Dân Chủ & Giáo Dục (P2)

4. Chính trị biến chất
Xã hội dân chủ cho phép người dân tham dự sinh hoạt chính trị qua bầu cử. Khi kinh tế phát triển bởi khoa học kỹ thuật thì sẽ có nhiều mặt hàng mới xuất hiện để phục vụ đời sống văn minh. Nhu cầu vật chất khiến con người làm đủ mọi cách để có tiền; có tiền để tiêu xài những sản phẩm mới nâng cao giá trị cá nhân.
Đời sống trong các xã hội dân chủ giúp con người làm giàu, nhưng giàu có chưa đủ, phải có quyền thế và danh tiếng nữa: đó là chính trị. Nhưng chính trị không phải chỉ là môn học tại đại học mà còn đòi hỏi năng khiếu. Dĩ nhiên người tài-đức thì không có nhiều nhưng để thay thế tài- đức thì xảo thuật được áp dụng tối đa và lừa gạt, dối trá, gian lận đã được sử dụng trong chính giới khi hiến pháp chỉ là một bản văn mù mờ, đại khái của những người lập quốc tin tưởng xã hội sẽ toàn là người tốt nên không chi tiết về những hình phạt khi con người biến chất.
Khi xã hội là một lò nấu các sắc tộc, văn hóa, tôn giáo…khắp nơi trên thế giới thì sự giao động luôn luôn xảy ra. Khi thế giới yên bình thì không có tỵ nạn, di dân. Khi có chiến tranh, bệnh dịch thì người dân tìm nơi lánh nạn: đó là nước Mỹ. Phải mất 2, 3 thế hệ thì người di dân mới hội nhập đời sống Mỹ. Nhưng để làm giàu thì có thể chỉ vài năm đối với người chịu khó và có tài năng. Tiến thân qua kinh tế tại một nước dân chủ, kinh tế thị trường thì không khó nhưng để có một chính quyền duy trì sinh hoạt dân chủ thì rất khó.
Một khi chính quyền quy tụ các nhân tài phục vụ đất nước thì các kẻ khác cũng muốn tham dự chính quyền vì lợi chứ không vì dân và họ phải tìm cơ hội. Cơ hội đến khi đảng A thua đảng B. Người khả tín chấp nhận rút lui nhường chỗ cho người mới. Kẻ có tham vọng bày mưu XYZ để lấy lại Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội. Có người (lãnh đạo) không chấp nhận nhưng cũng có người (bất tài nhưng vì tham vọng) chấp nhận. Từ 1990s nước Mỹ bắt đầu biến chất trong sinh hoạt lưỡng đảng khi Quốc Hội sẵn sàng đóng cửa (shutdown) chính quyền vì bất đồng ý kiến về ngân sách. Từ đó đảng tranh xuất hiện biến sinh hoạt chính trị tại thủ đô D.C thành một vũng lầy: hai bên dùng mọi thủ đoạn để bôi xấu, quăng bùn, xuyên tạc…đối thủ và đi từ đối lập biến ra kẻ thù. Mầm mống quá khích (extreme) nổi dậy chiếm ưu thế và từ đó lan qua giới truyền thông, thấm sâu đến các địa phương xa xôi, hẻo lánh. Cuối cùng là tòa án.
5. Tôn giáo mất đạo đức
Xã hội dân chủ cho phép người dân được tự do tôn giáo nhưng không ngăn cản được tôn giáo tham dự vào chính trị. Nước Mỹ và Ba Tây đều có đa số dân theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành. Nhà thờ khắp nơi, dân nghèo hay giàu đều đến nhà thờ mỗi tuần. Nhưng khi kinh tế phát triển, phân biệt giàu nghèo càng tăng gia và sự tham dự đức tin càng suy giảm. Nhất là khi nền giáo dục sai lầm tiếp tục trong nhiều thế hệ tạo ra những con người ham muốn vật chất nhiều hơn tinh thần. Và khi con người muốn làm giàu nhanh chóng thì tội ác là con đường ngắn nhất. Tội ác dẫn đến hình phạt. Tôn giáo ngăn ngừa tội ác. Tôn giáo đi xuống thì tội ác đi lên. Để ngăn chận hình phạt (luật pháp) thì phải tham dự chính trị để được ân xá.
Nhưng không phải chỉ tín đồ mới phạm tội ác, giới lãnh đạo tôn giáo cũng phạm tội. Có điều là họ giấu kín cho đến khi đổ bể ra trùng hợp với thời kỳ xã hội biến chất và chính trị khủng hoảng. Vì tôn giáo là chính trị thế giới nên ảnh hưởng lan rộng khắp nơi kể cả nước giàu hay nghèo.
