Lại Chuyện Đi Hay Ở

Ghi Chú NL: Song song với bài viết này của Võ Hồng Ly, chúng tôi đăng một bài viết cùng một chủ đề cho vấn để Đi hay Ở với những con số đáng lo ngại của Việt Nam lẫn Trung Quốc trong tháng 2 vừa qua. Đi hay ở là chuyện khó có câu trả lời cho chính xác bởi tùy theo hoàn cảnh, tùy theo quyết định của mỗi cá nhân. Một điều chắc chắn rằng, ở lại đấu tranh ngay tại môi trường có nhu cầu đấu tranh vẫn tốt hơn là đấu tranh ở một môi trường có không cần thiết phải đấu tranh. Cái quan trọng là dù chọn thái độ nào, cá nhân đó không bỏ cuộc trong cuộc đấu tranh của hôm nay. Đôi khi trong môi trường sống êm ấp thì người ta dễ quên đi chuyện đấu tranh. Đã sinh ra là Con Người Việt Nam thì không thể nào an nhiên sống trước sự đau khổ của dân tộc nếu bạn vẫn còn trái tim Việt. Chỉ có trái tim Việt thì người Việt, dù ở bất cứ nơi đâu, vẫn tiếp tục đấu tranh cho một Việt Nam tiến bộ, dân chủ, độc lập đúng nghĩa của độc lập thay vì là sự độc lập hình thức hôm nay.

Một ngày cuối năm bận rộn với những cuộc hẹn và không biết bao nhiêu thủ tục giấy tờ cũng đã trôi đi. Nhưng có lẽ ngần ấy khối lượng công việc cũng không làm cho tôi mệt mỏi bằng việc bị nghe những điều không muốn nghe và phải thấy những điều không muốn thấy!

Trong số những người tôi đã gặp chỉ trong một buổi sáng ngắn ngủi có hai công chức cấp cao, một giám đốc, một bác sĩ và một y tá. Đều là những người có trình độ, có địa vị xã hội và có khả năng tài chính thuộc loại khá trở lên nhưng mỗi người trong họ đều đang chỉ mong muốn tìm cách đi khỏi Việt Nam để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vì bị hỏi xin tư vấn quá nhiều về vấn đề này hàng ngày, nhìn những người trí thức là họ mà tôi bỗng thấy bực mình : “Sao thế nhỉ ? Nếu ai cũng chọn cách ra đi như thế thì ai sẽ ở lại để gìn giữ và phát triển đất nước này đây ?”. Họ vừa nhìn tôi nhún vai nhưng cũng vừa lúng túng không biết phải trả lời ra sao. Vì đã hiểu tính tôi từ lâu, họ giả lả “Ừ, thì vẫn biết vậy ! Nhưng cuộc sống bên đó tự do, văn minh, môi trường sạch sẽ, giáo dục tốt, thực phẩm an toàn, sức khỏe con cái được đảm bảo…Còn ở đây cái gì cũng sợ, ngồi nhà còn chưa chắc an toàn. Đi để còn cứu con cái mình …”

Tôi thẳng thắn : “Vậy ai sẽ cứu dân tộc này? Con cái của chúng ta thì quý giá hơn và được phép may mắn hơn số phận của những đứa trẻ khác sao? Ai cũng có quyền mưu cầu lợi ích cho mình vì điều đó là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, cái khác nhau lại nằm ở nhận thức : tự bắt tay vào làm hay chỉ muốn ăn sẵn ! Những điều tốt đẹp mà ai cũng mong muốn có được ở xứ trời tây đó là kết quả của rất nhiều nỗ lực đấu tranh mà những thế hệ đi trước trong những đất nước ấy đã phải chấp nhận đánh đổi cả mạng sống của chính họ để đạt được. Nhờ vậy mà chúng ta mới có thể hưởng thụ thành quả hy sinh của họ khi đặt chân đến những đất nước văn minh này. Nếu chúng ta chọn bỏ đi ngày hôm nay trong khi đất nước đang cần chúng ta chung tay nhất chứng tỏ việc không những chúng ta phải hổ thẹn khi chối bỏ trách nhiệm đối với nơi đã sinh ra mình, mà chúng ta còn nợ thế hệ sau một lời xin lỗi khi phải để cho chúng gánh chịu những hậu quả đến từ sự hèn nhát của chính chúng ta ngày hôm nay”.

Đối với cá nhân tôi, ra đi để hưởng thụ sự sung sướng, an toàn vẫn luôn dễ hơn là ở lại trên quê hương để chiến đấu cho những giá trị tốt đẹp mà chúng ta vẫn luôn ao ước, khát khao đang thuộc nơi xứ tây xa xôi. Dù lòng nghĩ vậy nhưng tôi lại hoàn toàn thông cảm với những con người muốn bỏ nước ra đi ấy. Khi chế độ này vốn đã không giúp gì cho nhân dân mà còn tìm cách phá nát đi sự tự do, môi trường sống an toàn, và quyền con người thì việc say sưa cai trị trên ngai vàng quyền lực từ bao thập kỷ nay khiến cho nhà cầm quyền đã biến đất nước này trở nên không còn đáng sống. Việc phải ra đi có lẽ cũng là điều không mong muốn đối với một số người nhưng do họ không thể vượt qua sự sợ hãi cũng như lợi ích mà họ đang có để đứng lên đòi quyền lợi cho mình và cho dân tộc này.

