Cơ Cấu Cơ Năng Hiến Pháp
- “Chính trị tối cao quyền lực: Quốc Dân Đại Hội. Đại biểu tối cao quyền lực: Tham Chính Đại Hội.”
- Chính trị quyết định: Quốc Dân Xu Mật Viện (bảo thủ quốc sách, quyết định thi chính, điều thể chính trị).
- Chính trị thiết kế: Lập Pháp Viện (chính sách đối nội ngoại thẩm nghị, tài chính dự toán, quyết toán thẩm nghị, pháp luật thiết kế, thảo định và thẩm nghị).
- Chính trị chấp hành: Hành Chính Viện gồm các bộ: dân chính, không chính, nội, ngoại, văn, vũ, tài, pháp, lộ (9 bộ).
- Quốc dân công lý: Tư Pháp Viện.
- Chính trị bồi dưỡng: Quan Chính Viện. Sự sáng lập Quan Chính Viện là để chấp hành quốc gia cán bộ chính sách, công độ chính sách, tam phân chính trị, phân phối lợi nhuận chính trị. Cái tác dụng lớn lao là:
- Hành chính cơ quan không thao túng được đãi ngộ chính sách.
- Công, tư xí nghiệp không can thiệp được đãi ngộ chính sách, quốc dân sinh hoạt. Về phần các giai cấp công tư, tân thiếp, tuất dưỡng đều do cơ quan độc lập quy định theo thủy chuẩn hợp lý an chiếu. Quốc sách vì đó đuợc bảo dưỡng chắc chắn.
- Công, tư hành chính xí nghiệp không thao túng được chính sách lợi nhuận phân phối của quốc gia do quốc gia có cơ quan độc lập chi phối.
- Công, tư hành chính xí nghiệp không thao túng được sự chi phối các cấp = công độ chính sách do quốc gia đặt cơ quan độc lập chấp hành.
- Công, tư hành chính không thao túng được nhân sự chính sách. Cán bộ chính sách do quốc gia đặt quan chính viện, khảo thí viện phụ trách chấp hành.
- Chỉ có cơ quan chấp hành độc lập mới khỏi giai cấp mâu thuẫn (vì tư bản chi phối thao túng được lao động thị trường và chi phối cá thể chính phủ), mới khỏi tham ô, vũ tệ (đãi ngộ chính sách không cải tiến, công độ chính sách không thanh minh) mới khởi đầu tư chiếm công (đem người tư vào lũng đoạn hành chính), mới có thể có nghĩa, có liêm sỉ được.
Quan Chính Viện đặt:
Đãi Ngộ Bộ: Chính sách quy định chấp hành.
Công Độ Bộ: Chấp Hành.
Phúc Lợi Bộ: Quan, Công có phúc lợi.
Nhân Tài Bộ: Điều tra, đăng ký, tổ huấn chính sách.
Cán Huấn Bộ: Cao trung cán huấn.
Phụ Đạo Bộ: Phụ đạo.
Phạm vi suốt trung ương đến địa phương, thẩm nghị công lập đến tư lập cơ quan, quốc doanh đến tư doanh xí nghiệp.
- Chính Trị Tư Cách: Khảo Thí Viện đặt các bộ: Thuyên Tư Bộ, Khảo Tuyển Bộ, Tư Cách Bộ, chính sách quy định, điều tra, đăng ký, chấp hành.
- Chính Trị Cương Kỷ: Giám Sát Viện đặt các bộ: Điều Tra Bộ (nhân sự tình báo giám đốc), Tham Kế Bộ, Điều Tra Hạch Bộ.
- Chính Trị Xúc Tiến: Tổng Văn Hoá Viện lấy văn hóa tiến hóa mà xúc tiến chính trị thường tân, cách tân. Thứ nhất yếu tố của chính trị là: pháp – nhân – sự, mà suy động yếu tố là: hành động – tổ chức – học thuật. Học thuật, chính trị, hành chính chuyển dời khoa học, chuyển dời kinh tế cơ sở, chuyển dời xã hội cơ sở, chuyển dời quốc dân chính trị.
- Chính Trị Khai Minh: Chính Trị Phê Phán Viện. Quốc dân chính trị rất kỵ là khuynh hướng bảo thủ cực hữu (extrême droite), vô luận chính trị chủ nghĩa nào, miễn không đặt bảo thủ quyền lực, nếu bảo thủ mà không khai minh đó là hủy diệt. Chính trị phê phán viện đó là sức suy động chính trị cải cách, mở lối thượng tân, tân dân. Những nguyên lý chính trị thể chế, chính trị kiến thiết và chấp chính quản lý của Cơ Năng Hiến Pháp”
Theo cơ cấu thì Quốc Dân Đại Hội giữ vai trò tối cao quyền lực. Xu Mật Viện điều hành chính trị (hành pháp). Lập pháp viện: thiết kế pháp luật. Hành chính viện: thực hiện hành chánh. Tư pháp viện: quốc dân công lý? Tại sao Tư Pháp Viện dưới quyền Quốc Trưởng “phù bật Quốc Trưởng phá án, xét hình” lại có thể thực hiện công lý cho dân?
Năm Quá Trình
Trong phần nói về “Cơ Năng Hiến Pháp Cơ Cấu” có đưa ra “5 quá trình”. Vậy “5 quá trình” có ý nghĩa gì? Và tại sao nằm trong “Cơ Năng Hiến Pháp Cơ Cấu” phải chăng mọi cơ cấu của Cơ Năng Hiến Pháp đều phải trải qua “5 quá trình”?
Năm quá trình gồm Chế Độ, Tổ Chức, Quản Lý, Vận Dụng, Hòa Hài (chúng tôi không ghi lại chi tiết của 5 quá trình này, xin vào trang mạng thangnghia.org xem trang 28 đến 31)
Nếu những điều đưa ra trong “5 quá trình” thuộc cơ cấu của Cơ Năng Hiến Pháp thì có nghĩa chúng sẽ nằm trong các điều khoản của Hiến Pháp. Những điều LĐA đưa ra ở đây dựa theo các nguyên tắc của chủ nghĩa Duy Dân. Có 2 vấn đề đặt ra đối với các nhà Lập Hiến (thực hiện Hiến Pháp): (1) sẽ có bao nhiêu người nắm vững chủ nghĩa (và các nguyên tắc, luật tắc trong tư tưởng) Duy Dân. Có thể nói là không nhiều và những người này không độc quyền viết Hiến Pháp mà là số đông trong Quốc Dân Đại Hội. Vậy số đông này có chấp nhận những điều LĐA đưa ra trong “5 quá trình”? Cho dù đảng viên Duy Dân cố gắng giáo dưỡng thì cũng không chắc bao nhiêu người có khả năng tiếp nhận. Như vậy phải chăng “5 quá trình” không thực tế? Mặt khác nếu được chấp nhận đưa vào Hiến Pháp thì trở ngại khác là quá chi tiết thì sự theo dõi, kiểm soát lẫn thực hiện sẽ khó mang lại kết quả mong muốn. Sự kiện đưa ra Hiến Pháp với mục đích quá cao, quá sức của người dân có thực tế với hoàn cảnh đất nước khi vừa thay đổi chế độ? Cho dù có tích cực giáo dưỡng thì trong bao lâu? Bao nhiêu nhân sự cần thiết sẽ đạt được để tham dự điều hành guồng máy công quyền? Nếu nhìn qua năm quá trình (I – V) thì sẽ thấy theo thứ tự: Chế Độ, Tổ Chức, Quản Lý, Vận Dụng, và Hòa Hài. Từ số II cho đến V đều có hai vấn đề là Chủ Thể (chính, tự làm chủ được) và Khánh Thể (ngoại giới, không điều chỉnh được, phải lệ thuộc vào nó). Ngoài ra còn nói đến trung gian và hài hòa. Có phải chăng đây cũng là một hình thức của công việc và phải nằm trong chủ đề công việc nhưng ở dạng lớn là quốc gia? Vấn đề là ai sẽ là người có đủ khả năng, trình độ trên nhiều lãnh vực để hình thành một Cơ Năng Hiến Pháp? Có thể khởi đầu cái Cơ Năng Hiến Pháp đó không hoàn hảo nhưng vẫn có thể tu bổ 10 năm và 30 năm. Cho nên theo thời gian thì cái Cơ Năng Hiến Pháp đó sẽ hoàn hảo.
Trần Công Lân & Vũ Hoàng Anh Bốn Phương
Tháng 2 năm 2020 (Việt Lịch 4899)