Tại các nước dân chủ, người dân phải đối phó với đủ mọi thứ chọn lựa tinh thần lẫn vật chất của nền văn minh vật chất kể trên mà không phải bất cứ người dân bình thường nào cũng có thể đáp ứng được và chỗ dựa cuối cùng về tinh thần là tôn giáo cũng sụp đổ nốt.
Xã hội dân chủ là người dân phải làm chủ chính mình (tự chủ). Khi người dân mất tinh thần vì bị lôi cuốn vào cơn bão của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội… và vốn liếng giáo dục không đủ để giúp họ qua cơn bão thì đời sống của họ bị lôi cuốn theo cơn bão. Trong cơn cùng quẫn, họ trở thành quá khích. Không những vậy họ còn bị xúi dục bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị bất tài nhưng muốn nổi tiếng.
Khi tôn giáo bị mang tiếng vì xâm phạm tình dục và chính trị trở thành trò chơi gian lận, nói láo sẽ thắng thì sinh hoạt dân chủ bị đe dọa bởi thiểu số thua cuộc qua bầu cử muốn chiếm chính quyền thì chính họ đang hủy diệt chế độ dân chủ. Và lãnh đạo tôn giáo vẫn bênh vực họ chỉ vì họ ủng hộ cấm phá thai là điều giáo hội mong muốn. Khi sự thu hút về đức tin tôn giáo không còn giá trị nữa thì giới lãnh đạo tôn giáo dùng áp lực chính trị để tạo ảnh hưởng trong xã hội, có nơi thì cố tình gây chiến tranh tôn giáo hay lập Quốc giáo.
6. Giáo dục thất bại
Những sai lầm kể trên không phải chỉ xảy ra từ 1990s. Những ai chê bai hay phản đối xã hội chủ nghĩa (socialism) cần phải nhìn lại thực tế của các nước Bắc Âu (Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan) để thấy rằng xã hội chủ nghĩa đó không phải là thứ xã hội chủ nghĩa mà cộng sản vay mượn để lường gạt dân cho việc xây dựng cộng sản chủ nghĩa hoang đường.
Con người cần có giáo dục để hội nhập xã hội. Các nước Bắc Âu theo xã hội chủ nghĩa có gì xấu? Họ đã giáo dục công dân của họ như thế nào? Nhìn lại nước Mỹ đã giáo dục công dân của họ như thế nào để có ngày Jan 6, 2021? Và Jan 8, 2023 dân Ba Tây bắt chước? Phải chăng đó là hậu quả của sinh hoạt dân chủ với kinh tế thị trường theo tiêu chuẩn “mạnh được, yếu thua” hay “cá lớn nuốt cá bé” và “dân chủ” có nghĩa là khi thiểu số thua đa số thì “làm giặc”? Đó là quy luật của thiên nhiên, của loài thú không phải cho loài người có nhân bản. Bạn muốn sống như con người có Nhân Tính hay như thú tính như loài vật?
Những sai lầm xảy ra cho con người và xã hội chỉ vì thiếu giáo dục. Giáo dục con người là cả một vấn đề. Các nhà sáng lập tôn giáo đều muốn giáo dục con người để sống hoà bình trong xã hội. Nhưng mỗi con người là một thế giới riêng biệt mà giáo dục chỉ là hướng dẫn, nếu con người phản kháng chối bỏ thì họ vẫn sống nhưng không biết đi về đâu cho đến khi gặp biến cố.
Tôn giáo đa số thất bại vì chỉ ru ngủ tín đồ qua giấc mơ của các nhà lãnh đạo tôn giáo vẽ ra mà không dẫn đến sự tự chủ của mỗi cá nhân. Mà nếu có thì con người lại thiếu nghị lực để theo đuổi và dễ sa ngã với những ham muốn bên đường. Vấn nạn của giáo dục là kẻ không biết đường thì lại quản trị giáo dục và con đường giáo dục nhân chủ thì lại quá khó để mọi người theo đuổi.
Khi giáo dục chỉ là để đào tạo người làm việc chứ không phải đào tạo con người sống đúng nghĩa như con người. Mà nếu đã không có con người Nhân Bản thì cho dù có là tổng thống, ông tòa hay dân biểu thì cũng có lúc nổi thú tính; nếu là thường dân thì chuyện thua bầu cử và đập phá cơ sở chính quyền cũng dễ hiểu thôi. Những con người quá khích có hiểu rằng khi một cá nhân nổi “thú tính” thì cách đối xử chỉ là áp dụng phương pháp trị thú tính mà thôi. Bạn có muốn bị đối xử như con thú hay không? “Don’t treat on me”?
Trần Công Lân
Tháng 1 năm 2023 (Việt lịch 4902)

 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s