Chuyện giới hạn tuổi dùng súng cũng là trò xí gạt dân Mỹ để ăn tiền của nhà làm luật, luật sư. Vì ở nông trại, trẻ em phải biết dùng súng để bảo vệ và tự vệ. Nếu được huấn luyện rõ ràng thì sẽ không có tai nạn. Còn cho dù là người lớn mà ẩu tả, súng để bừa bãi và con nít vớ phải hay trẻ em ăn cắp đem ra đường, trường học…thì tất có tai nạn. Ngay cả người lớn (cảnh sát, cựu chiến binh, người có học, huấn luyện an toàn về súng) có ai dám chắc là trong cuộc đời sẽ có lúc mất tự chủ, nổi nóng… và với cây súng bên cạnh thì sẽ có người chết. Vậy thì càng nhiều súng thì càng chết người. Khi cãi chầy thì đó đã là cãi cối.
Chỉ có vậy nhưng Dân Chủ lẫn Cộng Hòa đều lờ để dân Mỹ cứ phải chạy theo lưỡng đảng mà thôi. NO WAY OUT.
Ai quy định giám đốc điều hành (CEO) có tiền thưởng hàng chục triệu? Hội đồng điều hành (Board directors). Thế nhưng khi nhân viên nghỉ sản phụ thì không cho? 15 ngày hay 1 tháng lương của nhân viên thì có là bao so với tiền thưởng cho giám đốc hãng. Cứ thử nghĩ nếu nhân viên cắm đầu làm, không đẻ, không con thì sau 30, 40 năm nghỉ hưu thì ai là thế hệ kế tiếp đều làm việc cho hãng? Mướn di dân? Dời hãng ra nước ngoài có nhân công rẻ? Các sếp lớn làm việc 10-16 giờ một ngày vì lương cao thì trách nhiệm cao và khi là nhà giàu thì phải hưởng thụ. Mà lo hưởng thụ thì sẽ không đẻ (phải nuôi con thì sẽ không có thì giờ hưởng thụ). Nếu sếp ép nhân viên cũng phải làm như sếp mà lương ít thì đó là bóc lột. Rồi cả giàu lẫn nghèo đều không đẻ con thì cả nước, xã hội sẽ lão hóa (aging). Lấy ai đi lính? Ai làm việc?
Khi mức độ giàu nghèo quá cách biệt, thiểu số giàu kiềm chế các tài nguyên, nguồn sản xuất của xã hội, thúc ép kẻ dưới phải làm việc quá mức và sự tranh đấu để vươn lên bị chèn ép thì một số người nghèo bỏ cuộc, họ bị loại ra khỏi xã hội: vô gia cư, đứng đường xin ăn, trộm cướp…. Lúc đó chính quyền và giới giàu mới nghĩ chuyện “lương căn bản” (basic income: bạn đừng làm trộm cướp, đứng đường, phá làng xóm… gì hết. Ta cho bạn một số tiền đủ sống để ngồi yên).
Thế nhưng con người sinh ra giống nhau mà tâm lý không giống nhau. Với “lương căn bản” thì có thể có người sẽ sống yên ổn nhưng cũng sẽ có người ngồi không yên, múa may (cho dù bất tài) và gây rối xã hội. Vậy “lương căn bản” chưa phải là giải pháp đúng cho xã hội Mỹ. Vấn đề vẫn nằm ở giáo dục. Nhưng cả hai đảng CH, DC đều không muốn người dân thức tỉnh. Vì nếu dân Mỹ tỉnh ngộ sẽ bãi bỏ cơ chế chính trị mà CH, DC đang đóng kịch “giàu-mạnh” để nô lệ hóa con người và hủy diệt thiên nhiên.
Chính sách ngoại giao của DC rất yếu. Tại sao cứ phải chạy theo những gì đảng CH gây ra “đống rác” rồi phe Dân Chủ phải hốt (chiến tranh Iraq, A Phú Hãn, sụp đổ tài chính 2007). Chiến tranh về mậu dịch (trade & tariff) hay ngân sách thiếu hụt (budget deficit) cũng là do chính sách từ bao đời tổng thống, quốc hội gây ra: đảng A cầm quyền thì A xài không quan tâm đến nợ con cháu trả, thiếu nợ là đảng B đi sau lo. Nhưng khi A thua thì đó là “nợ con cháu” (debt to my children) nếu đảng B cũng xài như đảng A. Vì tham giàu nên Mỹ chấp nhận mậu dịch để giới kinh doanh phát triển thu tiền và bỏ chạy. Khi cán cân thương mại bất lợi cho Mỹ thì (như Trump) đòi làm lại? Đó là cái dở của đảng Dân Chủ và là cái điếm (gian lận) của tư bản (Cộng Hòa).
