Chủ Thể Của Chủ Đạo

Minh tướng xưa: những bài học

Chủ thể của ý thức hiện hữu

Chủ thể của nhân cách luôn mang cùng lúc ba nội hàm, gầy dựng nên nội chất, đúc kết ra nội dung của chủ thể:

  • Ý thức hiện hữu: có mặt trong cuộc sống, lấy tự do để định hướng nhân sinh quan.
  • Ý thức chủ thể: có mặt giữa cuộc đời, lấy tự do để định vị thế giới quan;
  • Ý thức lý tưởng: có mặt trong thế sự với lý tưởng của đạo lý hay, đẹp, tốt, lành cho mình, cho mọi người, cho chuyện sống chung trong xã hội là chuyện mong muốn, chứ không phải là chuyện cam chịu.

Chủ thể mang ý lực của tự do, được thực hiện cụ thể bởi hai tư duy:

  • Tự do biến ước nguyền thành hiện hữu, hiện diện, hiện tại ngay trong phương án xây dựng cuộc sống;
  • Tự do biến dự phóng trở thành: dự đoán, dự tính, dự phòng ngay trong sinh hoạt thay đời, đổi kiếp vì mình, cho mình.

Chủ thể có cá tính, không những qua phẩm chất của cá nhân, đòi hỏi sống bằng chính nhân phẩm của mình, mà tự do còn chủ động cụ thể qua sáng kiến trong cải cách, sáng lập ra các hội đoàn, sáng tạo ra các phương án phù hợp với mong muốn, với chờ đợi, với tâm nguyện: thay đời đổi kiếp, cho mình, cho thân quyến, cho đồng bào, cho đồng loại. Cá tính là kết quả, hậu quả, hiệu quả của tư duy, của hành vi trong hành tác cá nhân, giờ đã có nội lực của kiến thức, sung lực của ý thức, hùng lực của nhận thức để đòi hỏi, để đấu tranh. Có cá tính để đề kháng, có cá tính để đối kháng chống bất công, chống bạo quyền, đây là định nghĩa của cá tính, vừa là thượng nguồn, vừa là hạ nguồn của các định luận về chủ thể.

Hãy nhìn chân dung chủ thể sáng rực của Ngô Quyền. Muôn dân khâm phục và quý trọng Ngài qua ba biểu tượng tiêu biểu cho tinh thần bất khuất Việt: Ngài chấm dứt chớp nhoáng một sớm một chiều hàng ngàn năm đô hộ của Tầu tặc phương Bắc. Ngài xử lý gọn gàng hai mặt trận “thù trong, giặc ngoài”, loại tên bán nước Kiều Công Tiễn, tống giặc Nam Hán ra khỏi bờ cõi Việt. Ngài cùng Kiều Công Hãn, Dương Thục Phi, Phạm Đức Dũng, Nguyễn Tất Tố… là những chiến lược gia xuất sắc đầu tiên đã phạm trù hóa chiến thuật thủy triều mà chiến tích trên sông Bạch Đằng thành mô hình quân sự cho thông minh Việt, được xử dụng nhiều lần bởi các minh tướng sau này. Chấm dứt ngàn năm đô hộ Bắc thuộc phải biết thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc, có bản lĩnh của chủ thể làm chuyện đại cuộc và Ngài đã làm được. Xử lý trọn bọn buôn dân, bán nước loại Kiều Công Tiễn, xóa mối hận phản chúa cho chủ tướng Dương Đình Nghệ, giải tỏa luôn nỗi căm tức của nhân dân thời đó là trừ bọn nội phản để gây lại niềm tin cho Việt tộc là một làm việc rất lớn. Trong điều binh, khiển tướng, Ngài biết nghe, biết tiếp thu các sáng kiến tài, các sáng tạo hay của Kiều Công Hãn, Dương Thục Phi, Phạm Đức Dũng, Nguyễn Tất Tố… Ngài là gương của tất cả những ai muốn lãnh đạo đất nước Việt hiện nay, trước họa Tàu tặc, trước họa bán nước của bọn “sâu dân, mọt nước”.

