Lý và thức. Tù nhân lương tâm vận dụng lý luận của sự thật để nhận ra chân lý, sử dụng lập luận của chân lý để tìm ra lẽ phải, tận dụng giải luận của lẽ phải để diễn luận chiều cao của lương tâm, chiều sâu của lương thiện, chiều rộng của lương tri. Hệ lý có nội công của lý luận để biết đường đi nẻo về của nhân đạo; có bản lĩnh của lập luận để xây nền đắp gốc cho nhân vị; có tầm vóc để dựng tường, xây mái cho nhân bản. Tù nhân lương tâm là những đứa con tỉnh táo trong sáng suốt của Việt tộc: «Người khôn chưa đắn đã đo, chưa ra tới biển đã dò nông sâu». Tù nhân lương tâm mang kiến thức của giống nòi, của đất nước để phục vụ cho tri thức của dân tộc, của đồng bào; dâng trí thức của mình để trao ý thức cho xã hội, cho quần chúng; truyền nhận thức của mình để tạo ra tỉnh thức cho bao thế hệ mai hậu. Hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) chế tác ra hệ sáng: Lấy sáng kiến để giống nòi được tiến hóa, lấy sáng tạo để dân tộc được thăng hoa, lấy sáng chế để xã hội được tiến bộ. Hệ thức song đôi cùng hệ sáng (sáng kiến vì dân chủ, sáng tạo vì nhân quyền, sáng chế vì đa nguyên) thì bạo quyền của độc đảng toàn trị sẽ bị thay, tà quyền của cơ chế độc trị sẽ phải lùi, ma quyền của công an trị sẽ tự diệt! Tù nhân lương tâm là những đứa con thông minh của Việt tộc, có «điều hay, lẽ phải» để «nhìn xa trông rộng».
Nội công tù nhân lương tâm. Ngày ra khỏi tù, khi được hỏi về các điều kiện sống trong nhà tù độc đảng-toàn trị hoàn toàn bất nhân, thì chị Cấn Thị Thêu có trả lời là: «Nếu chấp nhận đấu tranh trực diện với chế độ tàn ác này, thì hãy chuẩn bị bị tù đày, và nhà tù của chế độ này chính là địa ngục trần gian…». Trong một câu trả lời này, có ít nhất là ba ý thức chỉnh lý cho quá trình dấn thân, ba nhận thức toàn lý cho chính lý tưởng của mình:
- Chấp nhận đấu tranh trực diện với chế độ,
- Chấp nhận bị tù đày,
- Chấp nhận địa ngục trần gian. Đây là nội lực làm nên nội công của tù nhân lương tâm, nội công này không tới từ học vị, học hàm, vì chị Thêu chỉ là một nông dân, có đất bị bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham đất đến trộm, cắp, cướp, giựt ngay trên quê hương Dương Nội của chị ấy. Những kẻ mang tiếng có học, nhưng nhắm mắt-cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối trước thảm trạng của đất nước thì chính họ đã vô minh, vô tri, vô tâm, vô giác, vô cảm. Không khác gì có học vị mà không có đạo lý của lương tâm, có học hàm mà không có luân lý của lương tri nên học lực của họ đã tiêu tán cùng sự thờ ơ của họ trước sự nheo nhóc của đồng bào của họ. Vì học lực thì phải trao dồi mỗi ngày, vừa qua tri thức vừa qua lương tri (tri thức của lương tâm); còn bọn lấy học vị ra để khoe, thì khác chi khoe một miếng giấy trắng; và bọn lấy học hàm ra để lòe thiên hạ, thì khác gì lòe một cái vỏ ốc rỗng. Câu chuyện nội lực làm nên nội công chính là hệ thức tác động theo hệ dây chuyền biến lương thiện thành lương tri: lấy kiến thức để dựng tri thức, lấy tri thức để luyện ý thức, lấy ý thức để rèn nhận thức, lấy nhận thức để tỉnh thức rồi để phản tỉnh một tập thể bị ngu muội hóa, một cộng đồng bị ngu dân hóa, một dân tộc bị vô thức hóa! Câu chuyện nội lực làm nên nội công của tù nhân lương tâm vẫn chưa hết! Nội lực làm nên nội công tới từ đâu? Cả hai tới từ:
- Sự can đảm chấp nhận từ thử thách tới thăng trầm của kiếp người.
- Sự can đảm không chỉ là cá tính mà là đức hạnh của nhân cách.
- Sự can đảm biến đức hạnh từ hành vi cá nhân tới hành động vì mọi người.
Sự can đảm này không hề lẻ loi trong cô lẻ, nó là:
- Nguồn sáng để đánh thức tập thể.
- Sức sáng để soi đường đi cho cộng đồng.
- Không gian sáng để dân tộc, đồng bào thấy chân trời trước mặt, trước mắt!
Bản lĩnh tù nhân lương tâm. Khi ra khỏi nhà tù của bạo quyền, Minh Mẫn là một trong những tù nhân lương tâm trẻ tuổi nhất của Việt Nam, và là lớp tù nhân lương tâm cũng trẻ nhất của nhân loại trong thế kỷ này. Khi được hỏi về bạo chất của bạo quyền và tính kiên cường của tù nhân lương tâm trong vào lao lý, câu trả lời của Minh Mẫn đi thẳng vào não trạng của chúng ta để khai quật lên lương thiện, khai phá ra lương tâm, khai sáng lên lương tri trong mỗi chúng ta, câu trả lời là: «Những ai đang đấu tranh, biết là sẽ có ngày bị tù đày, hãy chuẩn bị cho chính mình: Một tình yêu thương nhau! Yêu thương những người cùng cảnh ngộ, cùng đấu tranh như mình…. Vì trong lao tù, tức là trong bàn tay của tà quyền, thì tà quyền này sẽ tìm mọi cách để chia rẽ chúng ta, biến chúng ta thành những kẻ bị chia rẽ, rồi ghét bỏ nhau, rồi thù hận nhau… Chính tình yêu thương nhau sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi ý đồ của tà quyền…». Minh Mẫn, người tù nhân lương tâm trẻ tuổi này đã dạy cho chúng ta thật nhiều bài học, và tất cả bài học này được dồn lại trong một mô thức: Tình yêu thương nhau! Bài học thứ nhất về tình thương, nó đã là gân cốt của Phật giáo từ khi Phật học ra đời, nhưng trong tay bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền, thì Phật giáo ngày nay trên quê hương Việt đã bị biến chất với sư hổ mang song hành cùng sư quốc doanh, sư doanh nhân song lứa với sư công an nên bài học về tình thương đồng loại, chúng sinh mà tất cả đều là sinh linh của Phật tổ hoàn toàn vắng tiếng, vắng bóng, vắng mặt trong sinh hoạt ma đạo của bọn ma tăng này. Bài học thứ hai cũng từ cụm từ tình yêu thương nhau, chính là tính lương thiện của những ai còn có lương tâm để nuôi cho bền, dưỡng cho kỹ lương tri của mình trong một chế độ độc: Độc đảng dùng độc quyền để độc trị, dùng độc tôn để độc hại hóa xã hội, quần chúng. Biến dân tộc thành vô tri, vô minh, biến đồng bào thành vô giác, vô cảm, trước nỗi khổ niềm đau của chính đồng loại của mình. Tại đây chính mô thức lý luận tình yêu thương nhau của Minh Mẫn, của các tù nhân lương tâm là Phật tánh của Phật học mà không cần sư sãi hoặc chùa chiền quảng bá cho nó. Tự nó sáng, tự nó soi con đường đi của nó là con người chỉ tồn tại khi con người biết yêu thương nhau. Bài học này làm sáng bài học kia, bài học kia làm sáng bài học nọ, vì nếu tình yêu thương nhau đã có sẵn trong bản lĩnh của các tù nhân lương tâm, thì không gian ngoài xã hội hay trong ngục tối, nơi nào có các tù nhân lương tâm là nơi đó có vị tha của đồng loại, từ bi của đồng bào, khoan dung của đồng hội, đồng thuyền…
Tầm vóc tù nhân lương tâm. Trước phiên tòa được tà quyền bày biện, khi bị tuyên án tù Huỳnh Thục Vi trả lời: «Tôi sẽ không nhận tội, vì tôi không có tội gì cả!», chữ tội đã quay về phía: Bạo quyền độc đảng là đầu nguồn của mọi bất công trong xã hội; tà quyền độc tài là thượng nguồn của một hệ thống tham ô; ma quyền độc trị có gốc, rễ, cội, nguồn của một cơ chế trộm, cắp, cướp, giật vì tham tiền. Nên biểu tượng lương tâm của Huỳnh Thục Vi chính là lấy lương thiện để dựng lên lương tri trong biểu ngữ: «Tôi không thích Cộng Sản!» được lan truyền trên mạng xã hội như một thông điệp của lương tâm: Tôi không thích Cộng Sản, vì bọn lãnh đạo Cộng Sản là bọn bất lương! Trong biện chứng nghịch lý lương tâm/bất lương đối chọi nhau bằng sinh tử giữa nhân thế, để nhân sinh nhận ra nhân phẩm, thì tù nhân lương tâm đã chọn lương tâm để định danh, định vị, định thế, định đời cho mình là đứng về phía ánh sáng của nhân tâm. Lương tâm không những là chỗ đứng ghế ngồi của nhân tâm, mà nó còn là nguồn sáng thắp lên từ lửa tinh khôi của lương thiện, biết lấy cái thật của sự thật để làm sáng lên cái đúng của chân lý, nó còn đẩy sự thật và chân lý về phía lẽ phải. Chính lẽ phải làm nên sức lan tỏa theo chiều cao của nhân phẩm, chiều rộng của nhân bản, chiều sâu của nhân tâm, chiều dài của nhân nghĩa. Tại đây chúng ta nhận ra chuyện mất ăn, mất ngủ của đám âm binh lãnh đạo (bạo quyền, tà quyền, ma quyền), chúng lo, ngại, sợ, run trước hai liên minh của đạo lý làm nên nhân vị:
- Liên minh sự thật-chân lý-lẽ phải, (có (sự) thực mới vực được đạo).
- Liên minh của hệ nhân (nhân phẩm, nhân bản, nhân tâm, nhân nghĩa…) (sống có nhân mười phần không khó). Bạo quyền độc đảng toàn trị, tà quyền độc tài nhưng bất tài, ma quyền độc trị mà không biết quản trị đất nước, chỉ gây lầm than cho dân tộc, bọn âm binh này rất sợ lực liên kết của hai liên minh trên biết chế tác ra thêm hai liên minh khác để đánh thức quần chúng, làm cả xã hội phải tỉnh thức, đó là:
- Liên minh của đạo lý hay, đẹp, tốt, lành luôn song hành với luân lý của bổn phận và trách nhiệm của mỗi công dân trước thảm trạng hiện nay của đất nước.
- Liên minh của đạo lý song đôi với đạo đức đã làm lên nhân cách liêm chính và bất khuất của tổ tiên trước mọi họa xâm lược của ngoại bang. Bạo quyền độc đảng mà tham quyền thì có thể buôn dân bán nước, tà quyền độc tài mà bất tài thì có loại mại quốc cầu vinh, ma quyền tham tiền thì có loài phản dân hại nước. Chính các tù nhân lương tâm là đội tiên phong đi đầu để lột mặt nạ bọn âm binh này bằng tầm vóc của liên minh lương thiện-lương tâm-lương tri!
Tầm nhìn tù nhân lương tâm. Khi Trần Huỳnh Duy Thức từ chối chuyện ân xá để rồi được xuất ngoại, tức là bị lưu vong, và câu trả lời của tù nhân lương tâm này là: «Tôi ở lại để phục vụ và cống hiến cho dân tộc và đất nước». Hai động từ: phục vụ và cống hiến chính là hai chính từ làm nên chính nghĩa của các tù nhân lương tâm, phục vụ lợi ích cho đất nước và cống hiến cuộc đời và sự nghiệp cho dân tộc, vì đồng bào. Khi bạo quyền độc đảng là ngọn nguồn của mọi bất công trong xã hội; tà quyền độc tài là thượng nguồn của một hệ thống tham ô; mà hạ nguồn của ma quyền độc trị là tham tiền, cho nên từ tuyên bố tới tham luận của chúng, hai động từ: Phục vụ và cống hiến chỉ là quá trình từ bịp bợm tới giả dối, từ man trá tới lừa đảo. Đám âm binh lãnh đạo (bạo quyền, tà quyền, ma quyền) đi trong đêm để vơ vét, đi thoắt qua bóng tối cướp giật, đi sâu vào bùn bẩn để gian lận; nên hai động từ: phục vụ và cống hiến của chúng không có nội dung, không có giá trị, không có tư tưởng, vì không có lý luận. Ngược lại hai động từ: phục vụ và cống hiến tới từ tuyên thệ của tù nhân lương tâm để tuyên dương:
- Nội dung của Cộng Hòa trong công ích: Công bằng-tự do-bác ái.
- Giá trị của công bằng qua công luật, có công lý được bảo chứng bởi công minh.
- Tư tưởng của đa nguyên lấy đa tài, đa trí, đa hiệu, đa năng vì dân tộc.
- Lý luận của lương thiện làm nên lập luận của lương tâm làm sáng lên giải luận vì lương tri. Hai động từ: phục vụ và cống hiến tới từ lời thề trong dấn thân của tù nhân lương tâm luôn cụ thể trong đấu tranh của họ:
- Dụng công bằng để xóa bất công, nơi mà công luận có chỗ dựa là công pháp.
- Dụng nhân tâm để loại bất nhân, nơi mà nhân quyền có mặt để bứng đi bạo quyền, tà quyền, ma quyền.
Tầm nhìn của Trần Huỳnh Duy Thức là công dân yêu nước giờ đã thành chủ thể của phương trình dụng công bằng để xóa bất công-dụng nhân tâm để loại bất nhân. Phương trình này không hề trừu tượng qua lý thuyết mà nó mang tầm nhìn của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, người đã có thành tựu trong nghề nghiệp, có thành đạt trong kinh tế, thành công trong xã hội đã vẽ ra đường đi nước bước cho dân tộc là phải thoát cho bằng được chế độ độc đảng toàn trị để đi về phía tiến bộ của văn minh. Tầm nhìn của Trần Huỳnh Duy Thức hoàn toàn ngược lại với cái ích kỷ của loài trọc phú bất lương, ký sinh trùng của tư bản thân hữu với đám âm binh (bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền), chúng có sinh hoạt âm binh riêng của chúng: «sân sau», «chống lưng», «ô dù»…. Tất cả bọn sâu dân mọt nước này mang thực chất của sâu là đục khoét, của mọt là bòn rút, chúng rất lạ lẫm với nội dụng, giá trị, tư tưởng, lý luận của hai thực từ: phục vụ, cống hiến.
Chiều cao tù nhân lương tâm. Nguyễn Hữu Vinh, bút hiệu Ba Sàm, tù nhân lương tâm những ngày đầu tiên được trả tự do, khi báo chí hỏi những năm tháng tù đày ông có «bị chùng bước hay không?», ông trả lời là: «Vào tù vì mình dấn thân, xin thưa là khi ra tù thì tôi dấn bước tiếp, chớ không hề chùng bước». Chiều cao của tù nhân lương tâm là ở đây, nó cao trong nhân phẩm, vì nó sâu trong nhân bản, nó rộng nhân văn, nó dài theo nhân cách. Ranh giới giữa chùng bước và dấn bước rất rõ nét trong nhân kiếp, là hai không gian hoàn toàn khác biệt dù chung chia một nhân sinh, trong cùng một nhân loại; một bên nhắm mắt tránh đấu tranh, một bên mở mắt để đấu tranh. Bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền của chế độ độc đảng toàn trị hiện nay đã sai lầm lớn khi xếp tất cả nhân sinh vào cá mè một lứa. Chúng sai lầm hơn khi xếp tất cả những tù nhân trong bàn tay của chúng vào số phận con sâu cái kiến, tức là đã vào tù rồi thì làm sao mà đấu tranh vì công bằng, vì tự do, tức là vì dân chủ, vì nhân quyền? Chúng lầm to ngay trên thượng nguồn về sự phản tỉnh của lương tâm đã làm nên lương tri nhờ phẩm chất lương thiện của con người. Ở thượng nguồn khi chưa là tù nhân lương tâm thì Nguyễn Hữu Vinh đã từng là công an, khi chứng kiến tận mắt cái gian trá của bạo quyền lãnh đạo, cái gian dối tà quyền tham quan, cái gian manh ma quyền tham tiền đã gây ra bao họa nạn cho dân tộc từ tham ô tới tham nhũng, từ bất bình đẳng tới tới bất công… Mà sau bao họa nạn cho dân tộc là các hệ lụy từ xã hội tới văn hóa, từ giáo dục tới luân lý…. Chính sự phản tỉnh của lương tâm dựng lên lương tri có gốc, rễ, cội, nguồn là lương thiện làm nên chiều cao của các tù nhân lương tâm mà không một tập đoàn tội phạm lãnh đạo độc đảng nào có thể dự đoán để dự phòng được! Trong đời sống hằng ngày, với nhà giam bị camera quay chụp 24/24 giờ, với khuôn viên nhỏ hẹp khi được cho ra để đi dạo, làm nên không gian mà Nguyễn Hữu Vinh gọi là: «kín nhất và tối nhất», nơi mà các cơ quan thanh tra của lập pháp, hành pháp, tư pháp không hề đặt chân tới để thanh tra theo đúng tên gọi của chức năng chính của nó là thanh tra. Trong không gian của rình rập thể xác, của canh chừng liên hệ giữa các tù nhân, của truy bức tinh thần từng tù nhân, Nguyễn Hữu Vinh đã không chấp nhận số phận cá mè một lứa, số kiếp con sâu cái kiến. Tù nhân lương tâm này đã vận dụng pháp luật, tận dụng các nguyên tắc, sử dụng các văn bản về điều kiện và quyền lợi của tù nhân để tiếp tục đấu tranh. Chính những năm tháng liên tục đấu tranh ngay trong nhà tù, mà ông đã làm thay đổi không những về các điều kiện giam cầm phải tốt hơn cho ông, mà cho các tù nhân khác, kể cả các tù nhân hình sự. Trong đó hiệu quả đấu tranh ngay trong nhà tù là ông đã làm thay đổi chính tư duy của ban quản giáo nhà tù, não trạng của các cai tù, nhờ chiều cao của lương tâm biết luật pháp, của lương tri hiểu công pháp, của lương thiện thấu công lý.
Tù nhân lương tâm của chính trị học nhận thức. Chính trị học nhận thức đối diện để đối trọng rồi đối kháng với chính trị học mưu lược, chỉ thấy xảo thuật của chiến thuật để làm sách lược mà phục vụ cho chiến lược, trong đó có thỏa thuận làm ra thỏa hiệp chỉ vì quyền lợi để phục vụ cho sự thỏa mãn của mỗi bên bảo toàn được tư lợi của mình. Chính trị học mưu lược nhỏ bé với mưu đồ của nó, thấp kém với ý đồ của nó, ngược lại chính trị học nhận thức đi trên lưng mưu lược, đi trên vai mưu đồ, đi trên đầu của các tư lợi hèn nhục hóa nhân cách con người, chính trị học phải là cốt lõi của tuệ giác của nhân tri. Đừng trông chờ chính trị học mưu lược để có những đồ án lớn vì tự do, để có những đồ hình rộng vì dân chủ, để có những đồ biểu cao vì nhân quyền, vì chính trị học mưu lược chỉ lanh quanh trong con tính vi mô, nên nó tự làm nó nhỏ bé lại khi nó biến ý đồ thành hành động của tư lợi. Đây chính là thảm bại của ĐCSVN với độc đảng để độc quyền trong tự lợi, mà thảm bại này hiện nay là thảm họa cho đất nước Việt, cho dân tộc Việt trước họa xâm lược của Tầu tặc. Chính trị học nhận thức thì ngược lại với chính trị học mưu lược, nó nhận kiến thức của nhân tri để xây tri thức cho nhân trí, biến ý thức của tự do, công bằng, bác ái của Cộng Hòa thành nhận thức để hành động vì nhân quyền, dân chủ và đa nguyên. Ngay trong tư duy của mỗi chính trị gia có liêm sĩ thì chính trị học nhận thức phải đi từ đấu tranh cho sự thật, chân lý và lẽ phải để thực hiện công luật trong công pháp, luật pháp trong hiến pháp, làm nên đường đi nẻo về từ vi mô đến vĩ mô cho công bằng. Chính trị học nhận thức thay đời đổi kiếp cho công dân rồi cho dân tộc, cho đồng bào rồi cho đồng loại, chính nó là ánh sáng để chính trị học phải là một khoa học của nhận thức biết đưa cái tích cực của tự do bằng tự giác về nhân phẩm để tiếp nhận nhân quyền một cách trọn vẹn nhất.
Chính trị học nhận thức được mở đường bằng các tư tưởng gia của Ánh Sáng (penseurs de lumière) đa trí và đa tài của thế kỷ thứ XXV, từ Diderot, Montesquieu, Voltaire… và ta không quên Rousseau, khi ông khẳng định vai trò của nhận thức là: «chúng ta có quyền và có bổn phận phải lật đổ bạo quyền». Trong thế kỷ XX, chính người tù lương tâm nổi tiếng nhất thế giới là M.Mandela để biến chính trị học nhận thức thành hành động cụ thể: «Tôi đấu tranh với nhận thức về tự do để đòi hỏi công bằng, nếu cuộc đấu tranh này biến tôi suốt đời thành tù nhân lương tâm trong ngục tối của bạo quyền, tôi xin nhận kiếp tù nhân lương tâm này». Tuệ giác của tù nhân lương tâm Việt tộc, với hàng trăm và sau này sẽ có thể là hàng ngàn, đã và sẽ can đảm vác, cõng, bồng, bế đầy đủ bổn phận phải lật đổ bạo quyền của Rousseau, rồi trọn vẹn với cuộc dấn thân theo mô thức của M.Mandela là rất liêm chính và liêm sĩ xin nhận kiếp tù nhân lương tâm! Các tù nhân lương tâm Việt tộc là những đại diện chính thống cho chính trị học nhận thức, một chủ đề nghiên cứu rất thông minh, biết vinh danh chính trị học, vì biết phân tích nội công của lương tâm, biết giải thích bản lĩnh của lương thiện, biết diễn luận tầm vóc của lương tri.
Tù nhân lương tâm của giáo dục học tư tưởng. Khoa học giáo dục xây dựng con người qua hai hệ, luôn song hành trong quá trình giáo khoa, giáo trình, giáo án, tất cả làm nên giáo luận của một hệ thống giáo dục có giáo lý:
- Hệ thức: Kiến thức của học đường xây dựng cho học sinh những tri thức, với quá trình của trí thức, giúp mỗi cá nhân có ý thức về cuộc đời, xã hội và tương lai của mình. Từ đây, cá nhân thành công dân có nhận thức về công bằng, tự do, bác ái, và mỗi công dân phải luôn tỉnh thức trước các bất công xã hội tới từ bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quyền, ma quyền tham tiền.
- Hệ lý: Đạo lý của hay, đẹp, tốt, lành để xây dựng cuộc sống chung trong cộng đồng quốc gia, song hành cùng luân lý trách nhiệm và bổn phận của mỗi công dân của quốc gia đó. Chính liên minh của đạo lý và luân lý có mặt trong sinh hoạt tập thể, đời sống cộng đồng, quan hệ xã hội làm nên đạo đức của một dân tộc, luôn có chỗ dựa vào đạo lý và luân lý của tổ tiên. Các tù nhân lương tâm đã mang và đã gánh vác hệ thức và hệ lý, một cách cụ thể bằng hành động, qua hai hệ:
- Hệ lương: Lấy nhân tính có trong giáo dục của người lương thiện để thể hiện lương tâm của mình cùng lúc đánh thức lương tâm của đồng bào, đồng loại, rồi biến thành nhân lý của lương tri phải có mặt trong giáo dục của học đường và xã hội.
- Hệ đối: Hiện thân của đối trọng để chống bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quyền, ma quyền tham tiền, sẵn sàng đối diện bằng hệ thức và hệ lý để làm sáng lên chính nghĩa của hệ lương. Khi đã đối trọng và đối diện với bạo quyền, tà quyền, ma quyền thì đã chính thức đối kháng để chống lại mọi bạo lực, mọi tà lực, mọi ma lực đang truy hủy nhân tính, nhân lý, nhân bản, nhân văn của nhân phẩm. Khi một công dân đã có hệ thức và hệ lý trong hành trang của mình, rồi biến hai hệ này thành hành động bằng chính hệ lương và hệ kháng của mình, đã chấp nhận lao tù của bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quyền, ma quyền tham tiền, thì họ đã là những tấm gương hay, đẹp, tốt, lành cho giáo dục, họ chính là:
- Những đứa con tin yêu của dân tộc, họ có chỗ đứng trung tâm trong một hệ thống giáo dục có liêm sỉ, có giáo khoa biết dạy người dùng nhân quyền để bảo vệ nhân phẩm.
- Những đứa con tinh anh của đất nước, họ có chỗ đứng chủ yếu trong quá trình xây dựng, giáo trình, giáo án của một cấu trúc giáo lý tinh khôi, biết vận dụng nhân bản để kiến trúc nhân văn.
Tù nhân lương tâm của nhân học văn hiến. Khi nhân học nghiên cứu hành vi và hành động của con người để giải thích văn hóa và văn minh của một sắc tộc, một dân tộc, thì chính nhân học nhận nhiệm vụ phân tích văn hiến của một sắc tộc đó, một dân tộc đó. Văn hóa có trong sinh hoạt thường nhật của một dân tộc, văn minh có trong nhân cách của một dân tộc biết đưa tiến bộ vào đời sống xã hội, để văn hiến là chiều sâu của văn hóa, mà cũng là chiều cao của văn minh. Chính văn hiến có trong sinh hoạt của tập thể, có trong đời sống của cộng đồng, có trong sinh hoạt của xã hội, có «rễ sâu, gốc chắc» như lời của Trần Hưng Đạo khi trăn trối mà cũng là lời khuyên răn vua Trần Anh Tông: Phải biết tôn trọng Việt tộc để làm nên sức mạnh của Việt tộc trước mưu đồ xâm lược của giặc phương Bắc. Cũng chính văn hiến đã có mặt trong hành vi, hành động của các tù nhân lương tâm, lấy công cuộc dấn thân của mình bằng chính cuộc đời và mạng sống của mình:
- Các tù nhân lương tâm chấp nhận mọi thử thách, từ đe dọa tới khủng bố, từ tra tấn tới tù đày, để bảo vệ văn hiến của Việt tộc có từ nhiều ngàn năm.
- Các tù nhân lương tâm chấp nhận mọi thăng trầm trên chính cuộc đời của mình, trên ngay tính mạng của mình trước bạo quyền tội phạm lãnh đạo, tà quyền tội nhân tham quyền, ma quyền tội đồ tham tiền. Các tù nhân lương tâm bằng phạm trù của văn hóa, bằng tiêu chí của văn minh, bằng mong cầu của văn hiến của mình đã chứng minh: Tội phạm, tội nhân, tội đồ không phải là họ mà là:
- Bạo lực của bạo quyền, mà lực lượng lãnh đạo là một tập đoàn tội phạm đã gầy dựng lên một chế độ công an trị bất nhân, ngày ngày truy hủy văn hiến.
- Tà lực của tà quyền, mà tham quan đã tổ chức tham ô, vơ vét bằng tham nhũng, buôn chức bán quyền để lần mò dần dần tới buôn dân bán nước.
- Ma lực của ma quyền, chỉ vì tham tiền, tham tư lợi, bọn sâu dân mọt nước này sẵn sàng phản dân hại nước, loài ký sinh trùng mại quốc cầu vinh.
Vạch mặt chỉ tên: Tội phạm, tội nhân, tội đồ là nội xâm đã và đang đe dọa: chủ quyền gia, tiền đồ của tổ tiên, sinh tồn của dân tộc. Chính các tù nhân lương tâm đã đối trọng, đối kháng, đối lực với bọn chúng, nên phải nhận lao tù cùng các cực hình trong địa ngục trần gian lao lý do chúng tạo nên. Vì vậy, các tù nhân lương tâm chính là các chủ thể của văn hiến, và nhân học văn hiến phải nhận bổn phận và trách nhiệm nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã về các tù nhân lương tâm để làm sáng lên các định nghĩa, định đề, định luận của:
- Nhân quyền trong nhân học văn hiến trong bảo vệ nhân phẩm, nhân bản, nhân văn.
- Nhân quyền trong nhân học văn hiến trong bảo trì nhân tâm, nhân từ, nhân nghĩa.
- Nhân quyền trong nhân học văn hiến trong bảo quản nhân lý, nhân tri, nhân trí.
- Nhân quyền trong nhân học văn hiến trong bảo hành nhân vị, nhân lực, nhân tính.
Tù nhân lương tâm của sử học Việt tính. Sử học được xây dựng trên sử liệu mang sử kiện trong không gian lịch sử với định điểm của thời gian. Trong trường hợp của Việt tộc luôn có Việt tính kiên cường để bảo vệ chủ quyền và độc lập, thì Việt tính được hiểu và được soi như một hằng số, thì đây là sử tính. Có khi hằng số thuận với sử tính lập đi lập lại qua kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương Bắc, có khi nó lại là hằng số ngược của Việt tộc, đã nhiều lần mất nước vì bọn bán nước, vì chúng mại quốc cầu vinh. Việt tộc có Ngô Quyền đứng lên như bão tố, một sớm một chiều quét sạch một ngàn năm Bắc thuộc, nhưng Việt tộc cũng có những đứa con mại quốc cầu vinh, trước khi bán nước chúng là bọn sâu dân mọt nước bằng tham ô, tham nhũng, từ bòn rút tài nguyên của đất nước tới vơ vét tiền tài của dân tộc. Từ sâu dân mọt nước, chúng dễ dàng sa lầy vào tà lộ của phản dân hại nước, chỉ đi thêm môt bước nữa là chúng buôn dân bán nước, mang voi về giày mổ tổ để rồi là cõng rắn cắn gà nhà. Theo tướng công an (còn Việt tính) Trương Giang Long thì hiện nay, từ trong ĐCSVN tới chính quyền, rồi chính phủ thì bọn chúng không ít: «chúng từ trăm này sinh ra trăm kia». Bọn nội xâm này nối giáo cho giặc ngoại xâm, chúng đang có mặt ở cấp cao nhất của tập đoàn lãnh đạo hiện nay, một bi sử đang trực Việt tộc, một thảm sử đang vây Việt tộc. Hằng số thuận của lòng yêu nước của Việt tính kiên cường để bảo vệ chủ quyền và độc lập, luôn phải song hành và phải đề phòng, phải cảnh giác với hằng số ngược là bọn mại quốc cầu vinh, sâu dân mọt nước, phản dân hại nước, buôn dân bán nước. Giữa hằng số thuận yêu nước và hằng số ngược phản quốc, chúng ta có hằng số hệ lương, với nền lương thiện biết dựng thẳng lên lương tâm với lương tri sắc nhọn để tố cáo tà quyền buôn dân, để tố cáo ma quyền bán nước. Việt sử không thiếu các chủ thể liêm chính như Chu Văn An, như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… biết vạch mặt chỉ tên bọn tham quan chỉ tham tiền mà quên đi tiền đồ của tổ tiên, cơ đồ của dân tộc. Hằng số hệ lương hiện đại chính là các tù nhân lương tâm hiện nay, tuệ giác của Việt tính, các đứa con tin yêu của Việt tộc, các hậu duệ chính thống từ tinh thần tới luân lý của Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…. Các tù nhân lương tâm với rễ lương thiện, với gốc lương tri sẽ có mặt từ sử học tới sử tính, và hãy định nghĩa một cách minh bạch nhất: Sử tính là gì? Trong liên minh nghiên cứu đương đại giữa sử học, chính trị học, nhân học, xã hội học. Sử tính là sự thông minh tới từ nhân trí của con người biết, hiểu, thấu lịch sử và không muốn lặp lại các sai lầm của quá khứ, của đời xưa. Như vậy, sử tính là tính sáng tạo ra lịch sử trong hiện tại vì tương lai, nhất quyết không lập lại các sai sót, sai lạc, sai lầm đã có trong lịch sử thủa nào. Từ đây, trong nhân loại xuất hiện các chủ thể đấu tranh cho tự do, dấn thân vì công bằng, lấy nhân quyền để bảo vệ nhân phẩm, có trách nhiệm với nhân bản, có bổn phận với nhân đạo, dấn bước vì nhân tâm. Các chủ thể này trong xã hội Việt Nam hiện nay đang trực diện để trực kháng với bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền, đó chính là các tù nhân lương tâm. Họ sẽ có chỗ đứng trung tâm trong nghiên cứu sử học cận đại, đương đại, hiện đại.
Tù nhân lương tâm của triết học đạo đức. Ngay trong cổ triết Hy Lạp, thì triết học đạo đức ra đời và luôn đứng trọng tâm để giúp nhân loại đi tìm nhân tính, nhân sinh đi tìm nhân lý, nhân thế nhận ra nhân đạo:
- Socrate, phân tích rất rõ là khi chúng ta đi tìm minh triết ở trình độ cao nhất, chúng ta phải đi qua nhân từ để tới những vương quốc của minh triết.
- Platon, giải thích thêm là khi con người đi tìm niềm tin bằng tự do của mình cho một nền cộng hòa biết tôn trọng công bằng, con người sẽ gặp nhân tính và nhân lý để củng cố vừa tự do cho mình, vừa công bằng cho xã hội.
- Aristote, giải luận sâu rằng trong nhân tính và nhân lý con người sẽ nhận ra nhân tâm và nhân từ, vì không có nhân tính và nhân lý nếu không tình thương, không có lòng thương hại, không có lòng trắc ẩn với đồng loại.
Tiến trình lý luận về đạo đức trong triết học, từ cổ triết tới triết học của thế kỷ XVIII, được mệnh danh là triết học Ánh Sáng, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi từ nhân sinh quan tới thế giới quan của nhân thế và vũ trụ quan của nhân loại, các triết gia, các tư tưởng gia vẫn khẳng định vai trò chủ lực của đạo đức trong nhân tri và nhân trí chính là chỗ dựa cho nhân bản và nhân văn:
- Voltaire, phân tích rằng chính con người tự tư duy làm nên con người biết chọn lựa, chọn lựa từ quyết định tới hành động, từ nhân kiếp tới nhân tính của mình. Và, đi tìm tự do sẽ dẫn tới dân chủ, dân chủ sẽ đi tới đa nguyên, đa nguyên sẽ đi tới tam quyền phân lập.
- Rousseau, giải thích nhân tính của con người tới từ giáo dục về nhân phẩm làm nên nhân tính, nhân tâm, nhân từ, nó không bẩm sinh, và không hề là chuyện tự nhiên có, hay trời ban cho hoặc trên trời rơi xuống. Mà chính nhân tính là cơ sở để bảo vệ, bảo trì, bảo hành công cuộc sống chung của các cá nhân, các tập thể, các cộng đồng trong một quy ước xã hội chung.
- Kant, luận giải sâu là sẽ không có một nhân sinh quan nào hay-đẹp trong sáng tác của mọi hình thái nghệ thuật mà không có cơ sở tốt-lành của nhân tính có nhân tri, biết nhân trí, thấu nhân từ. Khi đến triết học hiện đại, thì đạo đức vẫn là hằng số của giải luận và diễn luận về hệ nhân (nhân tính, nhân lý, nhân tri, nhân trí, nhân vị, nhân bản, nhân văn, nhân phẩm…) với:
- Levinas, đã phân tích từ kiến thức tới tri thức, từ niềm tin tới nỗi lo sợ, tha nhân có nhân lý luôn là chỉ báo, tín hiệu, chân trời cho chúng ta tìm tới nhân tính.
- Ricoeur, giải thích sâu và rộng về các mong cầu của nhân sinh là được sống trong một xã hội tốt, qua các cơ chế tốt, bằng các quan hệ xã hội tốt, làm nên đời sống tốt. Các tù nhân lương tâm vừa có hành vi, hành động, hành tác, lại vừa là chứng nhân như một luồng chỉ đỏ xuyên suốt từ cổ triết tới triết hiện đại. Các tù nhân lương tâm là biểu hiện rồi trở thành biểu tượng hay, đẹp, tốt, lành của nhân tính.
Tù nhân lương tâm của xã hội học hành động. Xã hội học từ khi ra đời, đã biết nhận diện bản chất của cá nhân, thực chất của tập thể, tính chất của cộng đồng qua:
- Sinh hoạt xã hội có truyền thống mà cũng có định chế, có văn hóa mà cũng có chính trị, có kinh tế màcũng có giáo dục…
- Đời sống xã hội, có sinh hoạt giáo dục song hành cùng sinh hoạt nghề nghiệp, có sinh hoạt cá nhân song đôi cùng sinh hoạt tập thể, có sinh hoạt vật chất song lứa cùng các sinh hoạt tâm linh…
- Quan hệ xã hội, mang kết quả có khi là hiệu quả, có khi là hậu quả với các hệ lụy của sinh hoạt xã hội và đời sống xã hội, như vậy quan hệ xã hội có khi là cơ hội cho cá nhân trong một xã hội tốt, có khi cơ nguy cho cá nhân đó trong một xã hội xấu. Trong quá trình xã hội hóa các tiềm năng, các tiềm lực, các sáng tạo của cá nhân, thì ba định đề này làm nên ba định hướng từ khi xã hội học định hình, và sau một thế kỷ phát triển từ định đề tới định luận. Xã hội học hiện đại đã chọn một định hướng thật thông minh qua cá nhân, tập thể, cộng đồng bằng các hành động của họ để thay đổi xã hội từ bất công tới công bằng, từ nô lệ tới tự do, từ độc tài tới dân chủ… Xã hội học hành động phân tích cụ thể, giải thích minh bạch, diễn luận rõ ràng về liên minh của các định đề công bằng-tự do-dân chủ:
- Quá trình từ tự do tới dân chủ là tiến trình: đề nghị-thảo luận-quyết định-hành động, nơi đây hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn) chỉ là sự độc đoán chống lại sự thông minh, chỉ gây ra cái độc hại chống lại sự thông thái của nhân tính, nhân lý, nhân tri làm nên văn minh cho xã hội.
- Quá trình từ nhận thức tới dân chủ, là tiến trình của hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) trực diện để chống lại hệ vô (vô minh, vô tri, vô giác, vô cảm), hậu quả của giáo dục ngu dân tới từ tà ý tuyên truyền của hệ độc.
- Quá trình từ dân chủ tới đa nguyên, là tiến độ của hệ đa (đa nguyên làm rễ cho đa trí, làm gốc cho đa tài, làm cội cho đa lực, làm nguồn cho đa hiệu, làm hoa cho đa năng) từ lý luận tới hành động dựa trên hệ đa là sự thăng tiến của tiến bộ nhân tri thức làm nên văn minh của nhân trí. Bằng chính hành vi vì công bằng, hành động vì tự do, hành tác vì dân chủ, với tất cả hành lý của hệ thức và hệ đa, nên định đề về tù nhân lương tâm là những chủ đề nghiên cứu sinh động, với những không gian tri thức cao, sâu, xa, rộng giúp xã hội học tổng quát được thăng tiến khảo sát qua sự thăng hoa từ điều tra tới điền dã của xã hội học hành động.
Tù nhân lương tâm của văn học chính thực. Văn học chính thực tới từ kinh nghiệm cụ thể của cá nhân, vừa biết làm công dân để đấu tranh cho công bằng xã hội, vừa biết làm chủ thể để dấn thân vì tự do cho mình, cho đồng bào, cho đồng loại, nên nó xa rời và rất xa cách:
- Văn học tưởng tượng, lấy sự tưởng tượng của cái tôi to tát nhưng không có thực chất trong đời sống xã hội, cái tôi tự kiêu nhưng không có thực lý trong sinh hoạt xã hội, cái tôi tự mãn nhưng không có thực tiễn trong quan hệ xã hội.
- Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, được cổ súy rồi tuyên truyền bằng các chính sách ngu dân trong các chế độ của hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn) để độc đoán mà kiểm soát rồi kiểm duyệt quá trình tự do sáng tác, tự do sáng tạo.
Văn học chính thực xuất hiện và định hình từ khi nhân loại bị đe dọa và đày đọa bởi bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quyền, ma quyền tham tiền, nó có mặt trong các xã hội bị chế ngự bởi các chế độ của hệ độc. Nhân loại đã nhận diện được văn học này qua rất nhiều tác phẩm, trong đó có các công trình của:
* Solzhenitsyn, một văn hào Nga đã kể rõ qua quần đảo ngục tù của các trại học tập dưới bạo quyền của độc đảng, với chính sách sắc máu của tên đồ tể Staline.
*Brosky, thi sĩ của thảm trạng một dân tộc, một nhân loại trong ngục tù mà nhân tính bị kiểm soát từ hành vi tới não trạng, một nhân sinh luôn bị truy hiếp, truy lùng, truy sát bởi chế độ công an trị, nó ngự trị để khủng bố tự nhân tính tới nhân phẩm. Văn học chính thực đã có mặt ngay trên đất nước Việt, với chế độ độc đảng giết người không gớm tay trong Cải Cách Ruộng Đất sau 1954, trong chiến tranh huynh đệ tương tàn 1954-1975, trong chính sách trại học tập mà thực chất là nhà tù khắp quê hương, có nhiều văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ… đã làm chứng nhân với chứng từ đích thực và chứng tích xác thực, hãy kể qua:
«Thơ của tôi không là thơ, Mà là tiếng cuộc đời nức nở, Tiếng nhà giam ngày đêm khép mở, Tiếng khò khè hai lá phổi man sơ…» Nguyễn Chí Thiện.
«Thú sẩy đàn, nhân loại lìa tan… Người chết, không còn người dọn cất, Bỏ mặc tình quạ mổ diều tha. Cát vùi cả xương trắng lưu dấu… Mặt đất vô danh, ký ức lòa …». Tô Thùy Yên.
Văn học chính thực từ lương thiện tới lương tri mà các tù nhân lương tâm là những chủ thể từ sáng tạo bằng hành động của nhân phẩm tới sáng tác văn học của nhân tri chính là tinh khôi của nghệ thuật Việt, tinh anh của dân tộc Việt.
Nội dung làm nên nội chất của khoa học xã hội nhân văn: «nội địa của nước mắt» Nước mắt của ai? Nước mắt của các nạn nhân của bạo quyền độc tài, tà quyền của độc trị, ma quyền của độc đảng! Những nạn nhân là ai? Là dân oan bị phá nhà, cướp đất; là dân đen nheo nhóc trong lầm than, ăn bữa sáng lo (sợ) cho bữa tối…. Ai đại diện cho các nạn nhân này? Chính là các tù nhân lương tâm, dấn thân để đấu tranh cho công bằng, dấn bước vì tự do, mang tính mạng để đổi lấy nhân quyền trong nhân phẩm. Nước mắt của các nạn nhân có chỗ đứng nào trong khoa học xã hội nhân văn?
- Học thuật về hiện trạng xã hội việt nam mà không có «nội địa của nước mắt», tức là không thấy địa dư của các nạn nhân trong xã hội, chỉ là loại học thuật mù!
- Nghiên cứu về thực trạng xã hội việt nam mà không có «nội địa của nước mắt», tức là không biết địa dư của các nạn nhân trong xã hội, chỉ là loại nghiên cứu cụt!
- Khảo sát về thảm trạng xã hội việt nam mà không có «nội địa của nước mắt», tức là không thấu địa dư của các nạn nhân trong xã hội, chỉ là loại khảo sát câm!
- Điều tra về hoạn trạng xã hội việt nam mà không có «nội địa của nước mắt», tức là không nhận ra địa dư của các nạn nhân trong xã hội, chỉ là loại điều tra điếc!
- Điền dã về họa trạng xã hội việt nam mà không có «nội địa của nước mắt», tức không đi tới địa dư của các nạn nhân trong xã hội, chỉ là loại điền dã què! Mà học thuật mù, nghiên cứu cụt, khảo sát câm, điều tra điếc, điền dã què, và khi mù, cụt, câm, điếc, què thành phản xạ sợ bạo quyền, tránh tà quyền, lách ma quyền thì học thuật mù, nghiên cứu cụt, khảo sát câm, điều tra điếc, điền dã què không làm bổn phận vì sự thật, trách nhiệm vì chân lý, và lẽ phải sẽ bị vùi dập. Đó là một loại khoa học xã hội nhân văn không có nội dụng, vì nó đã đánh mất nội chất của chính nó, từ nhân lý tới nhân tri, loại khoa học xã hội nhân văn mù, cụt, câm, điếc, què này không có một giá trị gì cả!
Lê Hữu Khóa
*** Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie *Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á *Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO–Liên Hiệp Quốc *Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới. Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.