Sau khi Liên Xô sụp đổ thì cộng sản bớt hung hăng tại Âu Châu. Tại Á Châu, Trung Cộng biết đều nên yên lặng cải tổ kinh tế, chờ thời. Nước Mỹ cần một hung thần để đe dọa thế giới và vì thế Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai “anh hai” (superpower) bảo vệ thế giới: Đó là Iran. Đó là một quốc gia Hồi giáo với giáo điều cuồng tín, mối thù chiến tranh tôn giáo từ trung cổ, cùng với giấc mơ chinh phục thế giới dưới sự cai trị của luật Hồi giáo (Sharia law). Tưởng rằng mối họa cộng sản đã chết, Mỹ khui hũ mắm Trung Đông và nay phải đương đầu với cả 3 mối họa: Nga, Trung Cộng và Iran.
Chính sách của Dân Chủ là ai đòi gì cho cái đó. Với đủ các sắc dân, thành phần xã hội… hỗn tạp và mất trật tự (đa số là di dân, da màu). Nhiều khi sự đòi hỏi không hợp lý nhưng nếu dưới sự cai trị của đảng DC thì chấp nhận hết. Đại học miễn phí, nghe thì có lý lắm nhưng đó không bảo đảm sinh viên sẽ thành công trong sự nghiệp. Khi phải trả tiền học thì sinh viên phải suy nghĩ kỹ ngành học, quyết tâm học để thành tài, trả nợ học phí và đóng góp cho xã hội. Còn nếu miễn phí, sinh viên sẽ học chơi cho vui, thử coi có thích không… khi thiếu quyết tâm học thành tài thì làm sao có quyết tâm trong cuộc sống để giúp xã hội mà lại trở thành kẻ ăn bám xã hội? Mượn nợ mà không nghĩ đến ngày trả nợ là vô trách nhiệm mà chỉ nghĩ đến ngày quỵt nợ? Còn chuyện trường tư, trường công, trường đặc biệt… chỉ là trò chơi của chính trị gia để lấy phiếu chứ các nước khác chỉ một hệ thống trường công thì cũng xong. Nhân tài là do thiên chất chứ không phải vì đặt vào trường đặc biệt là đứa trẻ sẽ trở nên đặc biệt. Cha mẹ phí tiền chỉ là để hãnh diện trong chốc lát.
Phe nhà giàu (CH) thì cứ tiến lên làm trước, lấy tiền bỏ túi, có gì nguy hiểm, tai biến… thì bỏ chạy, khai phá sản (nuclear power plant, fracking, trash, water, plastic, pollution). Phe nhà nghèo (DC) đòi cải tổ nhưng cái nào trước? Với sự ô hợp của nhiều sắc dân thì khó mà đoàn kết và thống nhất.
Di dân là chuyện từ thời lập quốc Mỹ. Khi nước Mỹ chỉ giáp ranh với Gia Nã Đại và Mễ thì chuyện kiểm soát biên giới phải dễ dàng nhưng sự thực đã không như vậy. Từ bao năm, nông trại Mỹ đã lợi dụng người di dân lậu và chính sách nâng đỡ nông nghiệp của chính quyền Mỹ (CH lẫn DC) đã để tệ nạn quá lớn để giải quyết. Không phải chỉ là người Mễ di dân lậu vào Mỹ mà cả vùng Trung Mỹ, Nam Mỹ, Phi Châu, Á Châu…cũng đã nối đuôi vào Mỹ. Mặt khác xã hội và chính quyền Mỹ không ngăn chặn được tệ nạn ma túy từ Mễ trong khi vũ khí từ Mỹ tràn sang Mễ giúp cho các tổ chức ma túy hoành hành chống lại cả quân đội Mễ.
Chặn di dân thì không có nhân công làm, không chặn thì phải chấp nhận cưu mang (trợ cấp xã hội, tội ác, trường học, y tế…) mà sự hội nhập của người nghèo thì rất chậm và sự đóng góp vào xã hội cũng rất yếu. Thế nhưng cả hai đảng CH, DC đều nuôi như một lá bài để tố nhau mỗi mùa tranh cử. Quyết tâm giải quyết vấn đề không có trong tầm mắt của giới lãnh đạo. Vậy đâu là mưu cầu hạnh phúc như trong Hiến Pháp Mỹ quy định?
Khi đảng DC có ý muốn thay đổi hiến pháp nhưng lại không chịu chuẩn bị lâu dài mà chỉ đợi phe CH ra tay trước rồi mới mượn đó mà phản công. Thái độ theo đuôi này giống như Tay Trái chỉ phối hợp với Tay Phải để vỗ lên tiếng kêu mỗi mùa bầu cử chứ không phải cùng nhau bắt tay giải quyết vấn đề. Đó là xảo thuật chính trị Mỹ (hay tư bản). Sự thay đổi về bầu cử (electoral college) hay TCPV sẽ không đi về đâu hết nếu các tiểu bang cứng đầu cứ bầu các đại diện (dân biểu, nghị sĩ) vào Quốc Hội để phá đám hơn là làm luật, để chạy theo các công ty hơn là nghe cử tri thì thay đổi có ích gì? Cũng như các thẩm phán có rắc rối về tình dục với phụ nữ thì là sao mà “tối cao” cho được. Chẳng phụ nữ nào rảnh đi tố cáo nếu không có dĩ vãng xấu xa của ông Tòa? Tại sao có ông Tòa bị tố mà ông khác không có? Khi tòa án tối cao mà như vậy thì phân xử chuyện cả nước sẽ ra sao?
Còn Thủ Đô đòi làm tiểu bang thì cứ xem lại Hiến Pháp Mỹ: đó là vùng đất trung lập, không thuộc tiểu bang nào hết để liên bang làm căn cứ. Nếu một khi thành tiểu bang, (chưa nói là có đủ nhân sự, tài chính để điều hành hay không ) rồi buồn tình đuổi các cơ quan liên bang khỏi D.C thì các cơ quan liên bang trở thành vô gia cư hay sao? Tại sao cắm đầu vào ở rồi đòi hỏi: “Taxation without representation”? Anh muốn có đại diện sao không tìm các tiểu bang mà cư ngụ? Anh đến chỗ đất cấm rồi đòi hỏi chuyện mà Hiến Pháp đã cấm? Vậy là bạn đã vi phạm Hiến Pháp rồi, sao còn lớn chuyện?
Chuyện bảo hiểm y tế cũng là trò chơi của lưỡng đảng. Các nước khác (Âu Châu, Nhật, Hàn, Úc…) không có vấn đề. Phe CH cãi rằng khi có y tế phổ thông thì sẽ không có bác sĩ chuyên môn giỏi vì không còn làm giàu được. Và khi có bệnh mà các bác sĩ chuyên môn không đủ (ít người học vì tốn tiền mà không làm giàu) thì sẽ phải chờ đợi, như vậy sẽ nguy hiểm cho người bệnh. Phe nhà giàu muốn có bác sĩ (giỏi) liền nên không muốn y tế miễn phí cho người nghèo vì e rằng sẽ không ai theo đuổi các ngành chuyên khoa. Giới bảo hiểm tư cũng vậy: nếu bạn trả thêm tiền thì sự săn sóc sẽ cao hơn và đó là giá trị của bạn (giai cấp). Nhưng thực tế thì đa số chỉ cần y tế căn bản, ngăn ngừa bệnh thông thường chứ một khi nhiễm bệnh nặng thì phải chấp nhận số mạng chứ không kể giàu nghèo. Các nhà lãnh đạo tôn giáo phải giải thích cho tín đồ biết rằng không thể đem tiền ra đổi mạng sống. Nhưng tiếc thay các nhà lãnh đạo tôn cũng chỉ là kiếm cơm nên sự rao giảng không hiệu lực.
Còn chuyện giá thuốc cũng là trò hề của chính trị Mỹ. Các nhà bào chế (pharma) kêu rằng vì nghiên cứu lâu, phí tổn cao nên giá thuốc đắt. Thế nhưng thực tế cho thấy có thuốc sản xuất đã lâu, tới kỳ bệnh phát khắp nơi, nhu cầu tăng vọt thì công ty tăng giá gấp 10%, 1000%, 7000%… lý do gì ngoài lòng tham vô đáy? Nếu vì tốn công thì chính quyền có thể quy định luật cho phép thời gian lấy lại vốn, cũng như giới hạn phần trăm lời mỗi năm chứ không thể thu lời hàng chục tỷ nhưng đến khi bị kiện tụng vì tai biến của thuốc thì khai phá sản, ôm tiền bỏ chạy (class action lawsuit Purdue pharma).
Trần Công Lân
Tháng 12 năm 2020 (Việt lịch 4899)