Tình hình hiện nay, Tàu tặc cướp biển, cướp đảo… của một đất nước có cả ngàn vị có chức tướng, mà không vị tướng nào có một tuyên bố liêm sỉ về toàn vẹn lãnh thổ của Việt tộc, không vị tướng nào có sáng kiến về các phương cách ngăn chặn giặc trên biển Đông, không vị tướng nào có sáng tạo về chiến thuật quân sự trong tình hình mới. Sơn hà đang nguy biến, tại sao Bộ Quốc Phòng cùng các tướng lĩnh suốt ngày đi buôn bất động sản, lòn lách trong các hệ thống ngân hàng… với bao mạng lưới tham nhũng qua hối lộ do chính các tướng chủ trì, lại thêm các tướng công an tổ chức đánh bạc trên mạng liên quốc gia để thâu tiền kiểu đầu nậu! Họ là tướng hay họ đang vô tình “nối giáo” cho giặc? Trong chính sử, Việt tộc chỉ thấy và thờ tướng tài, tướng giỏi, tướng hay, nhân dân thấy “lợm giọng” trước các tướng hèn, vì các tướng hèn chỉ có chỗ trong tà sử, ma sử, tục sử, họ không có đứng trong Việt sử. Chủ thể của mãnh lực Ngô Quyền có nhận ra chân tướng của các tướng mà ĐCSVN trao chức không? Tại sao trong hơn 600 tướng trong Bộ Quốc Phòng và Bộ Công An mà lại bị nhân dân qua mạng xã hội đặt tên là hèn tướng, tướng Nguyễn Công Thưởng lại được thêm chức “tướng bưng bô”, thuộc loài “té nước theo mưa”. Không phong cách tướng, không tư cách lãnh đạo, thì làm sao có nhân cách trước ngoại xâm! Phường sâu mọt!

Chủ thể biết thẳng lưng, ngẩng đầu trước địch

Chủ thể mang tính năng động để được nhập cuộc trên con đường đạo lý được chọn lựa bởi cá nhân, bởi tập thể, bởi cộng đồng, bởi dân tộc, bởi nhân loại. Nhưng đạo lý phải chỉnh lý và hợp lý để nhân đạo có sức mạnh của nhân lý. sáng suốt để có luận tỉnh táo, để mà đi về các chân trời hay, đẹp, tốt, lành. Chính lý luận thông minh vì lập luận thông thái của chủ thể mang tính tất yếu được chọn lựa bởi nhu cầu cần thiết, bởi mong muốn bức thiết, để cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc, nhân loại được sống tốt hơn trong nhân sinh, sống đẹp hơn trong nhân thế. Chủ thể dụng tự do để khẳng định quyền tham gia vào công cuộc chung đi tìm hạnh phúc, bằng thể lực, trí lực, tâm lực của chủ thể, đây là định nghĩa cụ thể và minh bạch của thế nào là chủ thể. Và, chủ thể luôn được xác thực vừa bằng ý chí, vừa bằng quyết tâm, biến chí nguyện đã thành nội lực, thành ý nguyền, thành sung lực, để hành động bằng hùng lực của nhận thức, chủ thể xác định để minh định bằng can đảm của dấn thân.

Các tiêu chí nêu trên để định vị chân dung có đầy đủ trong nhân trí và nhân tâm của Lê Đại Hành, thập đạo tướng quân, và Việt tộc biết Ngài qua ít nhất là ba phẩm cách, thứ nhất là võ tướng bẩm sinh, thứ hai là sáng danh phận trai thời loạn, thứ ba là công tướng trí dũng. Nhưng phải thống hợp cả ba để lấy ra hằng loạt bài học cho hậu thế, cho hiện tại, có trong phương pháp luận sử học so sánh cổ-kim của phương Tây. Vì Ngài là nhân vật tiêu biểu mà các nước văn minh có sử luận uyên thâm được mang tên chủ thể cổ sử dẫn dắt hiện sử; cụ thể là các bài học cổ Ngài để lại cho mai sau thì rất hiện đại giữa thời buổi hiện nay.  Ngài để lại vài bài học cho hậu sinh mà hậu thế không những phải ngẫm mà phải làm: Mưu lược quân sự của Ngài để chống nhà Tống có một không hai. Khi chúng thấy oai dũng của Ngài thì tìm cách viết thư chiêu dụ, chúng đã lầm từ đó, vì Ngài không phải loại người sống để “đầu hàng”, mà mưu lược của ngài đi trên vai, trên lưng chúng! Trận Bạch Đằng của Ngài được xếp là thứ hai trong sử liệu, sau trận của mãnh tướng Ngô Quyền, trước trận của dũng tướng Trần Hưng Đạo, ở đây xin gọi Ngài là minh tướng. Vì giữa trận mạc, Ngài “giả hàng” để tiếp cận sát với địch, mà chủ đích giết được tướng của địch là Hồ Nhân Bảo, ngay trên chiến thuyền của hắn. Giả cầm cự trong thế yếu, giả hàng để sát kề thân địch, để diệt địch, và cứ thế mỗi trận một cách, trận Tây Kết thì bọn xâm lăng kinh hồn bạt vía! Hơn 600 tướng lĩnh từ Bộ Quốc Phòng tới Bộ Công An hiện nay phải học kỹ các bài học quân sự của Ngài. Tài lược ngoại giao của Ngài đã cướp hồn sứ giả nhà Tống, cho nên các lãnh đạo của Bộ Ngoại Giao hiện nay phải học thật kỹ để luôn thẳng lưng, ngẩng đầu trước địch. Khi gặp sứ giả nhà Tống, Ngài không làm theo ý chúng là xuống ngựa và quỳ lạy, mà Ngài vẫn ngồi trên yên ngựa để đối thoại với chúng. Ngài luôn làm tăng vị thế ngoại giao của đất nước Việt, khai thị cho bọn sứ giả nhà Tống để chúng phải nể trọng Việt tộc.

Ngài thăng hoa dân tộc trong nước về nông nghiệp, kinh tế, rồi biến thành sách lược ngoại giao làm cho địch phải mở mắt là ta cũng thông minh, cũng giỏi, hay, tài, dũng như chúng. Để khi sứ giả nhà Tống trở về quê chúng phải viết lời công nhận: “Ngoài mặt trời xứ Tống, cũng có một mặt trời khác” (Đại Cồ Việt). Hành động lãnh đạo của Ngài vừa thực, vừa sáng: Ngài cày với dân, làm ruộng vì biết đất Việt phải mạnh về nghề nông để Việt tộc mới vững về kinh tế. Ngài kinh bang tế thế, với xây công trình thủy lợi, từ Ninh Bình tới Nghệ An. Hậu sinh biết cúi đầu khâm tạ Ngài, trước nhiều bài học về phục hưng văn hóa, gầy dựng lại lễ hội, nhất là lễ hội đua thuyền… Tóm lại muốn học Ngài, thì nên bắt đầu bằng ngôn ngữ của Ngài:”Biết chọn chân chính mà đem tài phò giúp, Biết tìm đường chính mà đi trong các nẻo rối ren của thế sự”.

Chủ thể của quốc đạo

Chủ thể thấu hiểu sự vận hành của nhân trí, trong đó hậu quả (hay hiệu quả) của sự cố (hay biến cố) tạo ra tư duy của nhân lý dùng tự do để vượt thoát thử thách, vượt thắng thăng trầm qua đấu tranh vì tự do; có ý thức về tính khả thi, đi từ năng lượng của cá nhân tới năng lực của tập thể, của cộng đồng, của dân tộc khi quyết đoán để quyết định thực tế hóa quyền tự do. Chủ thể hiểu hệ dự (dự tính, dự báo, dự đoán), để lý trí phân tích được tình hình cụ thể, để trí tuệ lập ra các cứu cánh mới và đúng, cùng lúc triển khai các phương tiện hợp nhân lý để giành tự do, công khai đấu tranh vì hệ công (công bằng, công lý, công pháp) cho một công quyền có bản lĩnh của nhân lý, có tầm vóc nhân tri, có nội công nhân trí, để cuộc sống được tốt hơn, lành hơn, đẹp hơn, cao hơn. Chủ thể có hệ công (công bằng, công lý, công pháp) vì biết và có:  công bố một cách minh bạch nhất, vì thế nên tự do luôn ngược chiều với tà quyền; công phu kỹ lưỡng trong chuẩn bị, kỹ càng trong thực hiện, không ăn sổi ở thìăn ở có hậu, vì thế nên tự do luôn là phản biện của bạo quyền; công trình trong phát triển bền vững vì nhân phẩm dựa trên nhân nghĩa, xây dựng một tự do dầy nhân thức. Phương trình công bố-công phucông trình làm nên sự nghiệp của chủ thể.

