Sẽ không có dân chủ nếu không có quá trình giáo dục để đào tạo ra các chủ thể dân chủ, và khi các chủ thể dân chủ này ra đời và trưởng thành trong xã hội dân chủ thì bạo quyền độc đảng toàn trị sẽ đột quỵ, thì tà quyền độc đảng ngu dân trị sẽ đột tử, thì quỷ quyền độc đảng công an trị sẽ đột tan, thì ma quyền độc đảng tuyên truyền trị sẽ đột tiêu…
*****
Chủ thể dân chủ của phát triển, tiến bộ, văn minh luôn đi cùng nhân sinh lên đường đi tìm nhân cách, qua nẻo của nhân tri, bằng ánh sáng của nhân lý và nhân tâm, tất cả theo lối của nhân đạo để đưa nhân loại về chân trời của nhân phẩm, để nhận nhân vị một cách xứng đáng nhất trong thể chế thực sự dân chủ.
Định luận của dân chủ:
Tư tưởng giải phóng kiến thức
Kiến thức luôn là kiến thức về một cái gì, về một đối tượng, và kiến thức cần đối tượng để đi tới từ phân tích tới giải thích. Ngược lại, tư tưởng không cần một đối tượng cụ thể để tư duy, tư tưởng không cần một đối tượng thiết thực để tư luận. Trên quan điểm này tư tưởng không bị nhốt tù bởi một đối tượng, nên tư tưởng không bị cầm tù bởi một khung hay một khuôn của kiến thức.
Ngay trong giáo trình làm nên giáo án, ngay trong giáo khoa làm nên giáo dục. Chỉ vì chúng ta tôn trọng giáo trình để văn ôn võ luyện, chỉ vì chúng ta quý trọng giáo án để học thuộc bài, chỉ vì chúng ta trân quý giáo khoa để học thuộc lòng, chỉ vì chúng ta tôn vinh giáo dục để dồi mài kinh sử. Càng yêu học vị chúng ta càng bị giam hãm trong khuôn của kiến thức, càng quý học hàm chúng ta càng bị giam siết trong khung của tri thức, càng trọng học lực chúng ta càng bị giam cầm trong xiềng xích của trí thức. Mà chúng ta quên hẳn chuyện luận thức!
Cụ thể là hệ thống hóa hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) bằng thức luận, đây là đứa con tin yêu của tư tưởng. Hãy vận dụng trí lực để xếp gọn lại kiến thức, tri thức, trí thức, rồi xếp đặt lại ý thức, nhận thức, tỉnh thức, bằng hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận). Nằm ngủ say trong hệ thức, mà quên đi hệ luận thì không khác gì học thuộc bài chỉ để đi thi, mà quên khuấy đi định đề: «luận thức là phải vận dụng hệ thức để nuôi hệ luận!». Đây chính là đường đi nước bước vì nhân kiếp của chúng ta, có nhân sinh vì tha nhân, có nhân thế vì đồng loại.
Nếu hệ thức là văn ôn võ luyện, học thuộc bài, học thuộc lòng, dồi mài kinh sử, thì hệ luận giáo dục chúng ta từ phê bình dựa trên gốc của dữ kiện tới phê phán dựa trên nền của chứng từ. Hệ luận còn giáo dưỡng chúng ta về tính đa nguyên của chân lý, tính đa luận của lẽ phải, đây là gốc, rễ, cội, nguồn của mọi tư tưởng, nơi mà người ta thuyết phục nhau bằng cái lý, nơi mà người ta tôn trọng nhau bằng cái luận. Nơi mà chuyện cả vú lấp miệng em chỉ là trò bịp, nơi mà hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) chỉ là cái bạo làm nên cái ác, để cái ác nuôi cái tà của hệ tham (tham quyền, tham quan, tham ô, tham nhũng, tham tiền), để rồi cái tà sinh ra cái quỷ của hệ đặc (đặc quyền, đặc lợi, đặc ân).
