Học Mót

Thuở nhỏ, đi học thường nghe nói: “Đừng học mót” hay “học lỏm” thì chẳng hiểu gì cả, sau mới biết là lời khuyên không nên học bá láp, không đầu, đuôi thì chẳng nên cơm cháo gì.

Ngày nay cũng có nhiều nhà chính trị “nửa mùa” (đầu mùa còn đi kiếm cơm, khi no cơm, ấm cật mới đi làm chính trị vào cuối mùa) tỵ nạn sang Mỹ không chịu học hành chi cả, chỉ đi “học mót” qua mạng xã hội (social media) rồi ôm mộng giải phóng VN.

Người xưa đã nói: “Tu thân. Tề gia. Trị quốc. Bình thiên hạ”. Xin tạm hiểu “thiên hạ” ở đây chỉ nên hiểu là người dân trong một nước chứ không dám nói đến nhân loại.

Tu thân chưa phải là đi tu, mà không đi tu thì tu thân ở đâu? Trường nào dạy tu thân? Trường đời. Sống như thế nào là tu thân, dưỡng tánh?

Tánh nằm ở đâu?

“Tướng (tánh) tự Tâm sanh, Tướng tùy Tâm diệt.”

Làm sao trị Tâm?

Tâm ở trong Thân. Có Thân thì có Mệnh.

Tính-Tâm-Thân-Mệnh đi với nhau. Không làm chủ được Tâm thì Thân-Mệnh sẽ đi về đâu?

Không làm chủ được Tâm thì dễ sinh mê sảng: Hy vọng Mỹ đánh Trung Cộng? Liên Hiệp Quốc sẽ xử Trung Cộng trả lại biển, đảo?

Sống tại Mỹ mà không học hành đàng hoàng. Chính trị nhảy bàn độc — bàn rằng từ tư tưởng chính trị, qua học thuyết chính trị, đến chính sách (policy). Đọc sách mà không nhìn người viết sách. Tư tưởng và hành động của người Mỹ (hay chính quyền Mỹ) đến từ đâu? Từ Tâm.

Chạy theo chữ (sách A hay B) hay người (ông A hay B) chỉ là thả mồi bắt bóng.

Tư tưởng con người bắt đầu từ Tâm. Hiểu người, cai trị, thâu phục thiên hạ cũng từ Tâm.

Không Tu Tâm dưỡng Tánh mà chỉ chạy quanh học mót thì bàn luận chỉ là đầu độc thiên hạ chứ đâu phải cứu thiên hạ. Tôn giáo ra đời để mượn đấng tối cao trả lời cho những vấn nạn của cuộc sống khi con người còn ngu tối.  Khi con người tiến bộ và từ từ làm chủ lấy sinh mệnh thì các triết gia cần phải chỉ đường cho khoa học. Nhưng Tư bản lẫn Cộng sản chỉ mượn khoa tâm lý học (từ triết học) để cai trị, làm giàu, lừa gạt con người chứ không nhằm mục đích giải quyết bế tắc của con người và xã hội.

Triết học là khoa học về lý luận đi từ con người đến con người, giải quyết tất cả vấn nạn của con người trong đời sống từ Hình nhi Hạ đến Hình nhi Thượng. Triết học chi phối mọi sinh hoạt của loài người từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục…. Người lãnh đạo phải nắm vững căn bản triết học để có quyết định hợp lý, sáng suốt trong những lúc hỗn loạn. Nếu nói rằng dựa vào chính trị để đưa ra triết học là đi ngược dòng. Kinh nghiệm chính trị (qua học thuyết, chính sách) chỉ có thể đưa ra triết lý cùn, triết vặt (triết lý “cái dù”: mưa đâu che đấy) chứ không thể là một triết lý tổng thể bao quát mọi lãnh vực mà các tổ chức chính trị, các nhà lãnh đạo tìm kiếm suốt lịch sử loài người.

Từ đó triết học thực dụng mới có thể giải quyết tất cả những vấn đề của nhân loại Đông-Tây.

Vậy người Việt hải ngoại đừng đi “học mót” những cặn bã của tư bản mà bàn chuyện chính trị với triết học.

“Giáo dục là khởi điểm và chung điểm của chính trị”. Lý Đông A đã nói vậy. Giáo dục không phải là đi tới trường đại học lấy về một mảnh bằng treo tường, kiếm cơm.

Giáo dục là “Tu dưỡng thắng nhân”, là “Sinh Mệnh Tâm Lý”.

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

Trần Công Lân

Tháng 4 năm 2020 (Việt lịch 4899)

 

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s