Trần Hưng Đạo, có đầy đủ, trọn vẹn chân dung chủ thể của quyết đoán với tất cả định đề đã được nêu trên. Việt tộc kính trọng, thờ phụng tôn vinh Ngài là Đức Thành Trần giữa các khai quốc công thần dựng nước và giữ nước. Câu chuyện này có lý do của nó, mà của nó thì rất hay, đẹp, tốt, lành, vì phẩm chất của Ngài thật cao, sâu, xa, rộng để hậu thế học, tu, dưỡng, hành cả đời. Ngài cao đẹp vì là người lãnh đạo vì nước quên thù nhà, trước bi kịch của cha là Trần Cảnh, trong thảm kịch nội hôn, mà chính gia đình Ngài chịu cảnh tan nát. Khi cha hấp hối, Ngài lại còn phải nghe lời cha dặn là: phải trả thù nhà! Trả hận cho cha! Ngài đã không làm chuyện đó, Ngài chọn hướng cứu nước, Ngài đứng về phía cứu dân, đạo lý này Ngài đã giữ làm lẽ sống cho mình suốt kiếp, và chuyện này thì tất cả các vua, các tướng, các quan, cả nước ai cũng biết, cũng trọng, cũng khâm phục ngài.Ngài có thông minh quân sự trọn vẹn của một lý trí luôn sáng suốt, có dũng cảm lãnh đạo tràn đầy của một nhân cách tỉnh táo, phương pháp phân tích của Ngài rất thuyết phục vua mỗi lần cả nước thề một phen sống mái với Nguyên Mông. Sức thuyết phục của ngài trao truyền lan rộng tới tướng sĩ, binh sĩ, muốn biết mãnh lực của nó, thì hãy đọc Hịch Tướng Sĩ của Ngài. Trong Hịch Tướng Sĩ, Việt tộc được tiếp nhận trước lòng yêu nước của Ngài: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…”.

Quân tử được tạo từ chính nhân, riêng Ngài đã đi xa hơn bao chính nhân, Ngài còn dìu dắt bao chính nhân trong thời đại của Ngài đi theo chính đạo mà chính đạo thời đó, trước đe dọa của Nguyên Mông, chính là quốc đạo (vì nước quên thân), quên luôn cả thù nhà, chỉ vì không được quên nước. Lòng kính phục của hậu thế trước đạo lý của Ngài có cớ sở vững: lấy sung lực lương tâm yêu nước để tạo nên lương tri lãnh đạo trong việc cứu nước-cứu dân, dụng lương tri lãnh đạo để làm sáng lên liêm sỉ vì dân trong nhân cách lãnh đạo. Hậu thế ngày nay đang mong chờ lãnh đạo hiện nay của ĐCSVN biết: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…” để đừng sa đọa trong lạm quyềnlộng quyền, và đừng suy đồi trong tham quyềntham nhũng. Vì tình hình đất nước hiện nay đã lâm nguy, đừng để tiền đồ của Hưng Đạo Vương phải chịu cảnh: lâm chung! Đức Thành Trần nghĩ sao trong thảm nạn quốc phòng hiện nay của Việt tộc:

  • Các tướng hiện nay không hề có kinh nghiệm tác chiến.
  • Các tướng hiện nay chỉ biết quy hoạch đất đai để cướp đất của dân.
  • Các tướng hiện nay chỉ tham tiền và thích tham nhũng, làm giầu bất chính.
  • Các tướng hiện nay chỉ khôn nhà dại chợ, hiếp đáp dân lành biến họ thành dân oan.

Thái sư Trần Thủ Độ nghĩ sao trong thảm họa tướng không có tướng cách hiện nay của Việt tộc:

  • Hèn thì có làm tướng được không?
  • Nhát thì có làm tướng được không?
  • Tham thì có làm tướng được không?
  • Tục thì có làm tướng được không?

Và chắc chắn là hèn, nhát, tham, tục thì chắc chắn không bao giờ thành chủ thể!