Chính hệ độc làm chúng ta buồn nôn ngay trong kiến thức, hệ tham làm chúng ta lợm giọng ngay trong tri thức, hệ đặc làm chúng ta dị ứng ngay trong tri thức. Vì ngay trên thượng nguồn của tư tưởng thì ba hệ này đã là ba loài ký sinh trùng mà não bộ có luận thức luôn muốn khử trùng chúng để bảo vệ nhân phẩm cho nhân loại. Nên thầy dặn các bạn thêm là khi ta đối diện với một tên đầu đảng chủ soái của công an trị, một tên đầu lãnh chủ trì của thanh trừng trị, một tên đầu sỏ chủ loài của ngu dân trị, một tên đầu nậu chủ biên của tuyên truyền trị, thì ta thấy bị buồn nôn, bị lợm giọng, bị dị ứng, đây là chuyện hoàn toàn bình thường!
Vì thể lực, tâm lực, trí lực của chúng ta là một liên hợp làm nên liên kiếp, nơi mà con người có hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) đã tạo dựng nên hệ liêm (liêm khiết, liêm chính, liêm sỉ) để làm nên nhân cách. Một nhân cách không chấp nhận những điều không chấp nhận được. Và nhân cách đó bị buồn nôn trước cái ác, bị lợm giọng trước cái bạo, bị dị ứng trước cái tà là chuyện hoàn toàn tự nhiên. Còn ngược lại, nếu thấy hậu quả của các chuyện ác, độc, thâm, hiểm làm nên hậu nạn xấu, tồi, tục, dở, mà chúng ta không cảm thấy bị buồn nôn, bị lợm giọng, bị dị ứng, thì chúng ta đã bị đám ký sinh trùng này xâm nhập vào não bộ rồi chăng? Mà não bộ bị dịch ác, dịch bạo, dịch tà xâm chiếm thì sẽ làm ra não trạng thờ ơ trước nỗi khổ của đồng bào, lãnh đạm trước niềm đau của đồng loại, thì não bộ này xem như là «đồ bỏ» rồi!
Khi chúng ta không còn bị buồn nôn trước cái ác, không còn bị lợm giọng trước cái bạo, không còn bị dị ứng trước cái tà, thì cả ba thể lực, tâm lực, trí lực đang bị tiêu diệt bởi đám ký sinh trùng này. Nhân kiếp của chúng ta sẽ là một nhân nạn, đó là thể lực của người nhìn mà không thấy, tâm lực của người vô cảm vì vô giác, trí lực của người vô minh vì vô luận. Nếu cả ba: sinh mạng, tâm hồn, trí tuệ mà bị điếm thể hóa bởi vô cảm, vô giác, vô minh, vô tri, vô luận, thì kiến thức của chúng ta đã bị siết ngộp, để rồi tư tưởng chóng chầy sẽ bị chôn sống bởi các ác, cái bạo, cái tà rồi! Tiếp tục đi trên nhân lộ của học thuật, với các bước chân cẩn trọng, thấy để thấu và xem để xét, luôn biết biến hóa hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) bằng tư tưởng, để luôn được tỉnh thức!
Hành luận của chủ thể dân chủ:
Dân chủ có đối thủ nhưng không có đối thù
Câu chuyện «có đối thủ nhưng không có đối thủ» là câu chuyện có gốc của văn minh dân chủ, có nguồn của văn hiến nhân quyền, câu chuyện này hoàn toàn ngược lại với phản xạ thanh trừng trị, phản ứng thanh lọc trị, phản thùng bằng thanh toán trị của các chế độ dựa vào bạo quyền độc đảng toàn trị. Muốn thấy cho thấu câu chuyện «có đối thủ nhưng không có đối thù» thì nên bắt đầu bằng sự thông hiểu ngay trên ngữ vựng của dân chủ là không có đối thù, và ngữ văn của đa nguyên là không có tử thù.
