Từ khi con người có ý niệm dân chủ thì quan niệm về nhân quyền phát sinh. Khác biệt về văn hóa, tôn giáo khiến nhân quyền được hiểu khác nhau tùy địa phương cho đến khi có sự xuất hiện của cơ quan Liên Hiệp Quốc (tuyên ngôn quốc tế Nhân Quyền 1948). Nhưng các nước cộng sản đã đặt nhân quyền dưới quy định của chủ nghĩa Duy Vật và ý nghĩa nhân quyền đã bị xuyên tạc bởi tầng lớp cai trị hơn là nguyện vọng của người dân.
Trong khi các nước dân chủ Tây phương áp dụng nguyên tắc nhân quyền trong phạm vi quốc gia, các nước nhược tiểu thì nhân quyền là một đòi hỏi quá đáng. Khi kinh tế toàn cầu phát triển thì trật tự thế giới vẫn chưa ổn định. Và khi con người không có nhân quyền để sống trong xã hội dân chủ hay độc tài thì tranh đấu vẫn còn tiếp diễn. Trở ngại cho người dân tại các nước độc tài, kém phát triển là thiếu lãnh đạo. Người dân chỉ phản ứng khi quyền lợi, đời sống bị va chạm bởi áp bức và họ không ý thức đó là quyền lợi chính trị.
Khi đứng lên phản kháng về áp bức, bất công trong đời sống người dân bị chính quyền bắt giam. Họ là tù nhân lương tâm.
Khi người dân ý thức bất công xã hội gây ra do sự cai trị độc tài, độc đoán và đứng lên đòi hỏi dân chủ vì chỉ có thay đổi chính trị mới dẫn đến thay đổi xã hội, luật pháp, kinh tế…. Họ bị chính quyền bắt giam. Đó là tù nhân chính trị.
Cả hai đều chưa ý thức được nhân quyền là quyền căn bản của mọi người dân sống trong một xã hội mà luật pháp của xã hội bắt buộc phải tôn trọng. Nhưng họ không quyết định được đấu tranh nhân quyền sẽ dẫn đến thay đổi chính trị hay thay đổi chính trị sẽ dẫn đến nhân quyền được tôn trọng. Vì hiến pháp quy định quyền của người dân mà hiến pháp lại do đảng độc tài thực hiện thì đấu tranh nhân quyền là đấu tranh để thay đổi hiến pháp hay đòi chính quyền thực hiện “nhân quyền” đã được hiến pháp quy định? Vì đảng (chế độ) độc tài định nghĩa nhân quyền khác với tiêu chuẩn thế giới tuy rằng chế độ độc tài vẫn tham dự các sinh hoạt quốc tế.
Một khi người dân lên tiếng nói và bị chính quyền đàn áp tức là quyền lợi của họ trong xã hội đã bị tầng lớp cai trị bóc lột và bịt miệng người dân.
Trong cuộc sống bình thường, con người (người dân) ít để ý đến “quyền làm người” (nhân quyền) vì nền giáo dục không đặt nặng vào việc xây dựng con người mà chỉ đào tạo con người sống có kiến thức chuyên môn và làm việc cho xã hội. Chỉ đến khi bị chà đạp, áp bức, bất công thì con người mới phản kháng (lương tâm). Nhưng để ý thức về nhân quyền thì đòi hỏi kiến thức lý luận, tổ chức để tranh đấu trên đường dài. Nhưng quy định về nhân quyền thì có nhiều kẽ hở vì bạo quyền có thể định nghĩa khác với tiêu chuẩn quốc tế vì chính quyền độc tài cũng là hiến pháp và luật pháp. Công lý hay công bằng xã hội tại các nước độc tài, độc đảng nếu không bị gian lận về người (thi hành luật) thì cũng bị gian lận về chữ nghĩa (luật pháp). Do đó để những đòi hỏi tranh đấu về tù nhân lương tâm, nhân quyền cuối cùng phải đi đến chính trị. Nói đến chính trị là nói đến giáo dục. Nhưng làm sao có thể giáo dục quần chúng trong một xã hội độc tài áp bức?
