăng cường chi phí cho quân đội, cảnh sát không đem lại hạnh phúc cho người dân khi các chương trình xã hội bị cắt giảm nhưng trong chế độ tư bản thì kỹ nghệ quốc phòng (sản xuất vũ khí) là sự bảo đảm cho nền độc lập và hùng mạnh của quốc gia, có như vậy mới làm giàu (dù là ăn cướp kẻ khác) mà không sợ thua lỗ hay bị tấn công.

Và nếu họ đi xây dựng một thiên đường xã hội thì vai trò của họ trong xã hội sẽ biến mất và giai cấp ưu tú không còn chỗ đứng trong xã hội hay vẫn còn nhưng không được uy hoàng, quan trọng như chế độ tư bản hiện nay. Bởi thế, chúng ta thấy (tại Mỹ) khi các nhà chính trị mãn nhiệm đều trở thành các nhân vật cao cấp của các đại công ty. Cũng như khi một tổng thống nhậm chức đã tuyển các nhân sự từ đại công ty gia nhập nội các. Có thể bào chữa là họ có khả năng, kiến thức để điều hành công việc. Nhưng họ sẽ lèo lái đất nước đi về đâu khi cả hai đảng đều không có chủ thuyết mà chỉ có chiêu bài phân cực để gây kích động trong lòng dân và lấy phiếu. Khi Hiến Pháp không nói đến chủ nghĩa xã hội như khuôn khổ phải theo và cũng không cấm cản việc tăng thuế, giảm thuế nhưng các nhà chính trị cứ đem con ma tăng thuế là xã hội chủ nghĩa để gây xáo trộn xã hội mà tranh giành quyền lực.

Đó là sự giả dối của đảng Cộng Hòa.

  1. Đảng Dân Chủ (2020)

Đảng Dân Chủ (DC) là tập họp của những người Mỹ ủng hộ khuynh hướng thiên về đối nội (domestic) và được sự ủng hộ của đa số dân da màu, dân nghèo, lao động, người già, phụ nữ… cũng chính vì đó là sức mạnh mà cũng là yếu điểm của đảng DC khi tranh cử hay khi cầm quyền. Sức mạnh là có đa số nhưng không nhất trí, quyết tâm khi cầm quyền (nắm đa số) hay khi yếu thế (thiểu số) mà thường để đảng CH khuynh đảo với mọi thủ đoạn.

Đòi hỏi công bằng xã hội nghe có vẻ hợp lý lắm nhưng trong lãnh vực tội phạm thì đa số là dân da màu, mặc cảm kỳ thị khiến họ có thiên kiến chống đối cảnh sát, sử dụng ma túy, trộm cướp …. Sự kiện Hiến Pháp cho phép người dân sử dụng súng và các hãng sản xuất vũ khí đã vận động đảng CH để duy trì tu chính án #2 (quyền giữ súng) đã là trở ngại cho cảnh sát vì tội phạm trở nên nguy hiểm nếu có vũ khí. Ám ảnh đó đã khiến cảnh sát có khuynh hướng bắn trước khi cảm thấy nguy hiểm khi bắt giữ người da đen. Sau này dẫn đến phong trào “Black lives matter”.

Cần sa (Marijuana) là loại cây có tác dụng y học nhưng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh thường được dùng để hút như thuốc lá, lấy cơn say làm sự hưởng thụ. Đôi khi quá đà thì con người mất kiểm soát và làm bậy, tội ác phát sinh. Người nghèo, đa số là dân da màu, thiểu số, không có gì giải trí nên thường lạm dụng việc sử dụng cần sa. Việc vận động hợp thức hóa cần sa là điều nguy hiểm vì sự áp dụng vào y học chữa bệnh thì ít mà dùng bậy thì nhiều và chính quyền sẽ không thể kiểm soát hết và tội ác xảy ra, ai chịu?

Nhà tù, nuôi tù, giữ tù là một gánh nặng cho xã hội Mỹ. Thường là do chính quyền kiểm soát nhưng là tranh chấp giữa “bảo thủ” (chính quyền nhỏ) và “tiến bộ” (chính quyền lo hết) thì phe CH luôn luôn đòi giao cho tư nhân quản lý (privatized). Câu hỏi thường đặt ra là khi lời thì tư nhân bỏ túi, khi lỗ thì tư nhân bỏ chạy (phá sản) thì nhà nước cũng phải gánh (?). Nếu tù trốn thì tư nhân có bị phạt không? Và có truy tầm tù nhân hay cũng để nhà nước lo? Tư nhân quản lý có rẻ, hữu hiệu (cải hóa, hoàn thiện tù nhân) hơn hay không? Hay cũng chỉ lấy công làm lời, gọi là tạo công ăn việc làm mà thực tế là ăn chặn cấp dưới (sub-contract).

Đòi hỏi mức lương tối thiểu cho người lao động nghe thì có lý lắm vì ông chủ (CEO) lãnh lương cả trăm triệu, tiền thưởng (bonus) cả chục triệu mỗi năm mà lương công nhân không đủ sống là thế nào? Nhưng người lao động đa số là di dân (hợp pháp và bất hợp pháp). Nếu ở ngoài nhìn vào thì A (di dân hợp pháp) và B (di dân bất hợp pháp) đều là người, tại sao trả lương khác nhau? Nếu trả như nhau thì A sẽ kiện B là giành công việc làm, kỳ thị xảy ra mà chính quyền bó tay vì đó là “truyền thống” lâu đời của nước Mỹ mà qua bao đời tổng thống, quốc hội có giải quyết đâu?

Kiểm soát súng với các biện pháp: giấy phép, lý lịch, giới hạn tuổi…nhưng vấn nạn không nằm ở đó. Vấn nạn là sự kỳ thị da màu, là người ngu nhưng muốn chơi ngang hàng với người khôn, cũng mang súng nhưng kiến thức, phản ứng… đã đưa đến tai nạn. Các nước Âu Châu cũng cho dân sử dụng súng nhưng kiểm soát chặt. Tại Mỹ các công ty súng đạn đã vận động để dân có súng dễ dàng thì mới bán hàng nhiều. Để dân ngu thì dễ nóng giận, dễ giết người và súng là phương tiện rất tiện lợi.

Chúng ta thường nghe lý luận: súng không tự nó giết người chỉ có người mới xiết cò súng và giết người. Vậy lỗi tại người chứ không phải tại cây súng. Loại lý luận cùn này vẫn còn được nghe cho tới ngày nay (2020). Không thấy ông tòa, phóng viên, giáo sư đại học, các nhà chính trị… lên tiếng nói rằng: Ai chế ra súng? Con người chế ra súng để giết sinh vật. Nếu súng có giá trị vũ khí như dao thì ai cũng có. Khi cả hai bên đều có súng thì chuyện gì xảy ra? Giết người như cơm bữa khi súng dùng thay luật lệ, cảnh sát. Vậy thì cảnh sát, luật để làm gì khi dân có súng? Người làm ra súng, người xiết cò súng nhưng có ai lý luận là nếu cây súng không hiện hữu (cấm súng) thì cò đâu mà xiết? Còn chuyện giết người bằng dao, mìn, thuốc độc, cung tên là lạc đề. Ở đây đang nói chuyện dùng súng để giết người hàng loạt. Đem vũ khí khác vào chuyện giết người là lạc đề 50% nhưng các nhà làm luật, luật sư cố tình lờ đi để ăn tiền dân Mỹ.

Khi Lưỡng Đảng Đối Lập Không Thống Nhất (P4)

Trần Công Lân

Tháng 12 năm 2020 (Việt lịch 4899)

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s