Nghệ Thuật và Sáng Tạo

(Education & Significance of Life. Krishnamurti. Chapter 8: Art, Beauty and Creation).

Người dịch: Trần Công Lân

  1. Hầu hết chúng ta không ngớt cố gắng trốn thoát chính bản thân mình; và khi nghệ thuật dâng hiến cho chúng ta một phương tiện đáng kể và dễ dàng để làm như vậy nên nó đã đóng một phần quan trọng trong cuộc sống của nhiều người chúng ta. Trong khát vọng tự quên lãng, một số người quay ra nghệ thuật, những người khác thì rượu chè, trong khi những người khác theo đuổi sự huyền bí hay học thuyết tôn giáo.
  2. Khi một cách ý thức hay vô thức, chúng ta xử dụng một cái gì để trốn thoát chính chúng ta, chúng ta trở nên quyến luyến với nó. Tùy thuộc vào một người, một bài thơ hay những gì bạn muốn như môt phương tiện nguôi ngoai những lo lắng, ưu tư của chúng ta, mặc dù nó có làm phong phú thêm trong chốc lát, nó cũng chỉ tạo thêm những tranh chấp và mâu thuẫn trong cuộc sống của chúng ta mà thôi.
  3. Trạng thái cách sáng tạo không thể nào hiện hữu nơi có tranh chấp, và nền giáo dục thích đáng vì lẽ ấy cần giúp đỡ cá nhân đương đầu với những vấn đề của hắn và không tán dương những phương hướng trốn thoát; nó sẽ giúp hắn hiểu biết và loại trừ tranh chấp, bởi vì chỉ khi ấy trạng thái có tính sáng tạo mới hiển hiện được.
  4. Nghệ thuật mà ly dị với cuộc sống thì không có gì là ý nghĩa lớn lao cả. Khi nghệ thuật phân cách từ cuộc sống thường nhật của chúng ta, khi có lỗ hổng giữa bản năng cuộc sống của chúng ta và những nỗ lực của chúng ta trên khung họa, trên đá hoa hay ngôn từ thì lúc bấy giờ nghệ thuật chỉ là phô diễn những ước vọng nông cạn hời hợt của chúng ta để trốn thoát thực tại của những gì “là”. Việc bắc cầu qua lỗ hổng này thì rất khó khăn, đặc biệt cho những kẻ nào có thiên tư và rành kỹ thuật; nhưng chỉ khi vượt qua được lỗ hổng thì cuộc sống của chúng ta mới trở thành toàn vẹn và nghệ thuật phô diễn sự toàn vẹn của chính chúng ta.
  5. Tâm trí có khả năng tạo ra ảo tưởng và không hiểu những vận hành của nó thì việc tìm kiếm nguồn cảm hứng là mời gọi sự tự lừa dối. Nguồn cảm hứng đến khi nào chúng ta mở lòng với nó, không phải khi chúng ta tán tỉnh ve vãn nó. Cố gắng để chiếm được nguồn cảm hứng qua bất cứ hình thức kích thích nào đều đưa đến những loại ảo mộng.
  6. Trừ phi chúng ta ý thức đến ý nghĩa của cuộc sống, còn thì tài năng hay thiên tư chỉ đưa đến sự nhấn mạnh cho bản ngã là quan trọng và những ham muốn vô độ của nó mà thôi. Nó có khuynh hướng làm cho cá nhân ái ngã và ly cách, đương sự cảm thấy mình là một thực thể riêng rẽ, một hiện hữu thượng đẳng mà tất cả điều ấy sinh ra nhiều lỗi lầm và nguyên nhân của xung đột, đau đớn không dứt. Bản ngã là tập hợp của nhiều thực thể, mỗi thực thể ấy lại chống lẫn nhau. Đó là bãi chiến trường của dục vọng tranh chấp, một trung tâm tranh đấu không ngớt giữa cái “ta” và cái “không phải ta”; và bao lâu chúng ta còn cho bản ngã là quan trọng thì cái “ta” và cái “của mình” sẽ còn tăng gia tranh chấp trong bản thân và trên thế giới.
  7. Một nhà nghệ sĩ thực sự là người vượt qua sự hư ảo của bản ngã và những tham vọng của nó. Để có khả năng phô diễn sáng sủa, tuy vậy đã bị ràng buộc trong những phương pháp thế tục, đưa đến cuộc sống mâu thuẫn và xung đột. Khen ngợi và nịnh hót khi đem nó vào tâm hồn làm căng thẳng cái ngã thể và hủy diệt sự minh trí, sự sùng bái thành công trong bất cứ lãnh vực nào hiển nhiên làm tổn hại đến trí thông minh.
