Phê Bình Cơ Năng Hiến Pháp (P4)

Sơ đồ hình Cơ Năng Hiến Pháp trong Duy Dân Cơ Năng

Hình 1:

Chính trị (1) Lập quốc quy mô: Quốc sách nguyên tắc chính trị.

Hành chính (2) Lập quốc tung lý hành chính, hành động hành chính.

Như vậy so sánh với Cơ Năng Hiến Pháp trong Duy Nhân Cương Thường thì tương đương với Giáp (Chính Trị Tổng Cơ) và Ất (Hành Chính Tổng Cơ). Khác nhau ở chỗ về mặt chính trị là lập quốc quy mô (có kế hoạch) và quốc sách là những nguyên tắc chính trị. Về mặt hành chính thì “tung lý” là gì? Không thấy giải thích. Có thể hiểu là lý (nguyên tắc) theo chiều dọc (trên xuống dưới hay dưới lên trên).

Hình 2:

Quốc Dân Đại Hội với quyền: sáng chế-phúc quyết-tuyển cử- bãi nhiệm. Hai phần CHÍNH và TRỊ nằm dưới Quốc Dân Đại Hội. Phải chăng đó là trách nhiệm của Quốc Dân Đại Hội sẽ và phải thực hiện?

CHÍNH:

-Chính trị Nghiên cứu viện thượng tầng ý thức;

-Lập quốc chính trị;

-Tổng Văn hóa viện cơ sở kế hoạch chính trị.

TRỊ: Gồm có Pháp trị và Nhân sự.

A. Pháp trị:

-Kiến Lập pháp Lập Pháp;

-Sử dụng pháp Hành Pháp (Giả sử các bộ phận Hành Pháp như ngoại giao, y tế, giáo dục, canh nông, môi sinh, giao thông… thuộc lãnh vực này).

– Thích dụng pháp Tư Pháp.

B. Nhân sự:

-Nuôi người quan chính;

-dụng người Khảo thí;

-xét người Giám sát.

Trong tài liệu Duy Dân Cơ Năng có chú thích Quốc Dân Đại Hội là Quốc Hội. Nhưng theo nghĩa thông thường thì Đại Hội có tính đặc biệt (có tính thời gian lâu lâu mới có một lần), còn vai trò Quốc Hội phải là thường trực. Hay Quốc Dân Đại Hội ở đây mang ý nghĩ là Trung Tâm Hội Nghị hoặc do người ghi lại viết theo sự hiểu biết của cá nhân?

Theo tài liệu Duy Dân Cơ Năng thì ghi Quốc Trưởng do Đại Hội đề ra nhưng trong Hình 2 không nhắc tới vai trò Quốc Trưởng. Phải chăng đây cũng là sự ghi lại theo quan niệm cá nhân của người ghi lại chứ một người nhìn rộng, hiểu sâu như LĐA không thể nào một tài liệu nói thế này, một tài liệu nói thế khác.

Theo sự trình bày Cơ Năng Hiến Pháp trong Duy Nhân Cương Thường thì trong phần Chính Trị Tổng Cơ có ba cơ quan chính (Tối Cao Quốc Thể = Quốc Trưởng, Tối Cao Lập Pháp = Trung Tâm Hội Nghị hay Quốc Hội, Phê Phán Công Đường) và một cơ quan phụ Chính Trị Phù Bật để phục vụ Quốc Trưởng. Ba cơ quan chính độc lập nằm theo hàng ngang chứ không thể nào nằm theo hàng dọc. Trong khi đó 6 cơ quan nằm bên Hành Chính Tổng Cơ cũng nằm theo hàng ngang cùng với ba cơ quan chính bên Chính Trị Tổng Cơ. Tuy nhiên sơ đồ của hình 2 vẽ theo chiều dọc, từ trên xuống dưới hoàn toàn đi ngược lại Cơ Năng Hiến Pháp nằm trong tài liệu Duy Nhân Cương Thường, chưa kể từ ngữ sử dụng hoàn toàn khác biệt nhau, làm cho người đọc thấy sự mâu thuẫn của nó. Vậy thì phải chăng cần điều chỉnh là hình 2 cho phù hợp với Cơ Năng Hiến Pháp nằm trong Duy Nhân Cương Thường? Ở hình 1 phân biệt rõ Chính Trị và Hành Chính, rất phù hợp bên Chính Trị Tổng Cơ và Hành Chính Tổng Cơ của Cơ Năng Hiến Pháp nằm trong tài liệu Duy Nhân Cương Thường; nhưng hình 2 lại chia Chính và Trị mà phần Trị lại nằm trong phần Hành Chính Tổng Cơ. Vậy hình 2, cái Chính và Trị không nằm trong cái nghĩa bình thường như ở hình 1?

Hình 3: Nói ba cơ cấu chính quyền theo thể thức dân chủ tập quyền (ở trung ương) , dân chủ phân quyền (ở địa phương) và gồm cả hai (ở trung khu). Không biết trong cái phân quyền mà LĐA nói đến là phân quyền theo kiểu gì ở địa phương bởi nếu theo cơ cấu DD thì không có phân quyền mà chỉ đan quyền. Đan quyền ở mọi cấp chính quyền từ xã lên đến trung ương. Còn trong hình ba nói đến Trung Khu thì Trung Khu đó là gì? Phải chăng đó là Trung Khu Liên Tịch Hội Nghị (Trang 13 trên mạng TN)?

Hình 4 ghi số từ 1 (Quốc dân đại hội); 2 (Xu Mật viện); 3 (Chính trị Nghiên cứu viện); 4 (Lập pháp viện); 5 (Hành chính viện); 6 (Tư pháp viện); 7 (Quan chính viện); 8 (Khảo thí viện); 9 (Giám sát viện).

Như vậy so sánh với Duy Nhân Cương Thường thì thiếu sự hiện diện của Phê Phán Công Đường. (Trong khi lại khác với Duy Nhân Cương Thường về bộ phận Lập quốc chính trị và Tổng Văn Hóa viện Cơ sở Kế Hoạch chính trị Cơ Năng, hình 2). Đồng thời Khảo Thí Viện & Giám Sát Viện không có trong Duy Nhân Cương Thường (tuy nhiên, phần 8&9 ở đây phù hợp với trách nhiệm của Kê Sát Viện bên Duy Nhân Cương Thường. Cần phải điều chỉnh tên cho phù hợp với hai tài liệu)

Chưa kể hình 4 này nói đến Xu Mật Viện mà trong tài liệu Duy Nhân Cương Thường hoàn toàn không nói đến Xu Mật Viện hay Xu Mật Viện chính là Chính Trị Phù Bật nằm trong Duy Nhân Cương Thường, nằm dưới Quốc Trưởng để phục vụ Quốc Trưởng (cách thức tổ chức Xu Mật Viện rất giống Chính Trị Phù Bật, vậy thì hai người ghi lại nhưng dùng từ ngữ khác nhau)? Theo tài liệu Duy Dân Cơ Năng thì Xu Mật Viện nằm dưới quyền Quốc Trưởng {bởi do Quốc Trưởng tự đề ra nhưng do Đại Hội (trung tâm hội nghị) tuyển cử} và cơ quan này có quyền “giải thích quốc sách và hiến pháp, có quyền chỉ đạo pháp trị và nhân sự, có quyền trù hoạch quốc gia quy mô và pháp độ”. Trách nhiệm này hoàn toàn không có nói trong Duy Nhân Cương Thường. Phải chăng Cơ Năng Hiến Pháp từ hai tài liệu khác nhau cần xem xét lại để điều chỉnh cho hoàn chỉnh bởi do hai người ghi lại hoàn toàn chưa đầy đủ? Một vấn đề khác, đáng quan tâm, thì tại sao, Lập Pháp Viện không phải là cơ quan giải thích Hiến Pháp mà chuyện này trực thuộc Xu Mật Viện. Vì Xu Mật Viện nằm dưới sự chỉ đạo của Quốc Trưởng thì phải chăng quyền của Quốc Trưởng quá cao bởi có quyền giải thích Hiến Pháp đáp ứng nhu cầu phục vụ của Quốc Trưởng, dễ bị lạm dụng bởi Quốc Trưởng là người điều hành quốc gia ở dạng trung ương? Hay chuyện này được giải quyết bởi Phê Phán Công Đường và Kê Sát Viện để tránh sự lạm dụng quyền hành của Quốc Trưởng và thể hiện tính Đan Quyền của Duy Dân?

Kết luận

Nếu Cơ Năng Hiến Pháp là tổng hợp của Duy Nhân Cương Thường và Duy Dân Cơ Năng thì phải chăng Duy Dân Cơ Năng là nhắm đến khía cạnh kỷ luật (cương thường: kỷ luật hay bản vị = qualification?) của Cơ Năng Hiến Pháp và Duy Dân Cơ Năng nhắm đến sự hoạt động (cơ năng) của Cơ Năng Hiến Pháp. Như vậy phải chăng Cơ Năng Hiến Pháp là một loại Cơ Năng Bản Vị cao nhất của Duy Dân theo như Bản Vị Học Thuyết và vòng xoắn ốc có nút kết?

Một khi san bằng dị biệt giữa hai tài liệu trên về Cơ Năng Hiến Pháp, chúng ta còn phải xét lại nội dung, tiêu chuẩn của Cơ Năng Hiến Pháp có còn giá trị thực tế về nhân số của từng cơ quan, thời gian nhiệm chức, việc thiết lập cơ quan trước hay sau và thẩm định quyền hạn của các cơ quan tác động với nhau có hữu lý và khả thi hay không.

Trước khi đi vào chi tiết của Cơ Năng Hiến Pháp, chúng ta phải dựa vào 2 đầu mối của Duy Dân: Cơ Năng Hiến Pháp và cấu trúc của chính quyền Duy Dân. Quyền chế của Cơ Năng Hiến Pháp không phải là phân quyền (ngoại trừ quân đội Hải, Lục, Không phải phân quyền hầu tránh tình trạng quân đội đảo chính) như các chế độ Tây Phương mà là Đan Quyền. Để hiểu LĐA thiết kế Đan Quyền trong cấu trúc chính quyền, chúng ta phải nhìn lại vai trò của từng bộ phận trong cấu trúc chính quyền Duy Dân có ảnh hưởng trong việc thực hiện dân chủ qua chính trị, kinh tế và xã hội theo 3 tiêu chuẩn: Quốc kế-Dân sinh-Nhân cách.

Các bộ phận chính yếu trong tương quan của Cơ Năng Hiến Pháp

Vì cấu trúc của Duy Dân khác với các cơ cấu chính quyền đương thời, chúng ta cần nhận định các vị trí then chốt của chính quyền để bảo vệ, duy trì trong những trường hợp nguy biến, khẩn trương.

A .Quốc Trưởng được gọi là Tối Cao Quốc Thể, do Trung Tâm Hội Nghị cử lên, được phản bác các quyết án của Trung Tâm Hội Nghị 3 lần, không được giải tán Trung Tâm Hội Nghị; tuyên chiến, giới nghiêm phải được Trung Tâm Hội Nghị chấp nhận; có thêm quyền hạn khác do Trung Tâm Hội Nghị quy định.

B .Trung Tâm Hội Nghị (tối cao hay toàn quốc do Công Dân tầng cử ra, phải thỉnh lệnh Phê Phán Công Đường khi mở đại hội)

Trung Tâm Hội Nghị là Tối Cao Lập Pháp do công dân tầng cử ra; có quyền sáng chế, phúc quyết, tuyển quan, bãi quan hoặc tự hành động, hoặc có thể từ hạ cấp dân đoàn thảo luận đề lên quyết nghị làm hay không làm. Thụ lý các án đàn hạch của Phê Phán Viện (như vậy nếu chưa có Phán Phán Công Đường thì ai sẽ đàn hạch Quốc Trưởng?); đề cử bầu tuyển Quốc Trưởng (3 người); điều lệ tổ chức lấy pháp luật mà định, tự chế do Phê Phán viện đồng ý; đề ra tu chính Hiến Pháp trước quốc dân đoàn triệu tập Quốc dân đoàn; triệu tập Hội nghị lâm thời (3/5 đồng ý); quyết nghị điều lệ tổ chức, hội nghị của các tầng quốc dân đoàn, công dân đoàn; phê chuẩn pháp luật do Lập Pháp Viện đệ lên.

Như vậy Trung Tâm Hội Nghị (Quốc Hội) không trực tiếp soạn luật mà chỉ phê chuẩn luật do Lập Pháp Viện đưa lên. Nhưng Lập Pháp Viện do Quốc Trưởng “sinh mệnh”(tuyển chọn? không do dân bầu) chỉ đạo và Trung Tâm Hội Nghị chuẩn bác. Vậy thì khi chưa có Lập Pháp Viện thì luật nào sẽ được dùng để trị dân? Khi cộng sản sụp đổ thì phải bắt đầu từ đâu khi mà toàn bộ cơ chế đều sụp đổ thì chính quyền lâm thời (nếu có) chắc chắn sẽ không phải là Duy Dân thì sẽ khởi đầu từ đâu? Hay phải chấp nhận với hệ thống tạm thời trước khi dựa vào một hệ thống tư tưởng nào đó? Và khi nói đến hệ thống tư tưởng thì một số đông sẽ sợ hãi vì bài học của tư tưởng Mác đã đưa dân tộc đến vực thẳm hiện nay thì liệu tư tưởng Duy Dân sẽ được chấp nhận ở một chính quyền lâm thời?

Nếu như Trung Tâm Hội Nghị đóng vai trò của Quốc Hội thì phải là thường trực và yếu tố 3/5 số người tham dự để quyết định buổi họp có phù hợp với nhu cầu và trách nhiệm Quốc Hội hay không? Phải chăng con số này cần phải gia tăng bởi khi Quốc Hội họp cần đạt con số cao hơn 3/5? (dính dáng đến điều 13 của Trung Tâm Hội Nghị)

Trung Tâm Hội Nghị do công dân tầng cử ra, được triệu tập quốc dân đoàn “lâm thời” (khi được 3/5 đồng ý) và quyết nghị điều lệ của quốc dân tầng và công dân đoàn. Như vậy cái nào có trước? (quả trứng và con gà). Điều 13, 16, 17 của Trung Tâm Hội Nghị.

C . Phê Phán Viện (đàn hạch toàn quốc trên dưới do Trung Tâm Hội Nghị chấp hành),

Là cơ quan tối cao, siêu việt, bất khả xâm phạm, có quyền phản tỉnh, quan sát, phê phán (không trừng phạt?); xét án Hiến Pháp tố tụng; đề nghị tu cải Hiến Pháp;  đại hội của Trung Tâm Hội Nghị phải có lệnh của Phê Phán Công Đường, Quốc Trưởng phải báo cáo khi Phê Phán Công Đường có đại hội, chịu huấn giới; truy hạch Quốc Trưởng cũ; quyền triệu tập hội nghị toàn quốc tu cải hiến pháp khi được 4/5 người đến họp đồng ý.

-Điều 4: “Phê Phán Công Đường do các tầng công dân họp tổ lại từ 300-500 người hạn tuổi từ 55 trở lên, 70 trở xuống, trong dân chúng phải là thạc đức, do Trung Tâm Hội Nghị hợp với Kê Sát Viện chủ tuyển”. Vậy công dân tầng phải có trước, rồi Trung Tâm Hội Nghị mới phối hợp với Kê Sát Viện (do Quốc Trưởng đề cử nhưng ai quyết định? Nếu gọi là “y pháp luật tựu chức” có nghĩa là thi tuyển nếu trúng thi tuyển thì được nhậm chức?) Vậy khi chưa có Kê Sát Viện thì có nghĩa là chưa có công dân tầng? (quả trứng & con gà).

-Phải chăng đây là ý niệm Đan quyền trở thành vòng luẩn quẩn?

-Điều 8: “Thường hội xét các án hành chính tố tụng”. Vậy nếu là luật do Lập Pháp Viện đề ra thì có phải là hành chính không? (thí dụ: luật phá thai, di trú, tài chính…)

Ở đây, vai trò của Phê Phán Công Đường gần giống như vai trò của giới truyền thông (media): phân tích và phê bình cũng như cho phép người dân góp ý (editor). Phải chăng LĐA thấy vai trò truyền thông (media) không thể do tư nhân quản trị, điều hành (vì sẽ bị mua chuộc, lũng đoạn) nên mới có Phê Phán Công Đường?

D . Kê Sát Viện “giám sát, thẩm kế, đàn hạch công việc pháp luật, tiền tài và quan lại (gồm cả Quốc Trưởng hoặc bất cứ quan nào trong nước) trong quốc gia; Quốc Trưởng không có quyền tuyển miễn; Kê Sát Viện phụ trách với Trung Tâm Hội Nghị);

Lập Pháp viện có vấn đề nội bộ khi Viện Trưởng không do Quốc Trưởng bổ nhiệm nhưng 20-30 nhân viên lại do Quốc Trưởng chọn thì ai sẽ quyết định chính sách của Viện? Nếu có xung đột giữa Viện Trưởng và đa số nhân viên thì sẽ giải quyết ra sao? Khi luật soạn ra theo ý Quốc Trưởng mà không vì quyền lợi quốc gia hay xã hội, quần chúng thì Trung Tâm Hội Nghị (tối cao lập pháp) sẽ tu cải ra sao? Nhu cầu soạn các bộ luật cần thiết cho sự phát triển đất nước sẽ do Trung Tâm Hội Nghị quyết định qua Viện Trưởng hay Lập Pháp Viện dựa trên đa số nhân sự (theo ý Quốc Trưởng)? Nếu Lập Pháp Viện làm luật gia tăng quyền hạn của Quốc Trưởng thì Trung Tâm Hội Nghị sẽ không thông qua luật từ đó luật sẽ làm giảm quyền lực của Quốc Trưởng?

-Phải chăng đây là ý niệm Đan Quyền?

Phê Bình Cơ Năng Hiến Pháp (P5)

Trần Công Lân

Tháng 11 năm 2019 (Việt lịch 4898)

 

 

 

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s