Tri của Thức (P2)

Não lý phản biện

Nếu não lý, qua sự hội luận để tạo nên lập luận giữa tri thức học, khoa học thần kinh, khoa học não bộ để định dạng ra một không gian, nơi mà não lý hội tụ được: lý trí, trí tuệ, tuệ giác để tổ chức não bộ, để hướng dẫn não trạng. Từ đây, chúng ta phải thấy cho thấu là hệ não (não lý, não bộ, não trạng) vừa tùy thuộc vào bối cảnh xã hội, vừa lệ thuộc vào giáo dục xã hội. Hãy tuần tự giải thích để giải luận về sự tương quan, cũng như sự khác biệt giữa ba thái cực của hệ não (não lý, não bộ, não trạng), để hiểu cho thông chức năng và vai trò của não lý, và hãy bắt đầu từ ngoài vô trong bằng:

*Não trạng là kết quả của môi trường giáo dục mà cũng là hậu quả của cái thâm của tuyên truyền trị, cái hiểm của ngu dân trị trong bối cảnh của xã hội việt nam từ khi ĐCSVN cướp được chính quyền và độc quyền với giáo dục một chiều cho tới nay. Với tất cả hệ lụy của một não trạng một chiều, tới từ kiểm duyệt trị, và tuyên giáo trị tạo ra một loại não trạng chột, què, câm, điếc, không biết phản biện, vì chỉ có tin tức một chiều, dữ kiện một hướng, chứng từ một phía. Não trạng được nhào nặn từ một chế độ độc đảng toàn trị, sau bảng hiệu chuyên chính vô sản là bản chất chuyên chính vô học, nơi mà cái ngu của vô minh, vô tri đã thành cái đần của vô giác và vô cảm.

*Não bộ luôn sinh hoạt bằng “so sánh lực lượng” với não trạng, khi não trạng bị khuất phục rồi bị thuần hóa bởi cái độc của công an trị, cái hiểm của thanh trừng trị, thì não bộ sẽ quy hàng. Cụ thể là não bộ sẽ sinh hoạt bằng phản xạ cúi đầu-nhắm mắt-khom lưng-khoanh tay-quỳ gối, với phản ứng của miệng lưỡi là: thưa, bẩm, dạ, vâng trước độc đảng toàn trị. Mặc dù biết là đám đầu đảng, đầu sỏ, đầu sòng, đầu nậu của ĐCSVN độc tài nhưng bất tài từ kinh tế tới khoa học; độc trị nhưng không biết quản trị từ giáo dục tới văn hóa; độc tôn và không hề tôn trọng các giá trị tâm linh của tổ tiên…

*Não lý khi được phát triển qua giáo dục bằng các giá trị của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái), trong một chế độ với những giá trị của dân chủ (đa nguyên, công lý, nhân quyền), thì não lý sẽ biết tự tổ chức một không gian não lý phản biện. Não lý phản biện mang hành trang của hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức), có hành lý của hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng lập, sáng tạo) với hành trình của hệ công (công bằng, công lý, công tâm, công pháp) sẽ định hướng được chân trời phát triển đất nước-tiến bộ xã hội-văn minh dân tộc. Não lý phản biện chính là nhân lộ thông minh và thông thái của Việt tộc trong những tháng năm tới.