  8. Bất cứ xu hướng hay tài năng nào đưa đến sự biệt lập. Bất cứ hình thức nào tự làm giống nhau, tuy là khích lệ cũng làm biến dạng sự phô diễn của sự nhậy cảm và gây ra sự không nhạy cảm. Sự nhạy cảm bị khô khan đi khi năng khiếu trở thành con người, khi điều quan trọng là hiến dâng cho cái của ta và cái của mình – tôi vẽ, tôi viết, tôi sáng tạo. Chỉ khi nào chúng ta ý thức đến mỗi giây phút của tư tưởng và cảm giác của chúng ta trong tương giao với người, với đồ vật và thiên nhiên thì khi ấy tâm thức mới mở rộng, dễ uốn nắn, không bị buộc chặt với những đòi hỏi và theo đuổi sự tự vệ; và chỉ lúc bấy giờ mới có sự nhạy cảm với cái đẹp xấu mà không bị trở ngại bởi bản ngã nữa.
  9. Sự nhạy cảm với cái xấu, đẹp không qua sự bám víu, nó đến với tình yêu, khi không có những tranh chấp tự tạo. Khi bên trong chúng ta nghèo nàn, chúng ta mặc xác cho mọi hình thức phô diễn bên ngoài, của cải, quyền uy và quyền sở hữu. Khi tâm hồn chúng ta trống rỗng, chúng ta thu thập những đồ vật. Nếu chúng ta có đủ sức hàng phục bản thân chúng ta với những vật thể mà chúng ta cho là đẹp và bởi vì chúng ta coi chúng hết sức quan trọng nên chúng ta phải chịu trách nhiệm về những nỗi khốn khổ, hủy hoại.
  10. Tinh thần ham lợi không phải là tinh thần yêu cái đẹp; nó nổi dậy từ lòng khao khát được bảo đảm an toàn, và để được an toàn là vô cảm giác. Lòng khao khát được bảo đảm an toàn sinh ra sợ hãi; nó tiến đến quá trình biệt lập mà những bức tường phản kháng chống đối xây quanh chúng ta và tất cả bức tường này ngăn chận cảm giác. Tuy rằng vật thể có thể đẹp, chẳng bao lâu nó đánh mất sự quyến rũ của nó với chúng ta; chúng ta vẫn thường dùng và do đấy mà niềm vui trở thành trống rỗng, khô khan. Cái đẹp vẫn còn đấy nhưng chúng ta không còn mở lòng ra với nó và nó đã bị thấm hút vào cuộc sinh tồn độc diễn hàng ngày của chúng ta.
  11. Vì lẽ tâm hồn chúng ta đã khô héo và chúng ta đã quên mất lòng hảo tâm như thế nào, làm thế nào để nhìn ngắm những vì sao, cây cối, sự phản chiếu mặt nước, chúng ta đòi hỏi sự kiến tạo của những hình ảnh và những trang sức của những cuốn sách, những trò giải trí bất tận. Chúng ta không ngừng tìm kiếm sự kích thích mới, những trò giật gân mới, chúng ta mong muốn một sự gia tăng cảm xúc khác biệt nhau hơn bao giờ hết. Chính lòng dục vô độ này và sự thỏa mãn nó đã làm cho trí óc và tâm hồn mỏi mệt, khô cằn. Bao lâu chúng ta còn tìm kiếm cảm xúc thì những đồ vật mà chúng ta gọi là đẹp, xấu chỉ có ý nghĩa rất hời hợt nông cạn. Chỉ có niềm vui vĩnh cửu khi chúng ta có khả năng tiến đến tất cả đồ vật một lần nữa mà sự tiến tới ấy không thể được bao lâu chúng ta còn dính dáng đến dục vọng của chúng ta. Lòng dục vô độ cho cảm giác và sự mãn nguyện đã ngăn chặn hiệu nghiệm mà nó luôn luôn là mới mẻ. Những cảm xúc có thể mua được nhưng không phải là sự yêu thương cái đẹp.
  12. Khi chúng ta ý thức sự trống rỗng của tâm thức, tâm hồn chúng ta mà không từ đó bỏ vào bất cứ loại kích thích hay cảm xúc nào, khi chúng ta hoàn toàn mở rộng, hết sức nhạy cảm, chỉ lúc bấy giờ mới có sự sáng tạo, chỉ lúc bấy giờ chúng ta mới tìm ra niềm vui sáng tạo. Trau dồi bên ngoài mà không hiểu biết bên trong thì không thể tránh được xây dựng những giá trị đưa con người đến hủy hoại và phiền muộn.
