Chính Trị Dưới Cái Nhìn Của Triết Gia

Ghi Chú NL: Bài viết dưới đây được nhìn với góc nhìn của những nhà triết học không phải ở phương Đông. Ở phương Đông có nhiều nhà triết học cũng có một cái nhìn tương tự. Tuy nhiên, dù dưới góc nhìn nào, các nhà làm chính trị đã không nhìn vấn đề triết học ở dạng tổng thể (toàn diện) mà chỉ nhìn vấn đề triết học ở một khía cạnh nào đó để rồi đem áp dụng vào đời sống Con Người cho mục đích của người làm chính trị thay vì để phục vụ đời sống Con Người. Đối với người Việt Nam, cụ Lý Đông A đưa ra cái nhìn triết học mới mà cái nhìn đó không những gắng chặt với đời sống của Con Người mà gắng chặt với đời sống của Thiên Nhiên. Sự tương tác giữa Con Người, Thiên Nhiên, và Xã Hội là sự tương tác không ngừng nghỉ và nếu một trong ba yếu tố này bị sai lệch sẽ tạo ảnh hưởng đến hai yếu tố khác. Đó là lý do tại sao trong các tài liệu cụ Lý viết đều nói về Duy Nhiên, Duy Nhân, Duy Dân. Trang mạng Ngàn Lau trong tương lai sẽ phân tích sự tương tác này dưới cái nhìn của chủ nghĩa Duy Dân.

Tư tưởng triết học chính trị Tây Phuơng bắt nguồn từ Hy Lạp, cho rằng con người là con vật chính trị, khác với loài vật, con người còn có tinh thần và tư tưởng luôn muốn vươn tới việc làm chủ lấy mình nên cần phải phát huy quyền tự do tham gia chính trị. Đúng như hai hiền triết Platon và Aristote trước Công nguyên đã thừa nhận “con người là một con vật chính trị”.

Chính trị là môn học và việc làm chủ đạo bao quát tất cả đời sống xã hội con người, nên cần phải luôn quan tâm và phát huy quyền tự do chính đáng này đến tất cả mọi người. Chỉ có những chế độ độc tài hay toàn trị như cộng sản luôn muốn độc quyền chân lý nên sẵn sàng tước đoạt mọi quyền tự do tư tưởng và chính trị tất cả những ai không cùng chung chính kiến, từ đó các chế độ độc tài hay cộng sản đã lôi ngược và nhận chìm con người ở mãi trong bầy đàn thú vật. Khi con người không có tự do tư tưởng chính trị để phát huy tinh thần và những giá trị làm người nữa, thì hẳn nhiên sẽ bị tha hóa, chẳng khác gì hơn như bầy đàn thú vật có xác nhưng không hồn, không tư tưởng. Đó chính là thảm nạn đánh mất đi mọi ý tưởng chính trị để con vật không thể lột xác thành người, thật đúng với luận đề tư tưởng triết học chính trị nơi hai hiền triết Platon và Aristote trước công nguyên.

Triết lý chính trị hay nhân sinh quan Việt Nam từ thời thượng cổ, có thể nói đến huyền sử Tiên Rồng, mang tinh thần dịch lý với thuyết âm dương, cha Rồng và mẹ Tiên là sự kết hợp âm dương giữa trời và đất mới sinh ra được muôn loài, sinh ra được con người với trăm họ Bách Việt đứng chung trong trời đất. Từ đó hình thành nên triết lý tam tài là thiên, địa, nhân. Con người trở thành một trong tam tài, giữ vị trí trọng tâm trong vũ trụ, có thể nắm giữ vai trò điều hòa được cả trời đất, hình thành nên những triết lý nhân bản, xuyên suốt vũ trụ để chứng được chân lý: — Không có gì quý trọng hơn sự sống và bản tính vốn thiện của con người. Những điều hoàn toàn phù hợp với tâm thức tiến hóa của nhân loại ngày nay đã viết nên bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và đó cũng chính là cội nguồn sâu thẳm nhất của Tính Mệnh Quê Hương Tiên Rồng.

Chính trị là từ ngữ chung nói đến những gì liên quan đến việc cai trị quốc gia và điều hành những sự bang giao trên trường quốc tế. Khi nói đến chính trị, mọi người thường nghĩ đến các thể chế: Dân chủ, quân chủ hay độc tài…. Nói chung các thể chế chính trị nào có khả năng mang lại tự do, dân chủ, kinh tế phát triển mang lại được no cơm ấm áo cho người dân thì đó là một thể chế chính trị tốt. Chính trị vốn liên quan đến việc điều hành và chi phối tất cả những hoạt động của toàn thể xã hội, cho nên một thể chế chính trị tiến bộ, tốt sẽ đưa đất nước, xã hội đó tiến đến chỗ giàu mạnh. Ngược lại một thể chế chính trị hủ bại, xấu sẽ đưa đất nước, xã hội đó sa lầy trong nghèo khó, bất công.

Vấn đề còn lại là thế chế chính trị đó được xây dựng trên những nền tảng nào? Tự do, dân chủ, pháp trị hay độc tài, toàn trị… Đây mới chính là giải pháp cần phải lựa chọn giữa tốt và xấu.

Người viết đã phát họa cái nhìn tổng quan về chính trị, và nơi đây xin nêu rõ thêm ý thức và vai trò chính trị trong đời sống xã hội. Như chúng ta đã biết chính trị vốn liên quan đến việc điều hành và chi phối tất cả những hoạt động của toàn thể xã hội, nên chính trị bao quát hết mọi lãnh vực từ kinh tế, đến văn hóa xã hội.v.v… nói chung bao gồm tất cả những chính sách phát sinh từ mọi nguyện vọng đòi hỏi của người dân góp phần vào việc thực thi thông qua việc trao quyền điều hành cho chính phủ.

Chính trị vốn gắn liền với đời sống tiến hóa của loài người suốt lịch sử từ thời nguyên thủy cho đến nay, đi từ động vật biết tư tưởng như hai hiền triết Platon và Aristote đã nói, chính trị còn đậm nét sâu sắc hơn qua lịch sử tranh đấu của loài người trong mọi tình huống, từ sự xáo trộn cho đến ổn định của xã hội, từ chiến tranh cho đến hòa bình. Chính trị luôn mang tầm quan trọng chính yếu không thể thiếu trong đời sống, và đó là lý do mà các nhà tư tưởng từ cổ đại cho đến ngày nay khi nói đến chính trị, đều thừa nhận cuộc sống con người dù thay đổi ở bất cứ mọi hoàn cảnh nào, cuối cùng vẫn tương quan mật thiết đến chính trị như hình với bóng; Đó chính là sự tương quan muôn đời giữa tinh thần và vật chất nơi bản thể con người, luôn tìm mọi phương thức hành động cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp, tất cả những gía trị kiến tạo đó đều giải quyết trên cùng một mẫu số chung là Chính Trị.

Phạm Thiên Thơ

Nguồn: https://www.facebook.com/phamthientho.hanhtrinhtudo/posts/1591076900970452

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s