CÁC BIẾN ĐỘNG TỚI TẬN GỐC RỄ
Công nghệ truyền thông không những đã làm thay đổi sâu xa sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội, đời sống xã hội, mà còn tạo ra các biến động tới tận gốc rễ các sinh hoạt tập thể, các tri thức cộng đồng, sức sáng tạo của cá nhân, trong một loại xã hội đôi vừa thực, vừa ảo; cùng lúc vừa phẳng, vừa rộng. Hãy nhớ lại khi con người tìm ra chữ viết, thì con người từ lo sợ đánh mất ký ức tập thể qua truyền khẩu, nhưng cùng lúc con người lại có được sử học đã quản lý không những ký ức mà cả về sự vận hành nhân tri của cả một dân tộc, của cả một văn hóa, của cả một nhân loại…. Hãy nhớ lại khi con người có toán học lại cùng lúc có thêm các khoa học lý, hóa, sinh… đã giúp con người đi vào kỹ nghệ, nhưng tại đây mỗi lần công nghệ phát triển là mỗi lần thủ công lãnh nhận những thiệt hại.
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG XÃ HỘI DÂN SỰ
Chúng ta phải nhận thấy vai trò của khoa học kỹ thuật trong sự phát triển của nhân loại, từ sản suất tới tiêu thụ, tại đây con người đã được hưởng các tiện nghi mới, từ nhân sinh tới nhân trí. Chính hiện nay nơi mà thực tế của toàn cầu hóa truyền thông qua internet tới các ứng dụng của Google, Facebook, Youtube… đã làm xáo trộn không biết bao nhiêu trật tự bình thường tưởng cứ sẽ được trường tồn, đột nhiên bị lật, bị thay, bị quỵ, bị đổ, nhưng cùng lúc chính sự phát triển của các mạng xã hội qua internet đã đóng một vai trò rất thông minh vì rất đột phá trong quá trình xây dựng xã hội dân sự, để có chức năng tích cực trong việc bảo vệ nhân quyền và tìm kiếm dân chủ tại Việt Nam, nơi mà độc đảng đã tự cho phép nó độc quyền trong bạo quyền bất nhân (hèn với giặc, ác với dân), độc trị trong tà quyền thất đức (phản dân, hại nước). Hãy sử dụng các khám phá của khoa học kỹ thuật để phục vụ cho nhân phẩm để nâng nhân quyền, hãy tận dụng các phương tiện truyền thông toàn cầu hóa để bảo vệ dân chủ để nâng dân quyền mà lật đổ độc đảng bạo quyền, độc trị tà quyền. Hãy nhận thấy trong các biến động từ khám phá khoa học kỹ thuật, thật sự có làm nên xáo trộn, trước mắt có làm nên các thiệt hại, tại đây chúng ta phải tìm ra các lý luận mới để làm mới các giá trị tâm linh, giúp ta nhìn xa trông rộng: kẻ thua hôm nay sẽ là kẻ thắng ngày mai!
CHIỀU CAO NHÂN TÂM
Các giá trị tâm linh đã vượt lên sự ngạc nhiên cần thiết của triết học trước các câu hỏi về cuộc đời để đi tìm các câu trả lời cho triết luận; các giá trị tâm linh khi đã có các câu trả lời triết lý rồi, nhưng vẫn tiếp đi theo lòng tin của nhân tâm về hướng thiện để nâng cao tuệ giác cho nhân tính. Các giá trị tâm linh dùng nội lực tự tư duy của mình để nhân lý nhận ra nhân thế như một sự sống huyền diệu mà nhân tri phải bảo vệ, mà phương pháp bảo vệ nhân loại vừa phải sử dụng không những sự chính sát của nhân lý, cùng lúc phải vận dụng cả nhân tâm để chở che cho nhân văn và nhân bản. Các giá trị tâm linh mang lực tổng hợp của nhân lý và nhân tâm, nơi mà nhân lý đưa đường chỉ lối cho chúng ta, còn nhân tâm luôn tạo niềm tin cho nhân tính để vượt qua mọi thử thách của nhân thế, mọi thăng trầm của nhân tình. Các giá trị tâm linh luôn giữ nhân lý của chúng ta luôn ở dạng thức, từ kiến thức tới tri thức, từ ý thức tới nhận thức, để hiểu được tâm cảnh thức trong nhân tri, để khi nhân trí phải ngủ trở lại thì tự thấy là nhân loại sẽ bớt vô minh đi, bớt vô tri đi, bớt vô giác đi, bớt vô cảm đi. Các giá trị tâm linh giúp mỗi cá nhân tự biết quên mình để nhận ra nhân loại, biết giữ trí tuệ mở rộng để có tuệ giác rộng mở, giúp nhân tri nâng cao nhân lý, giúp nhân trí đưa nhân vị đi theo chiều cao, tại đây nhân bản và nhân văn không bao giờ tách rời nhân tâm và nhân đạo.
