Nói Về Chuyện Làm Truyền Thông

Người Việt mình thường hay có suy nghĩ về chuyện làm truyền thông rất là lạ, chẳng giống ai. Có lẽ cái “nửa mùa” mà anh Ba Sàm nói trong bài viết “đã dấn thân càng phải tu thân” cho nên mới có chuyện suy tư về làm truyền thông “nửa mùa”.

Câu chuyện như thế này, anh Tụ Da (đây là tên giả để bảo đảm quyền riêng tư của người trong câu chuyện — dù rằng đây là chuyện không cần thiết bởi cá nhân này là người của công chúng, sẽ nói ở phần cuối bài) gửi một lá thư, trao đổi với một vài group về một vấn đề nào đó. Thế là một tuần sau, anh Tụ Da (TD) gửi đường link cho mọi người đọc vì báo mạng nào đó đăng cái lá thư trao đổi nội bộ đó của anh ta; và anh ta nói là anh ta hoàn toàn không có gửi cho báo mạng, nhưng một người trong nhóm nhận lá thư trao đổi thuộc loại tâm tình này, gửi cho các báo mạng mà không xin phép tác giả. Tuy nhiên chuyện này là chuyện nhỏ bởi báo mạng đã đăng và có lẽ anh TD rất là vui khi mà báo mạng đăng bài của mình (dù rằng anh ta không hề gửi ra vì đây là trao đổi nội bộ) và cũng chẳng thắc mắc chuyện người ném đá giấu tay, gửi thư trao đổi cho báo mạng, không phải là của mình và không hỏi ý tác giả.

Cũng là cái anh TD bên trên, một bài viết đưa ra sự kiện anh ta gửi một clip youtube với mục đích truyên truyền của csvn nhắm vào người Việt và người ngoại quốc để đến VN du lịch, và người nhận email của anh TD phản đối trước sự kiện gửi ra clip tuyên truyền trong tháng 4 đen. Người đứng ngoài cuộc thấy buồn cười nên viết một bài, ghi lại phản ứng của người nhận và phản ứng người gửi clip trong cuộc trao đổi qua điện thư, để mọi người nhìn vào sự kiện nhằm học hỏi cho chính bản thân; đồng thời đặt câu hỏi về sự hiểu biết tư tưởng Duy Dân của anh TD ra sao mà không có cái nhìn tổng thể để thấy nội dung thật của clip đó ra sao. Người kể lại sự kiện này đã tế nhị không nhắc tên của tất cả những người trao đổi trong điện thư bởi phải bảo vệ quyền riêng tư. Dĩ nhiên trong bài viết đó có nói đến diễn đàn Việt 2000 mà cái Việt 2000 này là một tổ chức thiện nguyện được lập ra vào năm 2017, nó là tổ chức công cộng ai cũng biết nhất là những ai đã từng dự trại hè Việt 2000 năm 2016 & 2017 tại Dallas, TX. Người làm truyền thông phải luôn luôn bảo vệ quyền riêng tư của người khác (nếu cần) mà vẫn có thể thực hiện chuyện chuyển tải thông tin, ngoài trừ sự kiện đó đã nằm trên báo chí. Tuy nhiên, cái anh TD gửi clip và bị chúng “chửi”, có tật nên giật mình, kêu gọi người viết bài hãy gỡ bài xuống bởi trao đổi trong nhóm, nếu không có sự đồng ý của người trao đổi thì không thể nào đăng. Cùng một sự kiện nhưng cách ứng xử của anh TD này lại thuộc “nửa mùa”. Sự kiện đầu tiên anh ta không than phiền ai đó gửi trao đổi của mình đến báo mạng mà không hỏi ý kiến của mình,  trái lại anh hãnh diện để chia sẻ. Sự kiện thứ hai, bởi chỉ ra cái khuyết điểm của anh ta, dù toàn bộ là sự kiện thật không thêm bớt, anh ta cho rằng không nên đăng bởi đó là trao đổi nội bộ và kêu người viết bài hãy gỡ bài xuống (hình thức sao giống cộng sản quá, tốt thì khoe, xấu thì che).

Dĩ nhiên có người khó tính sẽ cho rằng hai sự kiện này khác nhau. Ở sự kiện 1, anh TD này dù không gửi cho báo mạng nhưng khi đã được báo mạng đăng, ít nhất anh ta cũng đã đồng ý nên đem “khoe” với mọi người. Còn ở sự kiện 2, ngoài anh ta không đồng ý còn những người khác chưa chắc đã đồng ý. Nếu cho rằng lý luận này đúng thì sự kiện 2, tất cả những người có liên quan trong cuộc trao đổi hoàn toàn không hề được nhắc đến tên mà người viết chỉ đưa ra một sự thật, với những câu nói thật trong cuộc trao đổi. Người viết không cần sự đồng ý của những người trong trao đổi đó để ghi lại sự kiện thật bởi người viết không hề vi phạm quyền riêng tư của họ (nói lên danh tính của những người trong cuộc trao đổi). Người làm truyền thông, khi đã nhận được một dữ kiện nào đó, kiểm chứng để xem dữ kiện đó thật hay giả và khi đã xác định được mức độ thật (giả) của sự kiện thì ghi lại sự kiện đó để rút ra bài học cho chính bản thân và người đọc rút ra bài học cho chính mình. Cùng mục đích đó, người làm truyền thông phải bảo vệ quyền riêng tư của người trong cuộc nếu quan niệm rằng người trong cuộc không phải là người thuộc dạng của công chúng (public person).