  13. Học một kỹ thuật có thể cung cấp cho chúng ta nghề nghiệp nhưng nó sẽ không làm cho chúng ta sáng tạo; trái lại nếu có niềm vui, có ngọn lửa sáng tạo thì chính nó sẽ tìm ra cách phô diễn, ta không cần phải học phương pháp phô diễn. Khi người ta thực sự muốn viết một bài thơ người ta viết nó và nếu người ta có kỹ thuật thì càng tốt hơn; nhưng do đâu cứ nhấn mạnh vào những cái phương tiện của sự giao tiếp nếu người ta không có gì để nói ra cả? Khi trong tâm hồn chúng ta có tình yêu, chúng ta không phải tìm kiếm phương pháp để xếp đặt lời lẽ với nhau.
  14. Những đại nghệ sĩ và nhà văn lớn có thể là những nhà sáng tạo, nhưng chúng ta thì không, chúng ta chỉ là những người thưởng ngoạn. Chúng ta đọc vô số sách vở, nghe âm nhạc tuyệt vời, thưởng ngoạn những tác phẩm nghệ thuật, nhưng chúng ta không bao giờ kinh nghiệm trực tiếp cái cao diệu ấy cả; kinh nghiệm của chúng ta luôn luôn qua một bài thơ, bức tranh qua nhân cách của một vị thánh. Để ca hát chúng ta cần phải có bài hát trong tâm hồn chúng ta; nhưng đã đánh mất bài hát, chúng ta theo đuổi ca sĩ. Không có trung gian chúng ta cảm thấy mất mát, nhưng chúng ta cần phải bị mất mát trước khi chúng ta có thể khám phá ra bất cứ điều gì. Khám phá phát giác là khởi đầu của sáng tạo; và không có sự sáng tạo thì dù cho chúng ta có làm bất cứ điều gì đi nữa cũng không thể nào có hòa bình và hạnh phúc cho con người.
  15. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể sống một cách hạnh phúc; một cách sáng tạo nếu chúng ta học một phương pháp, kỹ thuật, bút pháp; nhưng niềm vui sáng tạo chỉ đến khi có nội tâm phong phú, nội tâm phong phú ấy có thể chẳng bao giờ đạt đến qua bất cứ hệ thống nào cả. Sự tự cải thiện mà nó là đường lối khác của sự đoan chắc sự bảo đảm an toan cho cái “ta” và cái “của mình” thì không phải là sáng tạo cũng chẳng phải tình yêu hay cái đẹp. Sự sáng tạo chỉ hiện hữu khi có sự trực thức liên tục vận hành tâm thức và của chướng ngại nó gây nên.
  16. Tự do sáng tạo đến với sự tự hiểu biết; nhưng tự hiểu biết không phải là thiên tư. Người ta có thể là người sáng tạo mà không có bất cứ tài năng đặc biệt nào. Sự sáng tạo là một trạng thái của hữu thể nơi những tranh chấp, phiền muộn của bản ngã vắng mặt, trạng thái mà trong đó tâm thức đã bị kẹt trong những đòi hỏi, đeo đuổi của dục vọng.
  17. Để có sáng tạo không chỉ là sản xuất một bài thơ hay bức tượng, hay đứa bé; mà chính là vì trong trạng thái ấy mà sự thật hiển hiện. Sư thật hiển hiện khi có sự ngưng hoàn toàn tư tưởng; và tư tưởng chỉ ngưng khi bản ngả vắng mặt, khi tâm thức thôi sáng tạo nghĩa là nó không còn bị túm lấy trong những đeo đuổi nó nữa. Khi tâm thức hoàn toàn tĩnh lặng mà không bị cưỡng bức, huấn luyện để được yên lặng, khi nó im lặng bởi bản ngã bất động thì lúc bấy giờ mới có sáng tạo.
  18. Tình yêu cái đẹp chính nó có thể diễn tả trong bài hát, nụ cuời, trong im lặng nhưng phần lớn chúng ta không có khuynh hướng im lặng. Chúng ta không có thì giờ quan sát những con chim, những đám mây trôi qua bởi vì chúng ta quá bận rộn với những theo đuổi và lạc thú của chúng ta. Khi trong tâm hồn chúng ta không có cái đẹp thì làm thế nào chúng ta có thể giúp đứa bé tĩnh thức và nhạy cảm cho được? Chúng ta cố gắng nhạy cảm với cái đẹp trong khi lẫn tránh cái xấu nhưng việc lẫn tránh cái xấu đưa đến vô cảm giác. Nếu chúng ta muốn phát triển cái nhạy cảm nơi bọn trẻ thì chính bản thân chúng ta cần phải nhạy cảm với cái đẹp, cái xấu và mỗi cơ hội cần phải đánh thức niềm vui trong chúng khi nhìn ngắm, không chỉ với cái đẹp do con người tạo ra nhưng cũng ở cái đẹp của thiên nhiên nữa.

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s