Đang miên man đuổi theo những dòng suy nghĩ thì tôi cũng đã về đến nơi gửi xe. Một người phụ nữ nhỏ bé bán nước kiêm trông xe trên vỉa hè nhìn tôi mời mọc : “Nóng quá hả cô ? Cô có muốn uống gì không ? Có cafe, trà đá, nước cam, đá chanh hoặc nước ngọt”. Tạm dừng chân để ủng hộ cho người phụ nữ có nụ cười hiền lành nhẫn nại ấy, tôi gọi một ly đá chanh cho mình. Mải ngắm xe cộ qua lại trước mặt, tôi bất ngờ khi nghe người phụ nữ ấy đối đáp khá thành thạo bằng tiếng anh với một người khách nước ngoài đang dừng lại hỏi mua một chai nước suối. Khá thích thú, tôi bắt chuyện với chị. Chị trả lời tôi hồn nhiên và thành thật ” Chả giấu gì cô, tôi tuy nhỏ bé, buôn đường bán chợ nhưng cũng đã có mấy ông Tây đến đây uống nước đặt vấn đề tình cảm rồi đấy. Tôi góa chồng cả mười mấy năm nay, con cái cũng đã tự lập nhưng tôi vẫn cứ muốn sống và buôn bán giản dị ở khu phố Tây này khi sức khỏe còn cho phép. Vừa độc lập tài chính, vừa giúp được con cái ngày nào thì hay ngày ấy. Có mấy ông Tây cũng tốt lắm, thương tôi và muốn tôi về bên kia sống cho đỡ vất vả nhưng tôi từ chối hết ! Với tôi, chả đâu bằng quê hương mình cô ạ ! Dù nó có xấu, có tệ thật thì mình tìm cách làm cho nó tốt lên ! Có bao nhiêu khách đến uống nước bỏ quên đồ ở đây, tôi đều cất giữ cẩn thận và chờ họ quay lại để trả. Có mấy ông Tây thương tôi cũng vì sau những lần trả đồ như thế . Họ bảo quý cái thật thà của tôi dù tiếng anh của mình nhiều khi bập bẹ, có lúc thì hiểu, còn không hiểu thì nhìn nhau cười trừ …”

Tôi rời đi mà thấy lòng ấm áp lạ kỳ. Suốt trên đường về cái câu nói của người phụ nữ giản dị nhỏ bé đó cứ ám ảnh tôi : “Với tôi, chả đâu bằng quê hương mình cô ạ ! Dù nó có xấu, có tệ thật thì mình tìm cách làm cho nó tốt lên … Và tình con người thì có cần ngôn ngữ nào để dịch đâu cô !…”. Cảm ơn chị, người phụ nữ Việt Nam bé nhỏ nhưng vẫn khiến nhiều người phải ngẩng đầu ngước nhìn !

Võ Hồng Ly

31.12.2017

Nguồn: https://www.facebook.com/hongly.vo.35/posts/10155966680484520

 

 

2 responses to “Lại Chuyện Đi Hay Ở

  1. Bài viết hay. Nhưng thực tế thì khác hẳn. “Dù có xấu nhưng tìm cách cho nó tốt lên”. Cách gì vậy? Bạn có thấy tình hình đất nước ngày càng tệ hại ở mọi lĩnh vực từ giáo dục, y tế, kinh tế…bạn làm gì để nó tốt lên? Đấu tranh thì bị tù, biểu tỉnh thì bị đánh…hay là quỳ lạy van xin?

    • Nếu nhìn vào lịch sử Việt thì khi đất nước bị nô lệ thì dân tộc luôn luôn chọn thái độ đứng lên. Không một nhà độc tài nào, một thái thú thời đại nào nhượng bộ bằng những lời van xin. Thái độ van xin, hoặc thái độ im lặng để với cái lý do là mình được an phận chỉ là cái nhìn ngắn hạn. Sự an phận đó kéo dài sự nô lệ của cả một thế hệ chứ chẳng phải là thái độ được an toàn. Không có sự an toàn nào đối với một nhà cầm quyền độc tài, một thái thú thời đại. Bà Trưng, bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo là những thí dụ điển hình chứng minh là dân tộc Việt không van xin mà sẵn sàng đứng lên chống lại những cái bất công để xây dựng một xã hội tốt hơn.
      Đi tù ở nhà tù nhỏ (bị bắt bỏ tù) và đi tù trong một nhà tù lớn (một cuộc sống nô lệ ở ngoài đời với sự đàn áp trên nhiều lãnh vực) chẳng có gì khác biệt nhau. Đó là lý do tại sao càng ngày càng có nhiều người sẵn sàng chấp nhận đi tù, không phải chỉ một lần mà hai lần như LS Nguyễn Văn Đài, nông dân Cấn Thị Thiêu. Dĩ nhiên con số này vẫn chưa gia tăng nhưng rồi sẽ gia tăng. Sự đàn áp bắt bỏ tù để dằng mặt người khác, để người khác không chống đối đã không còn hữu hiệu trước kỷ nghệ thông tin của hôm nay.
      Những người đã từng nghĩ là phải hợp tác để làm cho nó tốt hơn trong quá khứ học được bài học gì? Không thể nào làm cho xã hội tốt hơn trong một cơ chế độc tài hiện giờ, trong một cơ chế thái thú thời đại hiện giờ. Phương pháp tốt nhất là phải chống đối lại để thay đổi cái cơ chế này thành một cơ chế dân chủ, chịu trách nhiệm trước dân chúng và dân chúng có toàn quyền thay thế những người bất tài nằm trong vị trí lãnh đạo.
      Thái độ sợ đi tù sẽ chẳng giải quyết được chuyện gì. Thái độ sống với chính lương tâm mình, hành động theo Duy Nhân Cương Thường (xin xem một loạt bài nói về đề tài này trong danh mục bài viết về Lý Đông A) thì cho dù có phải chết, cái chết đó xứng đáng. Còn như sợ hãi và tiếp tục chọn lối sống nô lệ thì thái độ sống đó cũng như chết.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s