TÌNH YÊU MUÔN LOÀI SONG ĐÔI VỚI TÌNH THƯƠNG ĐỒNG LOẠI
Các giá trị tâm linh mở ra nhân lộ có hai nhân phẩm cùng song hành, nơi mà tình yêu muôn loài song đôi với tình thương đồng loại; các giá trị tâm linh tạo các điều kiện tốt lành nhất của nhân đức để giúp nhân loại khi đi trên nhân lộ này sẽ gặp nhân từ, từ đó nhận ra giá trị bền chặt của nhân nghĩa. Các giá trị tâm linh luôn mang theo trí lực đi tìm con đường huyền diệu, có khi mượn huyền thoại đẹp để tạo niềm tin về sự sống, từ Sơn Tinh thắng Thủy Tinh tới Thạch Sanh thắng chằn, ở đây huyền thoại không còn là một sản phẩm của hoang tưởng tới từ mộng tưởng hoang đường, mà nó là niềm tin vào cái thiện, chính cái thiện làm nên cái mỹ, để nhân sinh giữ vững niềm tin, mà đi tiếp trên các nhân lộ mới của nhân sinh. Các giá trị tâm linh có thể chỉ là tiếng nói của tình thương giữa sa mạc không người, hay giữa xã hội đã mất nhân tính đang vô cảm trước nhân tâm, đang mất nhân tính giữa nhân thế, nhưng tiếng nói tình thương này dù đang ở giữa sa mạc, hay đang lạc lỏng giữa nhân tình đã mất nhân bản, thì kết quả tối thiểu vẫn rất tích cực, vì khi kẻ nói và nghe được lời hay ý đẹp của tiếng nói tình thương này thì đã tự biết cứu rỗi được mình rồi.
NƠI HỘI TỤ CỦA NHÂN TÂM, NHÂN LÝ, NHÂN TRI
Các giá trị tâm linh có khả năng nắm thời khắc trước mặt, ngay trong hiện tại, để vận dụng nhân lý, nhân tri, nhân trí của chính mình để suy nghĩ lại, suy tư lại, trầm tư lại, để được trở về thượng nguồn của tổ tiên, của tiền nhân, để hiểu tại sao trong thử thách của nhân sinh cũng như trong thăng trầm của nhân thế, người xưa luôn giữ được không những nhân tính, nhân tâm mà cả nhân từ, nhân nghĩa để có nhân đạo mà đi tiếp trên nhân lộ. Các giá trị tâm linh giúp ta thấy rõ cõi tâm linh không những là nơi hội tụ của nhân tâm, nhân lý và nhân tri, và trong cõi tâm linh thì tam nhân này luôn được nâng niu bảo vệ để tạo nên nhân lộ đưa nhân sinh đi theo chiều cao, nơi mà nhân văn và nhân bản sẽ thăng hoa cho nhân vị. Các giá trị tâm linh lấy nhân lý làm nền cho nhân sinh nhưng luôn giữ nhân tính để làm gốc cho nhân loại, để nhân tâm trở thành rễ sâu của nhân tình, từ đó nhân vị cứ theo hướng nhân thiện mà đi lên theo chiều cao. Các giá trị tâm linh tạo nên nhân lộ, tạo đường đi lên cho nhân tâm, tại đây nhân lý không phải là giá trị độc nhất cho nhân sinh, vì khi nhân lộ có nền vững của nhân tâm, thì nhân lộ đã trở thành nhân đạo để dẫn dắt nhân thế chọn hướng có nhân tri hay, đẹp, tốt, lành để để bồi đắp nhân tính.