Trở về câu chuyện trao đổi qua dạng điện thư thì anh TD “có tật giật mình”, cho rằng anh ta và nhóm mà anh ta trao đổi không phải là người công chúng giống như ông Nguyễn Ngọc Ngạn. Lạ nhỉ. Anh ta và nhóm anh ta tham gia vào những cuộc vận động đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ; vận động để chuyển tải tư tưởng Duy Dân vào quần chúng; vận động trưng cầu dân ý trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa; xuất hiện trước cộng đồng (mạng hay ngoài xã hội) vậy mà bảo không phải là người của công chúng. Khi anh TD và nhóm của anh ta, đã xuất hiện ra ngoài cộng đồng, dù ở dạng nào, để vận động mọi người tham gia vào những chuyện anh (nhóm) đang làm thì anh (nhóm) đã là người của công chúng rồi và anh (nhóm) sẽ bị quần chúng đặt câu hỏi về tư cách, nhân cách, nhân phẩm của chính anh (nhóm). Đừng nghĩ rằng những trao đổi qua email là thuộc về riêng tư. Email giữa hai người có thể là riêng tư nhưng email gửi cho nhiều người thì tính riêng tư đã không còn nữa. Email đó sẽ chắc chắn được nhiều người khác, không phải là trong group, được xem bởi người nhận sẽ chuyển tải cho ai đó để hỏi ý kiến tham khảo khi mà người (nhóm) gửi đưa ra một vấn đề sai trái hoặc mang tính mị dân, xài “bạc giả”.

Còn vấn đề trao đổi riêng tư thì sự trao đổi giữa hai người, có thể là riêng tư của một người còn người khác không nghĩ là riêng tư. Mà khi cá nhân đó không nghĩ là riêng tư thì họ có quyền đưa cái sự thật đó ra ngoài công chúng khi mà cá nhân kia xuất hiện trước công chúng để thực hiện một dự án nào đó, hay vận động cho một công việc nào đó. Thí dụ chuyện ông Trump ăn nằm với cô Stormy thì là riêng tư nhưng khi Trump ra tranh cử thì Trump là người của công chúng, cô Stormy có quyền minh bạch sự kiện này để quần chúng có thể đánh giá về nhân cách, tư cách của Trump. Vậy thì câu chuyện mà anh TD cho rằng sự trao đổi qua email là riêng tư, nội bộ; anh và nhóm anh ta không phải là người của công chúng thì lý luận này hoàn toàn không có cơ sở. Lý luận này chỉ đúng nếu anh TD quan niệm truyền thông “nửa mùa” (cái gì tốt thì mình khoe; cái xấu, dù là thật, thì mình cho rằng đó là quyền riêng tư cần phải bảo vệ và yêu cầu người viết bài gỡ xuống) cho dù cái quyền riêng tư của anh ta và của nhóm anh ta chưa hề bị vi phạm. Hoặc giả anh TD cố tình kiếm chuyện để lần sau, người viết bài sẽ nói thẳng tên tuổi để anh TD được nổi tiếng hơn (bởi anh ta là người của công chúng nên không cần phải tế nhị trong việc bảo về quyền riêng tư) thay vì nói bóng, nói gió mà chỉ có anh ta hiểu nên giật mình hay chăng?

Vấn đề tu thân mà anh Bà Sàm đặt ra cũng như vấn đề Tu Dưỡng Thắng Nhân mà Lý Đông A đặt ra có cơ sở của nó. Bởi khi bạn có tu dưỡng cao, bạn sẽ không còn đặt vấn đề là riêng tư nữa bởi bạn đã là người của công chúng khi chính bạn tham gia vào cuộc đấu tranh vì Con Người, sống biết, sống thật, và sống đúng. Bạn sẽ biết những trao đổi email qua điện thư của bạn, sớm hay muộn sẽ có người khác biết thành ra bạn phải nghĩ đến chuyện “bút sa gà chết” và bỏ cái quan niệm không hợp thời là trao đổi riêng tư để che giấu cái sai trái của mình. Bạn sẽ không gửi email cho người viết bài nói về bạn, yêu cầu tháo gỡ bài xuống trong khi bạn sống ở một xã hội Mỹ, bạn hiểu tự do ngôn luận, tự do truyền thông ra sao mà lối ứng xử của bạn giống như anh độc tài csvn.

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 5 năm 2020 (Việt lịch 4899)

Phụ chú: Người viết bài này hoàn toàn không nhận được lá thư của anh Tụ Da mà được người khác chuyển đến để làm nội dung viết bài. Dù rằng người viết bài này biết anh Tụ Da nhưng đã dùng kỹ thuật ngăn cản những lá thư hoặc sự liên lạc từ anh Tụ Da gửi ra. Lý do đơn giản là phải dùng kỹ thuật ngăn cản này vì phát hiện anh ta sử dụng “bạc giả” với anh em mà việc sử dụng này lại không cần thiết. Khi ai đó đã xài “bạc giả” thì rất là nguy hiểm, không nên giao lưu bởi sẽ có ngày chính bản thân mình bị “bán” mà mình không hề biết.

 

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s