Giải Luận: Xã Hội (P13)

THAM NHŨNG TRẮNG, THAM NHŨNG XÁM THAM NHŨNG ĐEN
Tà quyền và tham nhũng đi đêm để thao túng xã hội, giật dây quần chúng, suy kiệt tài nguyên đất nước, xói mòn nguyên khí của dân tộc, thì chúng bất chấp đạo lý yêu nước, luân lý tổ tiên, trong bối cảnh hiện nay là đảng nát như tương, nước nát như cám. Tà quyền và tham nhũng khi chung chạ với nhau thì luôn dìm, luôn trấn để làm ngộp, làm nín quá trình song hành phạm pháp và tội phạm của chúng. Khi bắt được một thủ phạm, thì đồng phạm luôn tìm cách thủ tiêu thủ phạm này để thủ tiêu nhân chứng trước luật pháp, cho nên tà quyền và tham nhũng sẵn sàng ám sát và ám hại đồng bọn của chúng. Đầu môi chót lưỡi “đồng chí” chỉ để làm trò hề cho chúng. Tà quyền và tham nhũng dùng hệ ám (ám sát, ám hại) qua các thủ đoạn đầy ám chướng, đây là một trong các bản chất chính gốc của âm binh, khi bị ánh sáng của công pháp soi tới. Có ba loại tham nhũng khác nhau: tham nhũng trắng, “khi chấp nhận được thì cho phép,” như tặng quà bánh, hoa… trong quan hệ xã hội, nghề nghiệp, cơ chế…. Tham nhũng xám, dùng tiền để mua quyền, thì luật pháp phải có mặt để xét xử. Tham nhũng đen, dùng tiền và dùng quyền để gây tác hại, có hậu nạn cho quốc gia, dân tộc, qua các phương án, kế hoạch, công trình trong công vụ thì phải xử theo hình sự, vì là tội phạm, có khả năng gây ra tội ác.
ÂM BINH LUÔN THA HÓA QUYỀN LỰC ĐỂ THA HÓA PHÁP LUẬT
Khi mà âm binh đã có mạng lưới thành mạng nhện để gài bẫy xã hội, quốc gia, dân tộc, mà nạn nhân luôn là những kẻ “bé cổ, ngắn họng”, tức là dân đen, dân oan, là dân chúng không có nhân quyền, vì không có chế độ dân chủ để bảo vệ họ, thì đây là loại âm binh luôn tha hóa quyền lực để tha hóa pháp luật. Ta biết tiền điều khiển người, và tiền điều khiển cả thời gian lẫn không gian xã hội, kẻ chi tiền để hối lộ luôn nghĩ là mình khôn lanh khi tiết kiệm được thời gian, và kẻ tham nhũng khi làm tiền rồi thu tiền luôn khai thác triệt để loại ảo tưởng khôn lanh này để trục lợi. Tại đây, bọn âm binh này làm hao tổn năng lượng và công sức cho xã hội, mà thực tế này không hề được xem xét tới trong con tính của bọn tham nhũng. Trong cách nói nhân gian: “có tiền mua tiên cũng được”, thì kẻ chấp nhận loại thực tế này là kẻ không có đạo lý dân tộc, không có luân lý cộng đồng, không có đạo đức xã hội, vì đây là loại ngữ pháp đã bị âm binh hóa rồi.
TÀ DIỆN CỦA THAM NHŨNG
Tham nhũng luôn lộ bộ mặt: sành đời và sành ăn chơi, sành luật và sành quen biết, sành trò lách luật và trò thoát luật. Tham nhũng có cặp song hành: đạo đức giả đi cùng bạo động, phạm pháp đi cùng lạm quyền, đe dọa đi cùng khủng bố. Tham nhũng có mặt trong nguồn máy lãnh đạo. trong cơ chế của chính quyền; trong quen biết an ninh (cảnh sát và công an). Tham nhũng đa tà diện: độc quyền quyết định và đa quyền trong quen biết (dùng quan hệ); độc trị để cả quyết và lạm quyền trong hành động (dùng hậu duệ); độc tôn để điều khiển và phạm pháp để trục lợi (dùng tiền tệ). Tham nhũng luôn tìm có nhiều chức năng để tăng khách hàng đến tìm tham nhũng, chúng vừa là bộ trưởng, vừa là dân biểu; vừa là đảng ủy, vừa là ủy ban nhân dân… Nhiều chức năng để có nhiều quyền, quen được nhiều bao thầu, để gặp được nhiều đối tượng và đối tác trong quan hệ tham nhũng. Nhiều chức năng để qua được các cửa của nhiều cơ chế, để gặp nhiều khách hàng, để có được nhiều nguồn hối lộ. Tham nhũng luôn tạo ba đồng hành trong bóng tối: đồng hội đi đêm để đồng chí phạm pháp; đồng hội chia lợi để đồng chí giấu lời, đồng hội che chở nhau để đồng chí giấu tội nhau.
YÊU CÔNG LÝ ĐỂ CHỐNG THAM NHŨNG
Chống tham nhũng phải có luật pháp đúng trong nghiêm minh, để nghiêm túc lúc thi hành luật, chưa đủ! Xã hội phải có ngữ vựng đúng, ngữ văn đúng để có ngữ pháp đúng; luật pháp đúng luôn song hành cùng ngôn ngữ đúng! Đây là đường đi nẻo về của công lý làm ra pháp luật, một tình yêu của các công dân vô vụ lợi dùng luật pháp để chống chống tà quyền và tham nhũng, nếu cần thì làm mới luật theo hướng công bằng-công lý-công pháp. Như vậy xã hội học phải hiểu để thấu bản lĩnh và nội công của hệ công (công bằng-công lý-công pháp) mang sung lực để tạo ra chủ thể công dân vô vụ lợi, để nhận diện ra bất bình đẳng tạo ra bất công trong xã hội. Nếu tự “vỗ ngực” là yêu công lý mà nhắm mắt, khoanh tay, cúi đầu, quỳ gối để “làm ngơ” trước bất công vì sợ bạo lực của tà quyền và tham nhũng, quay lưng-bỏ mặc dân chúng là nạn nhân của bạo quyền thì chắc chắn không phải là kẻ yêu công lý!
CÔNG DÂN CÔNG PHÁP
Muốn chống tham nhũng với vai trò công dân thì công dân phải tích cực dùng luật pháp, công dân còn là chủ thể dùng sáng tạo làm mới luật pháp; để trở thành công dân công pháp dùng nhân quyền vì dân chủ mà tạo ra các mặt trận chống tham nhũng. Bằng luật pháp, bằng đạo đức, bằng dân chủ, bằng quyết tâm chống bạo quyền, chống tà quyền, bằng tự do trực diện vừa để hưởng tự do, vừa để tuyên bố tự do của chính mình. Chế tác ra các diễn đàn chống tham nhũng. Tạo không gian công chúng nói thẳng để nói đúng, có cảnh giác, có tố cáo. Tạo không gian quần chúng nói đúng về hậu quả vật chất, kinh tế, tài chính do tham nhũng gây ra. Tạo không gian cộng đồng nói trúng về hậu quả trực tiếp xúc phạm tới đạo đức, đạo lý, luân lý. Vận dụng tối đa các mạng truyền thông lợi ích tập thể trong định nghĩa đúng thế nào là lợi ích tập thể để chống tham nhũng, để chế tác ra chủ thể công dân trực tiếp để chống tham nhũng, để đấu tranh cho độc lập tư pháp để chống tham nhũng. Qua quá trình này, xã hội dân sự phải cho ra đời càng sớm càng hay: những công dân báo động (lanceurs d’alerme) mỗi lần tham nhũng xuất hiện, ló mặt. Tại Bắc Mỹ, trong đó Canada đã cơ chế hóa và pháp lý hóa để bảo vệ các công dân báo động này. Chỉ khi nào có tư pháp thực sự dân chủ mới chống được tham nhũng của tà quyền, trong đó công pháp có công bằng qua công lý tuyệt đối thì phải xử lãnh đạo tham nhũng như xử thường dân phạm tội. Hãy suy nghĩ vì vĩnh hằng của chân lý, vì trường cửu của đạo lý! Vì tà quyền và tham nhũng luôn phản lại chân lý và đạo lý.
TÀU TẶC: KẺ XÂM LƯỢC
Kẻ xâm lược luôn tìm cách thủ tiêu quá trình tự do hóa của các nạn nhân, khi họ đi tìm con đường nhân cách hóa cuộc đời của họ, đó chính là quá trình tự lập hóa, tự chủ hóa, xác nhận quyền làm người cùng lúc bản sắc văn hóa và văn minh của mình, đây là quá trình rất minh bạch đòi hỏi được đối xử công bằng, tức là ngang hàng nhau, không ai được “đè đầu ai”. Đây là chuyện làm kẻ xâm lược “ngày đêm lo lắng”, đừng nghĩ rằng nó “ăn trên ngồi trốc” rồi “vinh thân phì gia”, mà phải lý luận là nó cũng phải mất thời gian, năng lượng, tâm trí để nghĩ sâu thêm về sự can đảm dẫn tới cái bất khuất của kẻ bị trị; nhất là Việt tộc đã có thông minh, kinh nghiệm, trí tuệ trong việc diệt ngoại xâm. Kẻ xâm lược rất ngại nạn nhân của nó đi tìm các nguồn bảo kê khác để thay đổi quan hệ giữa người và người, nơi mà công bằng trong quan hệ được công lý bảo đảm qua pháp luật. Kẻ khống chế rất lo lắng nạn nhân của nó phát huy tính thông minh dẫn tới chủ động đi tìm các đối tác mới công bằng hơn với họ hơn trong cái thông minh được xem là văn minh nhất hiện nay là cái thông minh biết tôn trọng lẫn nhau. Kẻ xâm lược suồng sã trong các hệ xâm, khống, bạo, tà… mà cũng là nhà tù trong quá trình vô đạo lý vì vô giáo dục của nó, nên nó rất “bồn chồn”, có khi như “mất hồn”, trước các đồng minh mới của nạn nhân thông minh, biết khai thác nhân trí của nhân loại, bảo vệ nạn nhân vì tôn trọng nạn nhân trong nhân quyền.
Giải Luận: Xã Hội (P14)
Lê Hữu Khóa
Giáo sư Đại học* Giám đốc Ban Cao học châu Á * Giám đốc biên tập Anthropol-Asie * Chủ tịch nhóm Nghiên cứu nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris * Cố vấn thẩm định giáo dục và nghiên cứu đại học Bourgone-Franche-Comté * Biên tập viên tập chí Hommes&Migrations * Thành viên Hội đồng khoa học bảo tàng lịch sử nhập cư * Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới. Các công trình nghiên cứu Việt Nam học của Lê Hữu Khóa có thể tham khảo qua facebook VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa).

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s