Giáo của lý

Giáo của lý trong hệ thống giáo dục, vừa có đạo lý hay, đẹp, tốt, lành để làm nên đạo đức trong đối nhân xử thế, vừa có lý luận khoa học dựng lên lập luận khách quan, nơi mà mái trường nhận nhiệm vụ và trách nhiệm truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và chưa bao giờ giáo của đạo lý và giáo của lý luận lại bị chà đạp tới mạt vận như trong hệ thống giáo dục hiện nay, đang trong tay độc đảng toàn trị, với các lãnh đạo và quan chức, mang danh xưng chuyên chính vô sản, nhưng thực chất từ lý lịch cá nhân tới chân dung xã hội, chỉ là một đám người của chuyên chính vô học. Họa nạn do chuyên chính vô học, tới từ các đầu đảng, đầu nậu, đầu sỏ, đầu sòng của ĐCSVN cũng chính là thảm họa cho Việt tộc, nơi mà chuyên chính vô học không biết quản trị mà chỉ biết cai trị nhân dân và xã hội bằng cái ác của bạo quyền công an trị, cái quỷ của tà quyền tuyên truyền trị, cái ma của âm quyền ngu dân trị. Khi cái ác, cái quỷ, cái ma được dẫn dắt bởi cái ngu, thì nó sẽ bứng cái giáo của đạo lý và cái giáo của lý luận ra khỏi môi trường giáo dục, để thay thế vào đó những cái phản giáo dục. Mà hậu quả là cả một dân tộc mất phương hướng giáo lý, rồi sau đó là giống nòi với các thế hệ mai hậu bị tưới tẩm bởi những cái thâm, cái độc, cái ác, cái hiểm, để cho ra đời những người xấu, tồi, tục, dở. Lấy súc tính thay nhân tính, lấy ích kỷ của ai chết mặc ai lắp ráp vào cái bạo của cá lớn nuốt cá bé, để luồn lách vào cái đểu của tiền thầy bỏ túi. Hậu quả cùng hệ lụy đã được cả xã hội chứng kiến thật rõ trong mùa đại dịch cúm Tàu, hè 2021, trong một buổi học trực tiếp giữa giảng viên Trần Thị Thơ và các sinh viên của trường đại học mang tên Duy Tân, tại Đà Nẵng. Khi giảng viên này đã nói lên sự thật của sự bất tài của chính quyền trong quản lý dịch bệnh, cùng lúc nói rõ sự vắng mặt của chính quyền từ quản lý chủng ngừa tới các chính sách hỗ trợ dân chúng, thì một sinh viên đã có súc tính, với phản xạ sai nha, cùng hành vi “nằm vùng” cho chính quyền đã tố cáo giảng viên này qua mạng xã hội. Ban lãnh đạo của đại học này, vừa phản giáo lý đại học là phải nói lên sự thật này, vừa phản giáo lý duy tân là biết vận dụng sự thật để nhận ra lẽ phải mà canh tân đất nước. Và đám sai nha ở cấp lãnh đạo của đại học mang tên Duy Tân này đã sa thải giảng viên Trần Thị Thơ, vừa để lấy lòng chính quyền, vừa để xoa nịnh công an Đà Nẵng. 

Hủy học giả

Thảm họa từ khi ĐCSVN cướp được chính quyền, cầm quyền và giữ quyền là dựa trên học giả, lấy cái giả trùm phủ lên hệ thức: kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức. Với học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả tạo ra học vị giả cùng học hàm giả, tức là chưa bao giờ được học thật. Trong chế độ độc đảng toàn trị hiện nay, từ lãnh tụ tới quan chức đi tìm bằng cấp với hành vi trộm, cắp, cướp, giật.

Giả là hậu quả gian, lận, điếm, tráo, chối từ giáo dục sâu làm ra giáo khoa vững, giáo trình vững tạo ra giáo án sắc nhọn, loại bỏ bản chất và bản sắc của giáo lý. Cái giả xuất hiện luôn để truy cùng diệt tận cái thật, hãy vận dụng sâu xa chính trị học tri thức, xã hội học giáo dục và tri thức học diễn luận để nhận ra ý đồ và tâm địa của cái giả.

Cái giả xuất hiện trong hệ thống xã hội với ý đồ tiếp tục ngu dân trị, cái giả xuất hiện trong hệ thống giáo dục với tâm địa xây dựng tuyên truyền trị. Cả hai hệ thống ngu dân trịtuyên truyền trị trực tiếp phục vụ cho công an trị của thể chế độc đảng toàn trị. Khi nhận ra ngu dân trị, tuyên truyền trị, công an trị được nuôi dưỡng rồi giáo dưỡng bằng cái giả.

