Đó Là Ý Chúa

Bạn thân

Khi Cộng Sản biến thành tư bản đỏ, nền dân chủ suy thoái và các nhà độc tài xuất hiện khắp nơi cùng với chiến tranh lan tràn thì thiên tai và bệnh dịch cũng xuất hiện.

CovID-19 đến như lời cảnh tỉnh của đấng thiêng liêng răn dạy con người khi đi quá trớn với lòng tham vô đáy, tiêu diệt lẫn nhau và hủy hoại thiên nhiên.

Tranh quyền và tài vật để giết hại lẫn nhau có ích gì khi giàu nghèo, già trẻ, lớn bé… đều có thể lăn đùng ra chết hàng loạt. Phải chăng đã đến lúc nhân loại nhìn lại những gì đã làm suốt thế kỷ qua chỉ là lâu đài xây trên cát.

Có người đã kêu gọi “một kế hoạch toàn cầu” (Nguồn: https://baotiengdan.com/2020/03/21/the-gioi-hau-dai-dich-corona/ ) nhưng không phải dễ thực hiện khi sự thay đổi đòi hỏi sự “toàn diện, triệt để và hướng thượng” như một người VN đã đề ra 100 năm trước đây (xem LĐA.ThangNghia.org)

Cái khác biệt là ngày hôm nay mới có người kêu gọi kế hoạch toàn cầu nhưng lại quên cá nhân con người.  Nếu mỗi cá nhân chỉ chú trong đến cái tôi: “chính phủ xã hội phải lo cho tôi vì tôi là người đóng thuế?”. Khi con người không có tu dưỡng hay giáo dục Nhân bản thì trở nên ích kỷ. Con người ích kỷ thì làm sao chú ý đến “kế hoạch toàn cầu”? May ra chỉ có những cai thầu chính trị, kinh tế như đã xảy ra khi Mỹ đưa ra “kinh tế toàn cầu” 1990. Khi một trò chơi không công bằng thì trước sau cũng tan vỡ.

Con người nếu không vượt qua hàng rào về chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, địa phương thì khó mà nói chuyện hợp tác lâu dài.

Có lẽ chỉ khi nào trận đại dịch chấm dứt để lại một hậu quả tang thương thì con người mới thức tỉnh để nghiêm chỉnh đi tìm một hướng đi mới: Không Tư bản, Không Cộng sản mà là Bình sản kinh tế trong một kế hoach toàn cầu, bình đẳng, dân chủ mà Nhân Chủ, Cương Thường là nền tảng.

Sẽ không còn Tả hay Hữu. Không còn bảo thủ hay cấp tiến vì nếu người dân có tự chủ (hay Nhân chủ) thì sẽ không nghiêng về Tả hay Hữu, bảo thủ hay cấp tiến thì các nhà chính trị sẽ trả lời ra sao?

Khi con người sống với “toại kỳ sở nhu, tận kỳ sở năng” thì các lãnh đạo có “chính kỳ sở mệnh” hay không? Và các nhà kinh tế sẽ giải thích ra sao về luật “cung cầu”.

Sự thực hiện như vậy không phải dễ khi đòi hỏi con người phải có “tu dưỡng thắng nhân” để “sống biết, sống đúng và sống thực”; để không còn bị chi phối bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo thao túng niềm tin của con người qua lời dạy của các người sáng lập.

Chỉ khi nào con người vượt qua cửa ải mê hoặc của chính trị, kinh tế, tôn giáo thì mới nhìn vào xã hội một cách trung thực và xây dựng một nền văn hóa đích thực cho nhân loại.

Nếu có gì sai lầm thì “đó là lỗi tại tôi” (Mel cupa)

Trần Công Lân

Tháng 3 năm 2020 (Việt lịch 4899)

One response to “Đó Là Ý Chúa

  1. bài ” Đó là Ý Chúa ” rất hay nhưng quá khó để Homo Sapiens thật hành ,ngay cả trong giáo hội Công giáo Roma . Có mấy ai dám liều mạng mình vì tha nhân. Có mấy ai dám đánh mất danh vọng, của cải thế gian , cách sống vv…….để tha nhân được sống có nhân phẩm hơn.
    Nơi trái đất này đã gọi là thế gian chứ có ai gọi là thế ngay đâu. Nếu sống ngay lành thì sẽ bị dán cho nhãn hiệu ” đồ điên, mát, khùng …” . Các Thánh nhân và ngay cả Đức Kito cũng bị kết án và chết 1 cách đau thương……Oi thế gian .

    Xin chào
    Anna Khiêm

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s