Quốc Hội Thiếu Đạo Đức

Bạn thân
Bạn nghĩ như thế nào nếu bạn ở trên một chiếc máy bay mà người phi công đó không có kinh nghiệm, không qua bất cứ trường huấn luyện nào để biết lái máy bay, không có bằng lái máy bay mà là bằng giả?
Bạn nghĩ như thế nào khi lên bàn mổ tim mà người bác sĩ mổ tim đó chưa bao giờ trải qua kinh nghiệm y khoa, bằng bác sĩ giả và người y tá giúp trong phòng mổ cũng nói dối về kinh nghiệm nghề nghiệp của mình?
Nếu bạn đi xin việc, sau khi công ty nhận bạn vào công ty và họ phát hiện ra bạn nói dóc về trường học, việc làm trong quá khứ thì bạn sẽ bị đuổi ra khỏi công ty bởi một con người nói dối thì khó mà có lòng tin đối với người khác. Dù bạn ở bất cứ vị trí nào của công ty, nói dối là điều không thể chấp nhận bởi sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
Đó là chuyện bên ngoài đời sống xã hội. Còn chuyện chính quyền thì lại khác.
Một vị dân biểu vừa thắng cử ở New York, ông George Santos, đã bị báo chí phanh phui về chuyện nói dối về nguồn gốc dân tộc Do Thái, việc làm và trường học. Tất cả sự nói dóc này sẽ không làm ảnh hưởng đến 2 năm sắp tới của ông này bởi Quốc Hội của Hoa Kỳ không có điều luật nào trong việc xử lý những thành viên trong Quốc Hội nói dóc.
Mà đâu phải chỉ chuyện nói dóc thôi. Các vị dân cử ở cả hai viện, khi Quốc Hội có trát tòa đòi hỏi vị dân cử ra cuộc điều trần nào đó, họ xem thường trát tòa và Quốc Hội không làm được gì ngoại trừ đề nghị cơ quan Tư Pháp có biện pháp trừng trị chuyện này. Và cơ quan Tư Pháp có làm chuyện đó hay không lại là chuyện khác.
Điều không thể hiểu đó là những ngành nghề có ảnh hưởng đến sinh mạng, tài chính của người khác khi xin việc đều phải qua một hệ thống để kiểm chứng sự thật trước khi cá nhân đó được mướn. Ngành bác sĩ, phi công, y tế điều đòi hỏi phải có kinh nghiệm và khả năng. Nếu bạn nói dối là có bằng phi công và cho dù đã được nhận vào làm việc cho công ty, nhưng khi phát hiện bạn không có bằng phi công thì bạn sẽ bị đuổi ra ngay bởi nếu không thì công ty sẽ bị thưa kiện nếu tai nạn xảy ra do anh phi công không có bằng này. Điều này không xảy ra trong cơ cấu chính quyền của Mỹ.
Cơ cấu chính quyền có chính sách ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội thì cần những con người có khả năng, tư cách, nhân cách để khi họ đưa ra một luật nào đó, những tính chất về con người của họ sẽ ảnh hưởng đến luật có nhân bản trong việc phục vụ xã hội hay không. Tiếc rằng cơ cấu chính quyền của Mỹ, ngay từ thời lập quốc, người sáng lập không quan tâm nhiều về nhân cách, tư cách, cũng như đạo đức của một con người. Từ đó họ không hề đặt ra luật hoặc ghi rõ trong bản Hiến Pháp hầu đưa ra những tiêu chuẩn cần thiết cho những ai muốn đóng góp vào bộ máy của chính quyền. Sự sai sót đó đẻ ra rất nhiều vị được dân bầu chọn hoàn toàn thiếu đạo đức và khả năng, sẵn sàng nói dối mà chính cơ chế đó không có biện pháp chế tài. Và người dân không làm gì được ngoại trừ chờ đợi mùa bầu cử sau đó.
Nếu đời sống xã hội xem việc nói dối là điều không thể chấp nhận thì cơ cấu Quốc Hội Mỹ xem nói dối là điều sẽ không bị trừng phạt bởi luật pháp cho phép và họ cũng không muốn có sự chế tài với thành viên Quốc Hội của họ. Vậy thì tính cách Dân Chủ ở Mỹ cần phải xét lại. Khi người dân bầu một người vào cơ cấu cầm quyền và sau đó phát hiện người đó không xứng đáng bởi nói dối nhiều chuyện mà không làm được gì, cũng như cơ chế Quốc Hội không làm được gì thì cái dân chủ đó có thực sự là dân chủ?
Người Việt có câu “thức khuya mới biết đêm dài”. Câu này không những đúng ở thực tế thức khuya mà sống ở Mỹ lâu năm mới biết hệ thống dân chủ của Mỹ có nhiều điểm sơ hở mà nếu nhìn rõ lại, người dân chỉ có quyền duy nhất là đi bầu mà không có truất phế người không có khả năng, tài và đức.
Trần Thị Lan Anh
Tháng 1 năm 2023 (Việt lịch 4902)

 

 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s