Chính hệ lụy thi giả-điểm giả-bằng giảhọc vị giảhọc hàm giả được ĐCSVN chế tác ra để phủ lấp lý lịch cá nhân và chân dung xã hội của các lãnh tụ, lảnh đạo, quan chức của nó là lấy cái giả để giấu kín cái ngucái ác. Chính cái giả cho phép cái ác nuôi nấng cái ngu. 

Hồi sinh học thật

Không gian nghiêm túc của học thật có nội chất khoa học làm nên nội lực khách quan, nơi mà não bộ được xây dựng bằng não lý vừa có kiến thức lại vừa có tư tưởng, vừa có giáo lý lại vừa có đạo lý. Nên học thậtthi thật-điểm thật-bằng thậthọc vị thậthọc hàm thật không sao ngồi cùng chiếu-ăn cùng mâm, không sao đội trời chung trong không gian học thuật với học giảthi giả-điểm giả-bằng giảhọc vị giảhọc hàm giả.

Không những khác biệt nhau về bản chất nhân sinh: một bên là thật, một bên là giả, mà còn khác nhau về trình độ nhân tri: một bên là khôn, một bên là ngu. Không những khác biệt nhau về mật độ kiến thức: một bên là nhiều hiểu biết, một bên là ít hiểu biết, mà còn khác nhau về cường độ nhận thức: một bên là nhìn xa trông rộng, một bên là ếch ngồi đây giếng.

Câu chuyện chính là trong không gian tri thức của học thì cái giả không tồn tại lâu được, vì giấu đầu lòi đuôi, vì dốt đặc cán mai thì không lãnh đạo, không sao tổ chức, không quản trị được. Cái giả bị lột mặt nạ bởi cái thật vì nó không sao giải quyết được ba hằng số của nhân kiếp: đất nước phát triển- xã hội tiến bộ-dân tộc văn minh.

Các láng giềng cùng nôi tam giáo đồng nguyên với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, họ đã xử lý xong ba hằng số này và họ đã có: đất nước phát triển- xã hội tiến bộ- dân tộc văn minh. 

Sự thật vực tri thức

Hãy đổi câu có thực (phẩm) mới vực được đạo, ra một ngạn ngữ mới có sự thật mới vực được tri thức. Thật trong khoa học để được học đàng hoàng và tử tế với lên hệ thức: kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức. Thật trong học tập làm nên học hành bằng học thậtthi thật-điểm thật-bằng thậthọc vị thậthọc hàm thật để định vị nhân tri và nhân trí, từ đó xây dựng nghiêm túc lại nhân lý và nhân tính.

Tri thức thật được khoa học trợ lực được tư tưởng biết lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận đưa đường dẫn lối. Nhưng vẫn chưa đủ, mà tri thức còn là một hệ quả tới từ các giá trị của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái), luôn được song hành với các giá trị của của dân chủ (đa nguyên, công lý, nhân quyền). Nơi mà bình đẳng trong giáo dục sẽ tạo được bình quyền trong nhận thức về con người, dân tộc, xã hội, đất nước. Rộng hơn nữa, vựa hệ thức: kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức, luôn là không gian đa nguyên của đa phươngđa chiều.

Từ đây, tạo ra hệ đa thức: đa kiến thức, đa tri thức, đa ý thức, đa nhận thức. Nên đa nguyên không chỉ là đa đảng mà trước hết là đa tri, đa trí, đa tài trước ba hằng số: đất nước phát triển- xã hội tiến bộ- dân tộc văn minh.

Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học * Tiến sĩ quốc gia trường gia Cao học khoa học xã hội Paris * Tiến sĩ xã hội học Đại học Nice-Sophia Antipolis * Giám đốc Ban Cao học châu Á * Giám đốc biên tập Anthropol-Asie * Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa. Paris * Cố vấn thẩm định giáo dục và nghiên cứu đại học Bourgone-Franche-Comté * Biên tập viên tập chí Hommes&Migrations * Thành viên Hội đồng khoa học bảo tàng lịch sử nhập cư * Thành viên Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á * Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

 

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s