CÁC GIÁ TRỊ TÂM LINH LUÔN LÀ LỰC CỦA SỰ THÔNG MINH
Các giá trị tâm linh không hề là một bộ óc được đặt trên một đống sách vở, mà là trí tuệ của nhân tri đi để hiểu nhân sinh, là tuệ giác soi rọi nhân thế để hiểu nhân loại, nên các giá trị tâm linh không hề trừu tượng vì không phải là lý thuyết suông. Vì chúng đã được trải nghiệm qua nhân thế bằng chính kinh nghiệm nhân tính của nó, vì chúng đã vượt thoát thăng trầm của nhân tình bằng chính bản lĩnh vượt thắng vô tri, vô minh, vô giác, vô cảm khi con người mất đi nhân đức, đang sa lầy trong bất nhân, thất đức. Các giá trị tâm linh luôn là lực của sự thông minh biết tháo gỡ cái khung chật hẹp bị đóng chỉ bằng cái lý của khoa học, vô tình hoặc cố ý ép uổng cái tâm đa dạng, đa phương, đa chiều. Lấy cái tâm để chế tác nhân tâm, để giúp cái lý tự đi tìm cái sống, nơi mà sự sống biết dựa vào cái tin, để tạo niềm tin như ánh sáng đưa con người ra khỏi đường hầm tối tăm mỗi lần con người lầm đường lạc lối. Thấu hiểu những nỗi buồn sâu lắng nhất nhưng ngày ngày hiển diện trong nhân tri ta, tháng năm làm thổn thức nhân tâm ta. Nơi đây ta đã làm cho tha nhân mất niềm tin vào ta; nơi mà ta đã đánh mất niềm tin ngay trên nhân lộ của mình. Nỗi buồn trở thành nỗi đau thậm tệ khi ta đã đánh mất tiền đồ của tổ tiên, đánh mất lòng tin của dân tộc, đánh mất tương lai của hậu sinh, chỉ vì sự bất cẩn của ta trước bọn buôn dân, bán nước.
CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM LÀ AI?
Tù nhân lương tâm, mang hệ lương (lương tâm, lương thiện, lương tri) đi tù, vào tù vì lương tâm của mình, như vậy bạo quyền của độc đảng toàn trị, tà quyền của cơ chế độc trị, ma quyền của công an trị như đang bỏ tù cả dân tộc, cả đồng bào khi chúng đẩy các tù nhân lương tâm vào vòng lao lý. Tù nhân lương tâm là tuyến đầu trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền vì nhân phẩm. Tù nhân lương tâm là những đứa con tin yêu của Việt tộc bằng lương tri của mình: «Sống lâu mới biết lòng người có nhân!». Tù nhân lương tâm nhắc cho dân tộc, cho đồng bào là nhân quyền luôn có chỗ dựa trên hệ nhân nơi mà nhân phẩm là gốc của nhân tâm, nhân từ, có rễ là nhân bản, nhân văn, có cội là nhân tính, nhân lý, làm nguồn cho nhân tri, nhân trí, tất cả cùng bồi đắp cho nhân vị. Tù nhân lương tâm chấp nhận: tù đày, tra tấn, nhục hình, truy sát… để đưa cả hệ nhân này vào nhân đạo, để đi trọn con đường từ nhân ái tới tận nhân nghĩa, tù nhân lương tâm là những đứa con kiên cường của Việt tộc bằng quyết tâm của mình: «Đường mòn nhân nghĩa chẳng mòn!».
TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM MỞ CỬA CHO DÂN TỘC THẤY CHÂN TRỜI CỦA NHÂN QUYỀN
Họ đẩy cửa cho đồng bào thấy rạng đông của dân chủ, bằng chọn lựa của hệ đa: nhận đa đảng để đón đa tài, quý đa trí để dâng đa năng, trọng đa dũng để tạo đa hiệu. Tù nhân lương tâm xuất hiện rồi dùng nhân tính để xóa não bộ của bạo quyền độc đảng toàn trị, dùng nhân lý để tẩy não trạng của tà quyền cơ chế độc trị, dùng nhân bản để gỡ não hoạn của ma quyền công an trị. Tù nhân lương tâm đầy chính nghĩa là những đứa con ngoan dũng của Việt tộc: «Sống có nhân mười phần không khó». Tù nhân lương tâm bồng, ẵm, bế, cõng hệ đạo trong chính nhân kiếp của mình, để làm sáng lên đạo lý: Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ của tổ tiên, để làm rõ ra đạo đức của Việt tộc: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Chính đạo lý khi song hành cùng đạo đức làm nên luân lý qua bổn phận và trách nhiệm của Việt tộc khi gọi nhau là đồng bào, cùng tổ tiên, cùng huyết thống. Trên thượng nguồn lập quốc con dân Việt đã sinh ra cùng một bào thai thủa nào của cha Lạc Long Quân, của mẹ Âu Cơ, luôn thấy để thấu: «Máu chảy ruột mềm». Tù nhân lương tâm là những đứa con đoan chính của Việt tộc qua dấn thân: “Máu chảy tới đâu ruột đau tới đó”.
TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM MANG KIẾN THỨC CỦA GIỐNG NÒI
Tù nhân lương tâm vận dụng lý luận của sự thật để nhận ra chân lý, sử dụng lập luận của chân lý để tìm ra lẽ phải, tận dụng giải luận của lẽ phải để diễn luận chiều cao của lương tâm, chiều sâu của lương thiện, chiều rộng của lương tri. Hệ lý có nội công của lý luận để biết đường đi nẻo về của nhân đạo; có bản lĩnh của lập luận để xây nền đắp gốc cho nhân vị; có tầm vóc để dựng tường, xây mái cho nhân bản. Tù nhân lương tâm là những đứa con tỉnh táo trong sáng suốt của Việt tộc: «Người khôn chưa đắn đã đo, chưa ra tới biển đã dò nông sâu». Tù nhân lương tâm mang kiến thức của giống nòi, của đất nước để phục vụ cho tri thức của dân tộc, của đồng bào; dâng trí thức của mình để trao ý thức cho xã hội, cho quần chúng; truyền nhận thức của mình để tạo ra tỉnh thức cho bao thế hệ mai hậu. Hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) chế tác ra hệ sáng: lấy sáng kiến để giống nòi được tiến hóa, lấy sáng tạo để dân tộc được thăng hoa, lấy sáng chế để xã hội được tiến bộ. Hệ thức song đôi cùng hệ sáng (sáng kiến vì dân chủ, sáng tạo vì nhân quyền, sáng chế vì đa nguyên) thì bạo quyền của độc đảng toàn trị sẽ bị thay, tà quyền của cơ chế độc trị sẽ phải lùi, ma quyền của công an trị sẽ tự diệt! Tù nhân lương tâm là những đứa con thông minh của Việt tộc, có
«điều hay, lẽ phải» để «nhìn xa trông rộng».
Lê Hữu Khóa
Giáo sư Đại học* Giám đốc Ban Cao học châu Á * Giám đốc biên tập Anthropol-Asie * Chủ tịch nhóm Nghiên cứu nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris * Cố vấn thẩm định giáo dục và nghiên cứu đại học Bourgone-Franche-Comté * Biên tập viên tập chí Hommes&Migrations * Thành viên Hội đồng khoa học bảo tàng lịch sử nhập cư * Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới. Các công trình nghiên cứu Việt Nam học của Lê Hữu Khóa có thể tham khảo qua facebook VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa).