Những hành tác triệt diệt của các người (P5)

Các người đã:

Vô thức hóa thông minh Việt

Thấy được cái ý thức của con người luôn khiêm tốn để tỉnh táo, luôn khiêm cẩn để sáng suốt, để nhận ra tâm trạng trễ, tâm cảnh chậm khi con người đứng trước các chân lý của khoa học, các sự thật của nhân sinh, các lẽ phải của đạo đức. Tìm định nghĩa để giữ định đề, giữ định đề để không lạc đề khi phân tích và giải thích mọi giá trị, từ toán học tới triết học, từ ngôn ngữ tới nhân sinh. Và khi vào để phân tích và giải thích các giá trị tâm linh, con người sẽ có định hướng qua định nghĩa của ngữ vựng rồi từ đó mà đi tìm ngữ pháp rồi ngữ văn cho các chiều hướng của sự thông minh có mặt trong đời sống của tri thức.

Loại thứ nhất là thông minh tức khắc đó là sự thông hiểu tính lập đi lập lại của các hiện tượng trong không gian và thời gian để hiểu cách vận hành của chúng, rồi từ đó đặt cứu cánh hợp lý và phương tiện hợp thời để đạt kết quả. Loại thứ hai: thông minh xét nghiệm biết xem xét tính lập đi lập lại của các hiện tượng trong không gian và thời gian để khảo nghiệm thực chất của các hiện tượng này. Và khi lương tri xuất hiện trước hai loại thông minh này, nó sẽ vận dụng nhân sinh quan của nhân tâm, phối hợp cùng thế giới quan của nhân từ, để chế tác ra một vũ trụ quan của nhân lý, trong đó kẻ tự cho mình là thông minh phải lấy nhân tính cao nhất của mình để cùng tha nhân bảo vệ nhân phẩm, nâng cao nhân vị cho nhân sinh.

Trên thượng nguồn của mọi chính sách của ĐSCVN không có sự thông minh để quyết định và sự thông thái vì cẩn trọng khi nhận ra sự lập đi lập lại của các hiện tượng trong không gian và thời gian, cả hai sẽ hiểu nguyên nhân của các sự kiện, cũng như quy luật của các sự cố, để tránh sai lầm trong hành động. Chính sự thông minh trợ lực cho đời sống tâm linh để tìm hiểu chiều sâu của sự kiện bằng nhân tri để cảm nhận sự cố bằng sự rung cảm của nhân tâm. Dưới hạ nguồn, sự thông minh biết nhận ra nguyên nhân của sự thất bại, còn thông thái thì tổng hợp các nguyên nhân của sự thất bại để tránh thảm bại, rồi đi tìm con đường đi khác để tới thành công, mà không kinh qua quá khích và cực đoan.

Còn lương tri thì lùi ra để đứng xa trong tỉnh táo, mà phân tích thất bại, để sau đó lương tâm sẽ trở lại đứng gần, sát, cận kề sự thất bại để tìm ra sự cảm thông với kẻ thất bại. Từ đó tìm cách đưa ra một ánh sáng mới, để chỉ cách thoát nạn cho kẻ thất bại, được ra khỏi đường hầm của sự bại trận, để tìm con một con đường khác, bại ít thắng nhiều, vì mang các sắc xuất thành công rõ nét. Chuyện lương tri trí thức không dùng các con tính số học mang tính toán của toán học, mà bằng sự cảm nhận đa chiều về nhân thế, qua sự đa dạng của nhân gian.

Các người đã:

Giả mạo hóa lẽ phải Việt

Trong lương tri giáo dục, khi thế hệ đi trước có trách nhiệm phải trao truyền ít nhất ba giá trị giáo dục cốt lõi cho các thế hệ đi sau là sự trao truyền sự thật của lịch sử, mà sự thật làm xuất hiện chân lý với sử liệu, sử chứng, không ai chối cãi được, song hành cùng các tang chứng, làm nên chứng tích luôn có mặt trong kỷ niệm, trong ký ức, tạo ra chất sống cho sử học.

Chính sự thật làm nên chân lý giúp nhân sinh thấy ra lẽ phải. Chính lẽ phải giúp ta nhận diện ra các giá trị của đạo đức cùng lúc trên hai nhân lộ, con đường đầu tiên giúp nhân sinh nhận ra đạo lý của các chuyện hay, đẹp, tốt, lành có mặt trong nhân đạo.

Con đường tiếp theo là khi có đạo lý rồi thì nhân sinh sẽ tìm ra luân lý khám phá ra bổn phận với xã hội, trách nhiệm với đồng loại. Từ đây, ranh giới giữa đạo lýluân lý sẽ bị xóa dần đi, để tạo nên sự hòa hợp mới, làm nên các giá trị của lương tri.Hãy lập nên một phương trình mới cho nhân tâm biết bảo vệ nhân phẩm: (sự thật+chân lý = lẽ phải) + (đạo lý+luân lý = đạo đức) = các giá trị tâm linh.

Khi phương trình này hình thành thì ta được trao nhận một định nghĩa mới về: tự do, một định nghĩa đẹp vì đây là cùng có tự do với tha nhân, với đồng bào, với đồng loại, để cùng hưởng chung với mọi người, mọi loài. Ngược hẳn với loại định nghĩa thấp hèn về tự do qua cái ích kỷ chỉ cho một người, một phái, một đảng có trong não trạng của bạo quyền lãnh đạo, đã thành tà quyền hãm hại dân tộc, rồi sẽ thành ma quyền buôn dân, bán nước.

Sự vận hành toàn bộ của các giá trị của lương tri đi từ cái tôi tới tha nhân, tâm linh là trao không để cùng hưởng chung, mà không hề đòi trả ân, trả oán, từ đây chúng ta có được một định nghĩa về các giá trị tâm linh, qua các chỉ báo rành mạch trong sinh hoạt xã hội, trong đời sống xã hội, trong quan hệ xã hội, vì tâm linh không thể tự định nghĩa, mà phải dựa trên sự phối hợp giữa: luân lý, đạo lý, đạo đức luôn đi đôi kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức; và công bằng, công lý có từ công tâm, công đức luôn chung lứa với lương tâm, lương thiện, lương tri.

Có kinh nghiệm của Mục sư L. King và thiền sư Thích Nhất Hạnh; chỉ vì tôi chỉ nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã về chuyện «con người» thôi bạn ạ! Mục sư L.King (đứa con tin yêu của lòng tin bất bạo động để chống kỳ thị) phân tích trong thời buổi hiện đại của khoa học, cái người (humain) trong cái thánh (sainneté) phải có mặt để bảo vệ các giá trị tâm linh, giúp con người luôn cẩn trọng ngay trên chính mạng sống của mình, khi ông giải thích rằng con người dùng khoa học để chế ra các hỏa tiễn được điều khiển tự động, nhưng chính con người thi đang lầm đường lạc lối trong mê lộ của sự giết chóc lẫn nhau, thì các hỏa tiễn điều khiển tự động này là sự tự sát của con người, chớ không phải là một tiến bộ văn minh gì cả!

Khi đấu tranh chống chiến tranh vì hòa bình, vì muốn bảo vệ con người và sự sống, trong lần chuẩn bị cho một cuộc biểu tình ngoài đường phố tại Mỹ, mục sư L.King có hỏi thiền sư Thích Nhất Hạnh là nên chọn khẩu hiệu nào để làm biểu tưởng hòa bình cho cuộc xuống đường này?

Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên mục sư L.King nên chọn một ca từ của Phạm Duy, nói lên ý lực của con người từ chối diệt con người: «Tôi từ chối giết người! Vì giết hết người rồi tôi sẽ sống với ai?», không có một chứng từ lịch sử nào để minh chứng là các lãnh tụ thưở trước và các lãnh đạo thuở này của ĐCSVN biết, nghe, đọc, hiểu, nghiệm được câu này!

Các người đã:

Hình sự hóa công lý Việt

Khi tổng kết các nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã về tội phạm học qua trường hợp của Việt Nam, từ khi dân tộc và đất nước này phải gánh chịu bạo quyền của ĐCSVN-Đảng cộng sản Việt Nam, từ 1930 tới nay. Dân chúng đã biết loại não trạng quyền lực-quyền lợi không sao tách được nhân sinh quan, thế giới quan của ĐCSVN để có thể khách quan hóa từ sự kiện tới sự cố, theo đúng yêu cầu của khoa học[1], cụ thể là đưa chứng từ vào dữ kiện để sự thật làm sáng lên chân lý.

Sự chân thành trong mạch lạc, với chân thật của luận chứng, để chúng ta hiểu nhau hơn, trên tinh thần của học thuật là tôn trọng lẫn nhau, để sự thật được song hành cùng chân lý, sẽ giúp nhận ra lẽ phải. Quy trình sự thật-chân lý-lẽ phải được kết tụ thành một tổng thể, mà không ai có thể tách ra được, để vo tròn bóp méo, để đánh tráo, rồi bào chửa, sau đó là «chạy tội» cho tội phạm đã gây ra tội ác; khi mà các nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã của tội phạm học đã được thực hiện tới nơi tới chốn rồi thì chuyện «chạy tội» cho ĐCSVN xem như vô ích!

Dù là một chuyên ngành mới mẻ của khoa học xã hội và nhân văn, nhưng các lãnh đạo không thể tham ô, các quan chức không thể tham nhũng trên các nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã của tội phạm học. Khi chuyên ngành sinh sau đẻ muộn này ra đời thì công việc thường nhật của nó là: lột trần tội ác! Lột mặt nạ tội phạm! Nên nó không sợ bất cứ bạo quyền nào ám hại nó, không lo bất cứ tà quyền nào mua chuộc nó, không để bất cứ ma quyền nào bán đứng . ĐCSVN tạo ra mê thức qua tuyên truyền một chiều của một chế độ độc tài-toàn trị, biến mộng tưởng thành kiến thức chủ quan.

Mà mộng tưởng là nguồn của mê thức, dắt con người vào mê lộ để bị lạc bẫy trong tà lộ, nơi mà thủ phạm và nạn nhân đã vào tử lộ, từ đó vô tình hay vô tâm: tội phạm đã gây ra tội ác, mà tội phạm học phải vạch mặt chỉ tên, vì đây là nghiệp vụ học của tội phạm học.

Quy trình sự kiện-chứng từ-xác chứng[2] làm gốc, rễ, cội, nguồn cho tội phạm học, khi sự kiện đã thành sự cố với các hậu quả hại người-giết người-chết người, nơi mà chứng tích đưa đường dẫn lối cho chứng từ, thì xác chứng của nghiên cứu sẽ định hình cho minh chứng để sự thật được đưa ra ánh sáng, để chân lý được quang minh chính đại từ tòa án của lương tâm tới tòa án của công pháp.

Có ba quy trình: sự kiệnsự cố; chứng tíchchứng từ; xác chứngminh chứng, vu cáo mà không có phân tích sự kiệnsự cố; vu khống mà không có giải thích chứng tíchchứng từ; vu họa mà không có giải luận xác chứngminh chứng là chuyện thói quen làm nên khuyết tật, để khuyết tật làm nên khuyết não ngay trong tư duy của các lãnh đạo của ĐCSVN. Đó là phản xạ từ bao năm, của những các quan chức của ĐCSVN: khi nạn nhân của họ phân tích sự kiệnsự cố, thì bị họ vu cáo là «các lực lượng thù địch»; khi nạn nhân của họ giải thích chứng tíchchứng từ, thì bị họ vu khống là «phản động chống cách mạng»; khi nạn nhân của họ giải luận qua xác chứngminh chứng thì bị họ vu họa là «bôi nhọ lãnh đạo của Đảng». Các thói quen vu cáo, vu khống, vu họa cho người khác, cho bất cứ ai không đồng ý với ĐCSVN.

Đó là câu chuyện của tội ác trong Cải Cách Ruộng Đất (1954-1958): chỉ cần vài chữ tố cáo không chứng từ là tòa án nhân dân quyết tội (không có) lên đầu những ai bị vu cáo là «địa chủ»; để ngay tức khắc sau đó là đám đông quần chúng (bị giật dây) vu khống cho các nạn nhân là «bóc lột» nông dân; rồi dẫn tới (cũng tức khắc) chuyện tử họa của các nạn nhân này là bị bắn giết ngay tại chỗ.

Tổ tiên Việt không quên nghiêm cẩn dạy con cháu: sai một ly đi một dặm. Nhưng đối với đám tuyên giáo (tà nghiệp trong xảo lộ) vu cáo mà không dám đối thoại để hiểu thế nào là sự thật; với lũ lãnh đạo độc tài nhưng bất tài (gian kiếp trong tà lộ) vu khống mà không dám trực diện để thấu thế nào là chân lý; với bọn bút nô, ký nô (ma nghiệp trong điếm lộ) vu họa mà không dám đối luận để thấm thế nào là lẽ phải. Đây chính là ma nghiệp của ĐCSVN

Các người đã:

Cuồng quyền hóa chính trị Việt

Sự có mặt vô cùng quý giá của dân chủ qua đa nguyên (đa tài, đa trí, làm ra đa hiệu, đa năng để đa lực) dựa trên nhân quyền (nhân tri, nhân trí trợ lực cho nhân lý, nhân tính làm nên nhân bản, nhân văn, để nhân vị có chỗ đứng, nhân đạo có đường đi mà tới gặp và nhận nhân phẩm)[3]. Vì « cá nằm trên thớt » mà cá muốn sống còn hay sống sót thì phải nhận tủi nhục mà tủi thân chịu nhục dưới một chế độ của hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị) làm nên cái độc hại chống tri thức.

Khi đã chấp nhận cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối trước cái ác đã làm nên cái tội; ngược lại đường đi nước bước qua các quá trình giải luận của tội phạm học là: vén cái ác để vạch cái tội. Khi mất nhân cách vì không dám phê bình qua phân tích và giải thích các tội ác của bạo quyền độc đảng, các tội phạm của tà quyền độc trị, các tội lỗi của ma quyền độc tài, thật sự là khi ta «nhắm mắt làm ngơ» thì ta đã đồng lõa, là đồng phạm với các tập đoàn tội phạm này rồi!

Một tập đoàn tội phạm luôn biến quyền lực thành bạo quyền độc đảng, tà quyền độc trị, ma quyền độc tài để vơ vét qua hệ tham (tham quyền để tham ô, rồi tham nhũng, chỉ vì tham tiền) nên quyền lợi của chúng thật ra chỉ là tư lợi, vì chúng buôn thần bán thánh qua chiêu bài cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Cụ thể là khi còn đi học chúng đã biết buôn bằng bán cấp để sau đó là mua chức bán quyền, chúng mang dã tâm buôn đất bán người (biến dân lành thành dân oan), nên trong bọn chúng dã có kẻ bước qua buôn dân bán nước, đối với chúng chỉ là vài bước, có khi dễ như trở bàn tay, vì những kẻ này đã chuyển qua phương Tây tiền của vơ vét được của dân tộc, chúng đã có nhà, có thẻ xanh, thẻ cư trú tại Tây Âu và Bắc Mỹ, để chớp nhoáng cao bay xa chạy, khi bọn Tàu tặc tới xâm lược đất nước của chúng ta, biến Việt tộc thành lao nô cho chúng.

Tội nghiệp thay khi thấy người tài lại để bọn độc tài nhưng bất tài «chăm lo» chuyện bảo vệ dân tộc, phát triển đất nước điều khiển, thao túng, giật dây, «xỏ tai, kéo mũi», để chung quy là ngụy biện các thảm họa trên một dân tộc mà đa số cằng ngày càng túng thiếu, mà tuyên truyền ngày ngày ra rả là «thành quả cách mạng». Rồi chung cuộc là ngụy tạo các thảm nạn trên một đất nước thành «định hướng xã hội chũ nghĩa». Mà thực tế là dân tộc Việt hiện nay cứ bỏ đất nước ra đi dù ra ngoài chỉ để làm lao nô, nô tỳ, nô bộc cho các quốc gia láng giềng vì họ đã quá nhờm tởm bạo quyền, tà quyền, ma quyền ngày ngày dẫm lên lưng, đạp trên vai, nhấn lên đầu của họ bao bất công và tội ác không sao chấp nhận được.

Đất nước Việt hiện nay cạn kiệt tài nguyên tới vì bọn mafia lãnh đạo, với bao ô nhiễm môi trường, môi sinh bị truy diệt[4]. Độc hóa từ thiên nhiên tới thực phẩm, với âm mưu của ngoại xâm Tầu tặc thông đồng với nội xâm tham nhũng mà thế giới có đầy đủ dữ kiện, trong khi dân tộc vẫn bị bộ máy tuyên truyền độc đảng bưng bít, che giấu, đây là một tội ác mà tội phạm học không thể nào bỏ qua được. Khi bọn bạo quyền độc đảng, tà quyền độc trị, ma quyền độc tài, có vài đứa khi đi chơi tại phương Tây, chúng vỗ bụng tục tỉu trước Việt Kiều, rồi cười đểu mà nói là với số tiền của dân tộc mà chúng vơ vét được, thì chúng và con cái, cháu chắt của chúng: «ăn năm đời, mười đời không hết!».

Đám đầu nậu tham nhũng này chính là những tội phạm đã gây ra những tội ác, nên tội phạm học phải có mặt để tổng kết bằng vạch mặt chỉ tên (lột mũ bạo quyền, lột mặt nạ tà quyền, lột trần ma quyền) bằng các tiêu chí của: hệ liêm (liêm chính, liêm khiết, liêm sỉ); hệ chính (chính tri, chính kiến, chính lý); hệ đạo (đạo lý, đạo đức, đạo hạnh).

Đám lãnh đạo của ĐCSVN không hề trích câu của tổ tiên Việt đã để lại cho con cháu Việt :«Sống lâu mới biết lòng người có nhân»[5]nhân đây là nhân tính làm nên nhân cách để được song hành cùng nhân từ, nhân nghĩa, nhân tâm, làm nên nhân vịnhân lý, nhân bản, nhân văn, vì biết đi vào nhân đạo để tạo dựng nên nhân phẩm!

Các người đã:

Thô bỉ hóa tư duy Việt

Phê bình làm nên phê phán trong quy trình đào tạo bình thường của các quốc gia có văn minh dân chủ, có văn hiến nhân quyền, ai cùng học được:

Xã hội luận phê bình (Sociocritique), định hình môi trường sống của công trình nghiên cứu trong một vũ trụ xã hội, nơi mà khảo sát, điều tra, điền dã, nghiên cứu là một quá trình phê bình xã hội, mang tính chất xã hội hoá riêng của nó và mỗi quá trình xã hội hoá luôn nằm trong một môi trường ý thức hệ nào đó (độc đảng hay đa nguyên, độc tài hay đa tài, toàn trị hay đa trị…). Bản thân người nghiên cứu và người đọc cũng không thoát khỏi môi trường ý thức này, nên công trình nghiên cứu luôn có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với môi trường xã hội và các ý thức hệ trong xã hội đó. Chính xã hội luận phê bình có cơ sở nghiên cứu khách quan đã mang lại những tiến bộ lớn trong học thuật và ngay trong các xã hội có dân chủ đa nguyên, khi chính các công trình nghiên cứu đã lột mặt nạ của mê thức giả danh kiến thức để làm chuyện «đánh lận con đen» mà định hướng dư luận. Nên các chế độ độc đảng toàn trị hiện nay, như Việt Nam thường vu oan, vu cáo, vu khống, vu họa để chống phương pháp này, vì khi xã hội luận phê bình được thực hiện tới nơi tới chốn thì bộ máy tuyên truyền sẽ bị vô hiệu hóa, và đám tuyên giáo sẽ bị lột mặt nạ!

Dân tộc luận phê bình (Ethnocritique), nơi mà dân tộc tính được đánh giá qua cá tính của dân tộc đó qua sinh hoạt văn hóa, qua quan hệ xã hội, qua đời sống tâm linh… Dân tộc luận phê bình có thể bắt đầu bằng nghiên cứu các văn bản từ lịch sử tới văn học, để đi sâu vào các điều tra thực địa, nơi mà phê bình tới từ phân tích và giải thích sẽ làm rõ sức thông minh và lực sáng tạo qua các cộng đồng quốc gia, qua các tập thể xã hội, qua các cá nhân có cá tính được định nghĩa như các chủ thể của sáng tạo.

Nói gần nói xa, không qua nói thật  dân tộc luận phê bình còn đi xa hơn thế nữa để vào sâu từng dân tộc tính qua các giai đoạn lịch sử, cụ thể là thuở xưa Việt tộc là một dũng tộc đã thắng bọn Tàu tặc khoảng 20 lần bằng chính lòng dũng cảm của ý chí bất khuất quyết tâm giữ nước; cũng đã là một minh tộc biết thắng Tàu tặc bằng chính sự thông minh của mình: Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo bằng thủy chiến; Nguyễn Trãi bằng sự phối hợp giữa kháng chiến, ngoại giao và tâm lý chiến; Quang Trung bằng tri thức luận quân sự về quản lý không gian và thời gian…

Vậy mà dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay, thì chí khí của dũng tộc, sáng tạo của minh tộc, xem như bị tiêu tán hóa cùng trước thực chất đớn nhục của ĐCSVN là: hèn với giặc, ác với dân! Đẩy Việt tộc từ dũng tộc, minh tộc sang «hèn tộc», «nhục tộc», đây là một tội ác ngay trên dân tộc tính, là tội đồ trước tiền đồ của tổ tiên, mà cũng là một tội ác trước các thế hệ mai hậu của Việt tộc.

Địa dư luận phê bình (Géocritique) là phương pháp phân tích đặt ưu tiên cho nghiên cứu về tính đặc thù của một không gian địa lý trong phân tích và giải thích. Địa dư luận phê bình chống lại các quy phạm sơ cứng về không gian, thí dụ cụ thể là tháng Bảy năm 2019 này bọn Tàu tặc đã vào lãnh hải của Việt Nam tại bãi Tư Chính, với thái độ xâm lược mà chính phủ độc đảng Việt Nam đã giấu nhẹm dân chúng, hơn 700 trăm tờ báo bồi bút cho ĐCSVN đã «im hơi lắng tiếng», để chính các báo đài ngoại quốc thông báo mà dân chúng biết được qua truyền thông quốc tế.

Địa dư luận phê bình cho thấy rất rõ trong năm 2019 này là dân Hồng Kông, dân Đài Loan không sợ Trung Quốc, trước đó Philippines còn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về «đường lưỡi bò» của Tàu tặc trên biển Đông, tại sao chỉ có ĐCSVN là sợ Trung Quốc? Địa dư luận phê bình cho xuất hiện phương pháp giải luận chỉnh lý là ĐCSVN sống còn nhờ ĐCSTQ-Đảng cộng sản Trung Quốc, phương pháp này cho xuất hiện luôn phương pháp diễn luận toàn lý là lãnh đạo ĐCSVN từ mật ước Thành Đô, 1991, chỉ có não trạng cứu đảng, chớ không hề đặt ưu tiên cứu nước lên hàng đầu, tại đây có những lãnh đạo ĐCSVN đã mở ra con đường bán nước[6], và đã chuẩn bị não bộ để chấp nhận chuyện mất nước.

Định dạng luận (Formalisme) một phương pháp phân tích và giải thích dựa trên hình thức, mà hình thức ở đây chính là nội dung của nội dung! Nơi mà lời nói là nhân cách (học ăn học nói, học gói học mở). Nơi mà nhân dạng làm nên nhân vị (cái tai cái tóc là vóc con người) nơi mà tầm vóc vừa là nội công, vừa là bản lĩnh của chủ thể, chính tầm vóc nói lên trình độ tri thức và mức độ tư duy của chủ thể [7].

Ba lãnh đạo cấp bộ, cấp cục, cấp ngành của bạn, mỗi người một cách, làm cả một dân tộc xấu hổ đến «độn thổ»: một tên thứ trưởng Bộ Văn Hóa đương nhiệm trao bằng giáo sư cho một ca sĩ chưa bao giờ đặt chân tới đại học để làm luận án tiến sĩ nhạc học, rồi sau đó phong một chức mới «nữ hoàng tâm linh» cho một bà hát hầu đồng. Một bà giám đốc cục của Bộ Văn Hóa, được quần chúng đặt tên là bà «tiến sĩ lon», vì bà ra lịnh cấm Coca Cola dùng chữ lon trong quảng cáo (mở lon Việt Nam), vì qua cảm nhận của bà «tiến sĩ lon» này, thì bà thấy «quan ngại» chữ lon trong «mộng tưởng» của bà có thể bị thêm dấu, thêm mũ để hiểu sang một chữ khác mang nghĩa của một chữ tục có thể xúc phạm tới phụ nữ…

Một bà đại biểu của hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, lại là trưởng ban đô thị trong hội đồng này, cũng là giám đốc ban Nhân Học của đại học cũng tại thành phố này, bà được quần chúng đặt tên là bà «tiến sĩ lu», vì bà đề nghị mỗi nhà nên có một cái lu để chống lại chuyện ngập lụt trong thành phố hơn 10 triệu dân này vào các mùa mưa. Não trạng của bà «tiến sĩ lu», làm cả nước «hoảng hồn» đến «điếng hồn» về trình độ não nạn của bà. Và trong cơn vừa bực tức quần chúng, lại vừa hờn căm mạng xã hội, bà đề nghị luôn là nên dùng «luật an ninh mạng» để trừng phạt những ai «dám giễu cợt» trên đề nghị mỗi nhà một cái lu của bà. Chưa xong bà còn biến cái ngu thành cái ác khi bà đề nghị là «tống cổ» dân định cư, theo bà là trái phép ra khỏi thành phố mang tên «Bác Hồ»! Đây là một hành vi kỳ thị rất bất chính và hoàn toàn ngược lại với nghiệp vụ học của người trí thức.

Định dạng luận cũng như xã hội luận phê bình, dân tộc luận phê bình, địa dư luận phê bình không hề lý thuyết và rất cụ thể, vì đa năng nên đa hiệu để phân tích nhân diện, nhân dạng, nhân cách của các lãnh đạo bất tài vô tướng, có quyền lực qua quan hệ-tiền tệ-hậu duệ để truy diệt trí tuệ. Trong khi quần chúng giễu cợt-cười trêu: «thứ trưởng văn hóa của nữ hoàng tâm linh», «tiến sĩ lon», «tiến sĩ lu»… (gian nghiệp trong điếm lộ), ĐCSVN có các lãnh đạo, các cấp trên của bạn với não trạng lon lu gây bao não loạn rồi não nạn cho dân lành; «chạy tội» cho bọn não sạn này không khác gì chính ta đang thanh trừng thông minh của ta, thì không khác gì chính ta đang truy diệt trí tuệ của ta!

Những hành tác triệt diệt của các người (P6)

Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học * Tiến sĩ quốc gia trường gia Cao học khoa học xã hội Paris * Tiến sĩ xã hội học Đại học Nice-Sophia Antipolis * Giám đốc Ban Cao học châu Á * Giám đốc biên tập Anthropol-Asie * Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa  Paris * Cố vấn thẩm định giáo dục và nghiên cứu đại học Bourgone-Franche-Comté * Biên tập viên tập chí Hommes&Migrations * Thành viên Hội đồng khoa học bảo tàng lịch sử nhập cư * Thành viên Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á * Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

 

[1] Lê Hữu Khóa, KHOA HỌC LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

[2] Lê Hữu Khóa, CHÍNH LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

[3] Lê Hữu Khóa, NHÂN LUẬN-NHÂN VIỆT, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

[4] Lê Hữu Khóa, XÃ LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

[5] Lê Hữu Khóa, TÂM LUẬN TÌM SỬ LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

[6]Lê Hữu Khóa, KIẾP LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s