Vì ngữ pháp của nhân quyền xem sinh hoạt chính trị là sinh hoạt của hợp tác qua cạnh tranh trên nền tảng các giá trị của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái), tại đây không ai xem ai là kẻ thù không đội trời chung! (không ai là lực lượng tù địch của ai cả!). Tại đây, thì chính trị học về đa nguyên, triết học về nhân quyền, xã hội học về dân chủ cùng nhau thống nhất trên một định đề để làm nên định nghĩa cho mọi hành động, mọi hành tác trong chính trường mà mọi chính khách cùng tất cả chính giới phải tuân thủ, nơi mà sinh hoạt chính trị trong một cơ chế dân chủ là sinh hoạt trong đó:
• Có ứng cử, tuyển cử và bầu cử và bên thắng cử đã thắng một hay nhiều đối phương, rồi được đề cử để thực hiện chương trình cùng phương án của mình. Cùng lúc bên thắng cử phải tôn trọng bên thua cử, giờ đã trở thành đối lập ngay trong chính trường với một vai trò đối kháng mới. Từ đối lý tới đối luận, bên đối lập có thực quyền để tạo đối kháng ngay trên chương trình cùng phương án của bên thắng cử đang trở thành chính sách, và nếu được lập pháp chấp nhận sẽ mang chính danh của quốc sách.
• Bên thắng cử có đa số, bên thua cử là thiểu số, trong cơ chế dân chủ thì thiểu số phục tùng đa số, nhưng đây chỉ là nguyên tắc làm nên từ văn minh của dân chủ. Mà trong thực tế khi vận hành các cơ chế dân chủ, thì các chủ thể dân chủ phải tôn trọng một nguyên tắc ứng dụng, mà tên gọi của nó rất cụ thể: kỷ luật tập thể.
• Nội chất văn minh của kỷ luật tập thể, dựa trên quá trình giáo dục để đào tạo các chủ thể dân chủ, có bổn phận bảo vệ dân chủ, có trách nhiệm bảo trì nhân quyền, có sứ mệnh bảo đảm đa nguyên.
Các chủ thể dân chủ này sinh hoạt và hành tác trong các định chế, và cơ chế trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau:
• Sung lực của tinh thần tôn trọng lẫn nhau chính là sự thông minh biết tôn trọng lẫn nhau, sự thông minh này được thấy qua đối thoại thường xuyên giữa đa số thắng cử và thiểu số thua cử. Nơi đây, kẻ thắng biết lắng nghe để hiểu thấu cái lý của kẻ thua, cũng tại nơi đây kẻ thua phải hiểu rõ cái lý của kẻ thắng sẽ thành luận sách để rồi sẽ trở thành chính sách, rồi quốc sách.
• Trên nhân tri của sự thông minh biết tôn trọng lẫn nhau là thiện chí đối thoại với nhau, dù trong đối thoại chỉ là lý đối lý và luận đối luận, tạo ra các nghịch lý cùng nghịch luận. Và xã hội dân sự của các chế độ dân chủ luôn được trưởng thành bằng những nghịch lý và nghịch luận tới từ chính trường, chính giới, chính khách.
• Khi phương trình hành tác dân chủ được định hình: thiểu số phục tùng đa số- kỷ luật tập thể- tinh thần tôn trọng lẫn nhau- sự thông minh biết tôn trọng lẫn nhau-đối thoại để đối lý và đối luận, thì đây chính là định nghĩa để định diện và định dạng các chủ thể dân chủ. Sự sống còn của văn minh dân chủ luôn song hành cùng văn hiến của nhân quyền tùy thuộc vào các chủ thể dân chủ lấy dân- làm-chủ vì biết có dân chủ-là-dân qua ứng cử, tuyển cử, bầu cử.
Sẽ không có dân chủ nếu không có quá trình giáo dục để đào tạo ra các chủ thể dân chủ, và khi các chủ thể dân chủ này ra đời và trưởng thành trong xã hội dân chủ thì bạo quyền độc đảng toàn trị sẽ đột quỵ, thì tà quyền độc đảng ngu dân trị sẽ đột tử, thì quỷ quyền độc đảng công an trị sẽ đột tan, thì ma quyền độc đảng tuyên truyền trị sẽ đột tiêu…
Chủ Thể Dân Chủ (P2)
Lê Hữu Khóa
Giáo sư Đại học* Giám đốc Ban Cao học châu Á * Giám đốc biên tập Anthropol-Asie * Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris * Cố vấn thẩm định giáo dục và nghiên cứu đại học Bourgone-Franche-Comté * Biên tập viên tập chí Hommes&Migrations * Thành viên Hội đồng khoa học bảo tàng lịch sử nhập cư * Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới. Các công trình nghiên cứu việt nam học của Lê Hữu Khóa có thể tham khảo qua facebook VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa).