Khánh Lý và Gia Tài Của Mẹ

Gia tài của mẹ
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn.
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, một rừng xương khô
Gia tài của mẹ, một núi đầy mồ.
Dạy cho con tiếng nói thật thà
Mẹ mong con chớ quên màu da
Con chớ quên màu da, nước Việt xưa
Mẹ mong trông con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa
Ôi lũ con cùng cha, quên hận thù.
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan
Gia tài của mẹ, nhà cháy từng ngàn.
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, một bọn lai căng
Gia tài của mẹ, một lũ bội tình.
Vừa rồi tại Việt Nam xôn xao vì Khánh Ly về VN hát, có gì lạ? Ca sĩ hải ngọai về Việt Nam hát kiếm sống là chuyện “giao lưu văn nghệ” thường tình và Khánh Ly không phải là người đầu tiên. Nhưng 25/6/2022 tại Đà Lạt, Khánh Ly hát “Gia tài của Mẹ” và nhà nước Cộng sản Việt Nam cảm thấy như đang bị cháy nhà. Các cơ quan văn hóa cuống cuồng tìm phản ứng để bảo đảm sự an toàn của chế độ vì không biết phản ứng của quần chúng sẽ như thế nào?
Có gì xảy ra trong biến cố này?
Các tổ chức chính trị Việt Nam hải ngoại có thấy gì xảy ra không?
Các nhà “bình luận” thường chê bai nhạc Trịnh Công Sơn là phản chiến, Khánh Ly về Việt Nam hát là phản bội “chính nghĩa dân tộc” (?) có thấy gì xảy ra không?
Nhạc vàng đã được nhà nước cộng sản Việt Nam cho phổ biến lại, kể cả sách vở dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Nhạc Trịnh Công Sơn cũng vậy, tuy có một số bài còn bị cấm (không rõ lý do vì nhà nước còn ú ớ). Nhà nước cộng sản Việt Nam cấm “Huế-Sài Gòn-Hà Nội” vì khí thế cách mạng dân tộc thứ thiệt nên nhà nước sợ là phải. Còn “Đêm thấy ta là thác đổ” thì có gì ghê gớm mà nhà nước phải sợ? Có ai hiểu nỗi sợ của nhà nước về bản nhạc này không? Các nhà phê bình Trịnh Công Sơn phản chiến thử lên tiếng xem sao?
Đã có nhiều ca sĩ hải ngoại cũng như trong nước hát nhạc Trịnh Công Sơn và không có biến động gì xảy ra. Mà nếu nhà nước cấm thì dân hát lén, hát chui hay lên mạng tìm nghe thì cũng vậy thôi. Nhưng tại sao với Khánh Ly và Gia Tài Của Mẹ thì lại khác.
Từ khi đội võ trang tuyên truyền của cộng sản Việt Nam thành lập thì rõ ràng mục đích chính của cộng sản Việt Nam là tuyên truyền (nếu không được thì dùng vũ khí đàn áp, thủ tiêu). Mà phương tiện tuyên truyền nhạy cảm nhất là âm nhạc. Trong thời kháng chiến vì mượn danh nghĩa dân tộc nên toàn dân tham dự và sáng tác những tác phẩm bất hủ đến nay vẫn còn giá trị. Khi cộng sản Việt Nam lộ mặt thật, cầm quyền 1945 thì nhân tài chạy vào Nam. Nhạc Việt miền Bắc là nhạc chết vì do đảng chỉ đạo.
Riêng tại miền Nam thì nhiều nhạc sĩ có tài, sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng và Nhạc Vàng vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay. Nhưng riêng dòng nhạc Trịnh Công Sơn thì hoàn toàn khác. Trịnh Công Sơn viết về tình yêu, con người, dân tộc, quê hương. Đã là nhạc sĩ (nghệ sĩ) thì không có tính chính trị nhiều. Một số có thể tránh để được yên (đa số nhạc sĩ miền Nam). Một số bị dính mắc vào chính trị vì ngây thơ, vì bị gạt vì đó là sở trường của cộng sản. Và như chúng ta đã thấy: người đứng giữa bị chụp mũ giữa 2 lằn đạn. Trịnh Công Sơn đứng giữa 2 lằn đạn không phải như Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hay thành phần thứ ba (trung lập) trong chính trường miền Nam vì họ là cơ hội chủ nghĩa. Họ không có lập trường và khả năng giải quyết cuộc chiến mà chỉ bị cộng sản lợi dụng, xúi giục, gài bẫy. Và chính họ cũng không biết tương lai sẽ đi về đâu. Trịnh Công Sơn chỉ là nhạc sĩ, có người gọi ông là thiên tài. Thiên tài hay không thì phải đi vào nhạc của ông mới rõ.
Nhạc Trịnh Công Sơn thì phải có Khánh Ly. Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn ngay từ đầu, từ lúc còn nhỏ, mới vào nghề ca hát. Khánh Ly thuộc loại ca sĩ đơn giản, không màu mè và đó chính là đặc tính của nhạc Trịnh Công Sơn. Nhạc Trịnh Công Sơn không đòi hỏi nhạc cụ nhiều, chỉ cây đàn guitar là đủ. Đa số nhạc Trịnh Công Sơn dễ hát vì không đòi hỏi trình độ điêu luyện và đó là yếu tố khiến nhac Trịnh Công Sơn dễ lan truyền trong giới thanh niên sinh viên.
Khi mất chính nghĩa dân tộc, cộng sản Việt Nam dựa vào sự chỉ đạo của Trung Cộng: ăn chơi, làm giàu để ru ngủ thanh niên. Tuy cho phổ biến các sách vở thời Việt Nam Cộng Hòa nhưng nền giáo dục đã băng hoại. Tình trạng ngu dân cho thấy thanh niên nam nữ đi lao động, buộn lậu, đĩ điếm tại nước ngoài. Cộng sản Việt Nam mở cửa cho thế giới đầu tư nhưng người dân không được huấn luyện để vươn lên mà phải nhờ vào sự huấn luyện của các công ty, tổ chức nước ngoài. Để tránh xung đột với đàn anh Trung Cộng đang nuốt VN từ từ thì cộng sản Việt Nam phải phá nát gia tài văn hóa Việt để văn hóa Trung Cộng có đất phát triển.
Và đó là hình ảnh “Gia tài của Mẹ”. Mẹ Việt Nam.
Chỉ trong nội dung của một bài hát Trịnh Công Sơn vẽ lên thảm họa của đất nước, dân tộc, của kẻ tội phạm, của hướng đi tương lai cho người Việt….
Sau 1975 đến nay, ít nhất hai thế hệ tuổi trẻ VN đã không biết gì về cuộc chiến Nam – Bắc 1954-1975 ngoài trừ sự tuyên truyền, nhồi sọ của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Trong khi các tổ chức chính trị Việt Nam hải ngoại sau hơn 45 năm vẫn chưa có dịp tuyên truyền về chính nghĩa dân tộc với người dân trong nước một cách trực tiếp, sống động, thì chuyện ca sĩ Khánh Ly hát “Gia tài của Mẹ” từ Nam ra Bắc với sự tham dự của người dân trong nước ở mọi lứa tuổi sẽ có tác dụng như thế nào? Họ sẽ nghĩ gì sau buổi trình diễn đó? Tác động tinh thần nếu có, có giá trị gấp trăm lần các điệp vụ biên giới, đưa người về hoạt động trong nước của các tổ chức chính trị. Và mọi người đều biết để thay đổi VN thì phải có sự đóng góp của toàn dân VN. Cái làm rung chuyển tâm hồn và đánh thức lòng yêu nước của người dân bằng lời nhạc “Gia tài của Mẹ”?
Đó là điều cộng sản Việt Nam lo sợ: đám đông nổi loạn. Nhất là khi tuổi trẻ khám phá ra họ đã bị lừa dối qua bao nhiêu thế hệ vì lịch sử Việt Nam đã bị cạo sửa và dân tộc Việt đã bị lỡ mất bao cơ hội vươn lên với thế giới chỉ vì sự lãnh đạo giả dối và ngu dốt của cộng sản Việt Nam thì phản ứng của họ sẽ như thế nào? Chẳng có máy móc, phương pháp nào để đo lường ảnh hưởng của lời nhạc tác động vào tâm tư tuổi trẻ, và bao lâu thì sẽ dẫn đến hành động? Nhà nước rất sợ “diễn biến hòa bình” vì không biết đâu mà đỡ.
Lời kêu gọi của các tổ chức chính trị thường rỗng tuếch, sáo ngữ khiến dân nghi ngờ, các lãnh tụ thường ẩn danh, ai biết mà tin? Còn Trịnh Công Sơn, ông đã chết. Cho dù còn sống thì Trịnh Công Sơn cũng chẳng màng làm chính trị hay lãnh tụ. Di sản Trịnh Công Sơn để lại là những bài hát. Hát nhạc Trịnh Công Sơn mà không cảm nhận được ý nghĩ thì tâm hồn bạn đã chết. Nếu cảm nhận mà không đóng góp gì cho dân tộc, đất nước thì tâm hồn bạn đã chai mòn.
Vậy thì có ai còn chê nhạc Trịnh Công Sơn là phản chiến, thân cộng không?
Phải chăng đó là cú đấm bọc nhung mà không ai thấy?
Nhạc Trịnh Công Sơn với lời hát mang ý nghĩa về con người, dân tộc có tác dụng xây dựng, giáo dục con người Việt qua lịch sử và tương lai của dân tộc nhưng ai là người biết khai thác, vận dụng “Gia tài của Mẹ” mà Trịnh Công Sơn để lại cho dân tộc?
Các tổ chức chính trị nên tổ chức cán bộ học tập nhạc Trịnh Công Sơn vì lời hát Khánh Ly với “Gia tài của Mẹ” có sức mạnh bằng hàng ngàn họng súng và lan nhanh hơn cuồng phong, bão tố.
“Công Tâm” hay “Công thành”?
Trần Công Lân
Tháng 7 năm 2022 (Việt lịch 4901)

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s