I .Quá khứ đấu tranh
Kể từ khi cộng sản chiếm miền Nam 1975 và đặt toàn quốc dưới sự cai trị độc đảng thì sự phản kháng của người dân luôn luôn xảy ra. Nhưng vì tin tức và giao thông bị ngăn chận, kiểm soát mỗi khi có biến động nên người dân không biết những gì đã xảy ra và các nhóm phản kháng bị dập tắt mau lẹ. Tuy bề ngoài cộng sản luôn tuyên truyền về chủ nghĩa duy vật của Marx nhưng đó chỉ là một lý thuyết rỗng được dựng lên bởi cộng sản quốc tế Nga-Hoa. Tham vọng chính trị của cộng sản VN khác Nga-Hoa (là muốn chống Tây phương). Cộng sản VN chỉ muốn cai trị dân để bóc lột như một đảng cướp. Những tranh chấp được gọi là thân Nga hay thân Tàu (Trung Cộng) chỉ là bề ngoài của phe nhóm trong nội bộ cộng sản VN cần sự che chở của đàn anh để tiếp tục có vũ khí đàn áp dân chúng để tồn tại. Mỗi mùa đại hội đảng là cơ hội để dàn xếp ai sẽ tiếp tục lãnh đạo và được đàn anh chấp thuận. Thay đổi lãnh đạo VN xem ra có vẻ dân chủ nhưng thực chất chỉ là màn kịch khi các ứng viên đã được chọn sẵn và dân (bị ép buộc) đi bầu dù ít hay nhiều cũng chẳng thay đổi giá trị của chế độ độc tài.
Nguy hiểm hơn nữa là kể từ khi đổi mới 1996, cộng sản VN ngày càng nghiêng về phía Trung Cộng nhất là sau khi Trần Đại Quang chết vì bệnh lạ sau khi đi họp với Trung Cộng. Cuộc xâm lăng thầm lặng của Trung Cộng vào VN ngày càng tăng tuy trên bề mặt thỉnh thoảng cộng sản VN cũng lên tiếng phản đối với quốc tế nhưng dân Tàu vẫn tràn sang VN mở dịch vụ, thương mại, mua đất lũng đoạn kinh tế, môi sinh … và nhà nước cộng sản VN im lặng. Do đó không thấy làm lạ khi các nhà đấu tranh nhân quyền, lương tâm hay chính trị vẫn bị đàn áp cho dù kinh tế VN có thay đổi bao nhiêu bởi sự đầu tư từ bên ngoài cũng không thay đổi áp lực chính trị của cộng sản VN đối với người dân. Ngay cả các sinh hoạt xã hội dân sự (NGO) cũng không ngăn cản được sự băng hoại xã hội tại VN.
Trung Cộng đã thay đổi chính sách sau cuộc chiến 1978 với VN. Thay vì chiếm VN thì Trung Cộng sẽ áp lực, mua chuộc, lũng đoạn chính trị VN qua đảng cộng sản VN như chúng ta đang thấy.
-Cộng sản VN vẫn cai trị VN nhưng mọi hành động đều theo sát những gì Trung Cộng muốn. Các đập nước trên sông Cửu Long tại Lào là lưỡi dao kề cổ cộng sản VN: chận nước sông là vựa lúa miền Nam sẽ biến mất.
-Dân Trung Hoa tràn sang VN, miền Bắc nhiều nhất, mạnh nhất, rõ rệt nhất. Dân Bắc chạy vào Nam. Dân Nam chạy ra nước ngoài.
-Các đặc khu âm thầm xuất hiện đẩy dân Việt ra khỏi những khu vực kinh tế hay yếu điểm quân sự.
-Quân đội VN vẫn tân trang vũ khí nhưng không phải để chống Trung Quốc vì đó là tiền VN bỏ ra nhưng sau này sẽ trở thành sở hữu của Trung Cộng khi có chiến tranh vì đảng cộng sản VN sẽ theo lệnh Trung Cộng. Cứ nhìn vào những chuyến đi Trung Cộng của chủ tịch đảng cộng sản VN thì biết cộng sản VN lệ thuộc Trung Cộng ra sao. Nhất là cái chết của Trần Đại Quang 2018 cho thấy Trung Cộng kiểm soát VN như thế nào.
-Trung Cộng vẫn để VN làm ăn kinh tế với thế giới vì đó là nguồn tiền cho đảng cộng sản VN tham nhũng thay vì Trung Cộng phải bỏ ra để hối lộ cộng sản VN. Đôi bên cùng có lợi. Chưa kể là hàng Trung Cộng đưa sang VN để lấy thương hiệu “làm tại VN” (Made in VN).
-Phương thức đàn áp chống đối của cộng sản VN đi sát với những gì Trung Cộng áp dụng trong nước.
Biết như vậy để ý thức cuộc đấu tranh của những tù nhân chính trị, nhân quyền, lương tâm sẽ gặp trở ngại như thế nào.
Nhân Quyền-Tù Nhân Chính Trị-Tù Nhân Lương Tâm (P2)
Trần Công Lân
Tháng 2 năm 2023 (Việt lịch 4902)