Bạn thân
Tại Mỹ, hiến pháp quy định giáo quyền và chính quyền là 2 thực thể riêng biệt. Khi người công dân làm việc cho chính phủ (công chức) là họ chấp nhận như nghề nghiệp chuyên môn (professional) để phục vụ công chúng (public services) quy định bởi luật pháp.
(Legal Definition of separation of church and state: the separation of religion and government mandated under the establishment clause and the free exercise clause of the U.S. Constitution that forbids governmental establishment or preference of a religion and that preserves religious freedom from governmental intrusion.)
Trong khi những người nắm chức vụ chỉ định (appointee) do vị tổng thống đắc cử chọn lựa qua sự phê chuẩn của Thượng viện, cũng như các nhà làm luật tại Quốc Hội (Thượng nghị sĩ, dân biểu) sẽ phải tuyên thệ khi nhậm chức. Khi tuyên thệ, họ đặt tay lên thánh kinh (bible, koran) và phát lời thề (oath) phục vụ Hiến Pháp :
“I, AB, do solemnly swear (or affirm) that I will support and defend the Constitution of the United States against all enemies, foreign and domestic; that I will bear true faith and allegiance to the same; that I take this obligation freely, without any mental reservation or purpose of evasion; and that I will well and faithfully discharge the duties of the office on which I am about to enter. So help me God.”
Và rắc rối là ở chỗ: Thượng Đế hãy giúp tôi (So help me God).
Tại sao đã không muốn tôn giáo xen vào chính quyền mà lại phải có Thượng Đế giúp khi phục vụ nhân dân qua hiến pháp. Trong hiến pháp không nhắc tới thượng đế hay thần thánh của bất kỳ tôn giáo nào. Trong khi nhân dân thì có nhiều tôn giáo khác nhau. Và khi người dân chọn lựa đại diện cho cơ chế chính quyền thì có nghe theo lời của thượng đế hay không?
Nếu khác tôn giáo (thượng đế) mà cùng chính kiến thì sao?
Tại sao giữa con người (dân) và người (ứng cử viên) không thể nói và tin nhau mà phải có thượng đế xen vào?
Khi ứng cử viên A đặt tay lên thánh kinh X để tuyên thệ và ứng cử viên B với thánh kinh Y thì có gì khác nhau?
Khi giữa người dân chọn người đại diện khác tôn giáo rồi khi nhân vật đó vi phạm lời tuyên thệ thì thượng đế nào sẽ trừng phạt? Nếu sự trừng phạt không xảy ra có nghĩa là thượng đế…lèo? Vậy thì tại sao lôi thượng đế ra thề làm gì? Khi người dân lại phải đợi kỳ bầu cử tới để chọn kẻ khác? Vậy thì tuyên thệ để làm gì?
Nếu đã tuyên thệ lúc nhậm chức, rồi khi làm láo, phải ra trước tòa hay Quốc Hội điều trần và lại thề nói sự thật? Vậy thì lời thề lúc nhậm chức để làm gì? Phải chăng lời thề đó chỉ là “tôn trọng pháp luật” còn nếu trốn tránh pháp luật hay gian lận, lừa dối cử tri thì sẽ… thề lại? Hay lời thề nhậm chức là nếu làm được việc. Còn nếu làm không được việc thì sẽ thề… theo kiểu khác?
Nếu bạn thấy đó là một trò hề dân chủ lẫn tín ngưỡng trong nghi lễ nhậm chức của các viên chức chính quyền thì hiến pháp có cần phải sửa để quy định rõ ràng hay không?
Phải chăng khi con người đã không tự trọng, tự giác thì có thề với thánh kinh nào hay thượng đế nào đi chăng nữa cũng vô ích? Vậy lương tâm con người để đâu?
Làm sao kiểm soát lương tâm của người đại diện dân sẽ bảo vệ và tôn trọng hiến pháp một khi họ đắc cử và đi ngược lại những lời hứa khi tranh cử?
Nếu họ thề trước thượng đế của bất kỳ tôn giáo nào mà vi phạm và không bị trừng phạt thì phải chăng thượng đế đó…vô dụng? Suy ra theo tôn giáo đó vô dụng và tín đồ theo tôn giáo đó là một đám ngu dân bị lừa gạt bởi kẻ lãnh đạo tôn giáo lẫn đại diện dân cử?
Vậy thì bạn sẽ giải thích “dân chủ” là gì khi dân không làm chủ được chính mình mà phải nhờ tới thượng đế kiểm soát kẻ đại diện dân (mà vẫn bị gạt).
Theo hiến pháp Mỹ thì tu chính án thứ nhất (First Amendment) quy định sự phân biệt chính quyền (state) và tôn giáo (church) nhưng không nhắc tới chuyện tuyên thệ hay sự phát hành tiền với hàng chữ “chúng ta tin ở thượng đế” (in the God we trust). Như vậy chúng ta tin nhau ở đồng tiền (kinh tế) nhưng lại không tin nhau khi làm việc (chính trị)?
Phải chăng đó là âm mưu cực kỳ thâm độc của chủ nghĩa tư bản đội lốt dân chủ, tự do? (xin đừng chụp mũ kẻ viết là “socialist”) .
Bạn có cách giải thích nào khác chăng?
Trần Công Lân
Tháng 2 năm 2021 (Việt lịch 4900)