Thế Nào Gọi Là Minh Bạch?

Người Việt trong các tổ chức thiện nguyện ít khi nào quan tâm về chuyện minh bạch, đặc biệt là sự minh bạch về mặt tài chính. Có người cho rằng hãy vào sở thuế của liên bang để xem giấy tờ thuế và cho rằng đó là sự minh bạch bởi ai cũng có thể xem giấy tờ thuế của một tổ chức thiện nguyện.
Thực tế thì giấy tờ thuế mà các tổ chức thiện nguyện khai với sở thuế mà ai cũng có thể xem giấy tờ thuế đó hoàn toàn không nói lên được tính minh bạch của nó. Hãy lấy thí dụ để chỉ ra cái tính không minh bạch này.
Tổ chức thiện nguyện International Institute for Vietnam do ông Đoàn Viết Hoạt làm chủ tịch. Trong giấy tờ thuế năm 2016, trang 2 phần IV có ghi tên ông Phan Hồng là người giữ sổ sách của tổ chức này. Thực tế ông Hồng hoàn toàn không hề giữ sổ sách cho tổ chức này nhưng ông Đoàn Viết Hoạt bắt cóc bỏ đĩa (chuyện này xảy ra rất thường nếu ai đó đã từng tương tác với ông Hoạt) và không hề thông báo cho ông Hồng biết điều này.
Đầu năm 2017, ông Hoạt có hỏi ý kiến ông Hồng về chuyện khai thuế mẫu 990-N hay 990-EZ cho giấy tờ thuế năm 2016. Ông Hồng có giải thích là nếu số tiền nhận vào cho trong năm là trên 50 ngàn thì phải khai mẫu 990-EZ. Đó là ý kiến duy nhất ông Hồng đã đóng góp chứ ông Hồng hoàn toàn không hề giữ sổ sách cũng như sinh hoạt trong tổ chức thiện nguyện này. Vậy thì nếu chỉ dựa vào giấy tờ thuế để chứng minh sự minh bạch là một nhận định sai lầm mà dẫn chứng bên trên cho thấy. Năm 2022, ông Hồng phát hiện ra chuyện này và đã gửi thư bằng tiếng Anh gửi thẳng cho ông chủ tịch (Đoàn Viết Hoạt) và thủ quỹ của tổ chức này, xác nhận ông Hồng chưa bao giờ làm chuyện giữ sổ sách bởi đây không phải là chuyện đùa với sở thuế đối với cá nhân của ông Hồng (làm cho sở thuế). Ông Hoạt gửi thư bằng tiếng Anh xin lỗi và xác nhận là trước năm 2016 cũng như 2016 đến hiện nay, hoàn toàn không có ai tên Phan Hồng giữ sổ sách cho tổ chức của ông và ông ta không hiểu tại sao cái tên Phan Hồng nằm trên đó. Một hình thức xin lỗi nhưng chạy trốn trách nhiệm, âm thầm bắt cóc bỏ đĩa và không hề hỏi ý kiến ông Hồng cho sự kiện này.
Chưa kể tổ chức thiện nguyện của ông Hoạt, người thủ quỹ từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 11 năm 2019 là người bù nhìn. Mọi chi phí, ký ngân phiếu, nhà băng bao nhiêu tiền chỉ có mình ông Hoạt biết và tự quyết định. Cuối cùng người thủ quỹ phải xin rút ra khỏi tổ chức này vì không muốn là bù nhìn cho ông Hoạt.
Nếu giấy tờ thuế không chứng minh được sự minh bạch vậy thì thế nào gọi là sự minh bạch, đặc biệt về mặt tài chính?
Sự minh bạch phải được hiểu là mọi chi tiêu, quyết định trong một tổ chức thiện nguyện đều được bàn cãi, ghi nhận trong các buổi họp của hội đồng quản trị và lưu trữ những nội dung buổi họp đó để khi ai đó thắc mắc sự minh bạch thì hội đồng quản trị của tổ chức có thể chứng minh cho họ xem là có sự minh bạch. Một tổ chức thiện nguyện mà hội đồng quản trị chỉ là bù nhìn, mọi quyết định chi thu do một người duy nhất nắm giữ và anh thủ quỹ tuy có tên trong nhà băng nhưng hoàn toàn không hề nắm rõ số tiền trong nhà băng hoặc có cái quyền ký chi phiếu thì đây là một tổ chức hoàn toàn thiếu minh bạch nếu không muốn nói là một tổ chức độc tài.
Sự minh bạch về mặt tài chính là có một cơ cấu kiểm soát hầu giảm thiểu sự biển thủ tài chính. Thí dụ người vợ giữ sổ sách và ông chồng làm thủ quỹ thì đây là cơ hội rất cao để cả hai cá nhân này biển thủ tiền của tổ chức mà khi phát hiện thì quá muộn. Cho nên người giữ sổ sách và người ký chi phiếu (thủ quỹ) phải là hai người không có sự quan hệ gia đình, hoặc bạn bè thân thích mà sự thân thích đó có thể đưa đến sự đồng lõa để biển thủ tài chính.
Sự minh bạch phải được hiểu là nếu cần chi phí cho một vấn đề nào đó mà chi phí đó có lợi cho những người trong hội đồng quản trị thì cần phải tránh ngoại trừ chi phí lựa chọn đó có lợi cho tổ chức thiện nguyện. Thí dụ: cơ quan thiện nguyện mở tiệc để gây quỹ tại một nhà hàng mà lại chọn nhà hàng của một người nằm trong hội đồng quản trị thì chuyện này cần phải bàn thảo tại sao phải chọn nhà hàng này bởi đây là một hình thức lợi dụng quyền hạn trong tổ chức để làm lợi cho cá nhân. Còn đặt giả sử nếu so với những địa điểm khác, chất lượng giống nhau, nhưng nếu chọn nhà hàng của người trong hội đồng quản trị và giá cả được bớt 30% thì quyết định này phải ghi rõ trong buổi họp để người ngoài thấy được sự minh bạch trong quyết định lựa chọn nhà hàng của người trong hội đồng quản trị.
Có người quan niệm rằng nếu làm đúng thì cần gì phải quan tâm đến chuyện minh bạch. Quan niệm này chỉ đúng một phần bởi thế nào gọi là làm đúng? Làm đúng nhưng hệ thống điều hành có lỗ hổng thì từ sự làm đúng người ta có thể lợi dụng lỗ hổng đó để làm sai. Đã là con người thì tham-sân-si luôn luôn có cho nên phải cẩn trọng trong sự minh bạch để người ngoài và người trong cơ cấu tổ chức thiện nguyện tin tưởng trong sự điều hành của tổ chức thiện nguyện.
Mong rằng những tổ chức thiện nguyện của người Việt, những tổ chức gọi là “đại diện cộng đồng người Việt” cần xem xét lại những điều nói bên trên. Khi ai đó đặt vấn đề minh bạch thì những tổ chức thiện nguyện người Việt có hiểu minh bạch ra sao hay lại nói là vào xem giấy tờ thuế để thấy sự minh bạch mà điều này hoàn toàn không hề có như đã nhận định trong bài viết này.
Vũ Hoàng Anh Bốn Phương
Tháng 3 năm 2022 (Việt lịch 4901)

 

 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s