Chủ thể  từ dũng trí tới dũng khí

Chủ thể tự tin để đấu tranh, tự tin để tự giải phóng mình, vì mình và tha nhân, vì đồng loại. Chủ thể đưa hiểu biết lịch sử vào tận điều kiện làm người hiện nay để trả lời câu hỏi: ta đang có hay ta không có tự do? Chủ thể lột mặt nạ độc tài để thấy rõ bản chất toàn trị của bạo quyền luôn muốn có độc quyền sinh sát trên tự do, bằng độc trị rất vô nhân vì rất vô lý. Chủ thể đi từ không chấp nhận bạo quyền ngoại xâm, không chấp nhận tà quyền nội xâm, đây chính là loại bất công của mọi bất công, phải giải phóng dân tộc và chấp nhận đấu tranh vì công bằng và công lý, đây chính là lộ trình liêm chính của chủ thể vì tự do của giống nòi. Chủ thể chấp nhận cùng đồng hội, đồng thuyền trong đấu tranh, tiếp nhận chân lý của nạn nhân. Mà nạn nhân lại là đồng bào của mình, chân lý của nạn nhân luôn là nền cho công cuộc đấu tranh của chủ thể.

Hãy cùng nhau nhìn lại chân dung chủ thể của Nguyễn Huệ, trước khi Ngài trở thành Quang Trung Hoàng Đế. Ngài đã là dũng tướng với bao dũng lực vì thời điểm Ngài làm chuyện bình Nam, dẹp Bắc là vô cùng phức tạp, là thời đại không có lối ra. Nguyễn Huệ một thân, một chính nghĩa đã phải đối phó với sáu mặt trận khẩn trương:

  • Mặt trận thứ nhất là Trịnh-Nguyễn phân tranh, một cuộc huynh đệ tương tàn bị xem như là không thể dứt, nếu không có Ngài.
  • Mặt trận thứ hai dai dẳng với Nguyễn Ánh mà hận thù đã lên ngất trời được xếp loại là không đội trời chung.
  • Mặt trận thứ ba là sự ngấp nghé của thực dân qua con đường truyền đạo, mà ít nhiều Nguyễn Ánh đã rơi vào bẫy, khi khai thác triệt để Bá Đa Lộc.
  • Mặt trận thứ tư là Thái Lan, thời đó là láng giềng cơ hội, thừa nước đục thả câu, cũng được Nguyễn Ánh không ngừng sử dụng.
  • Mặt trận thứ năm chính là ông anh cả của Ngài: Nguyễn Nhạc, tâm địa lắc léo vì ham quyền cố vị.
  • Mặt trận thứ sáu kinh khủng nhất chính là quân Thanh đang xâm chiếm đất nước Việt, chúng vào Thăng Long với tư cách vô cùng thô bỉ của bọn cướp nước Việt và khinh người Việt.

Khinh thường người khác trong chiến tranh thì dễ sinh ra khinh địch, cho nên quân Thanh đã bị quét ra, quét hẳn, quét hết, quét trọn, quét sạch qua chiến dịch thần tốc năm mươi ngày của Ngài. Chúng phải chui, phải chạy và cuối cùng là phải xin được giữ thân để về lại được quê cha đất tổ của chúng. Mặt trận quân sự phải giữ yên bờ cõi để giữ trọn tiền đồ tổ tiên, tức là hằng ngày phải quyết tâm-quyết chí-quyết chiến chống lại ý muốn-ý định-ý đồ của Tầu tặc là xâm lấn-xâm lược-xâm lăng đất nước Việt. Quang Trung Hoàng Đế nghĩ sao về hành vi của lãnh đạo ĐCSVN? Đã được dân chúng hiện nay gắn bảng hiệu hèn với giặc, ác với dân:

  • Hèn với giặc, khi chỉ biết cúi đầu khi Tàu tặc đang cướp biển, cướp đảo của Việt tộc; ngược lại thì ác với dân khi bắt bớ, tra tấn, áp đặt những bản án độc ác lên các nhà hoạt động vì dân chủ và nhân quyền.
  • Hèn với giặc, khi chỉ biết khoanh tay để tham nhũng khi Tàu họa đưa ào ạt các công nghiệp bẩn thỉu và độc hại trên cả đất nước; ngược lại thì ác với dân để mặc nhân dân sống với bao hoạn bịnh ung thư từ ô nhiễm môi trường tới đến quỵ gục môi sinh.
  • Hèn với giặc, khi chỉ biết quỳ gối khi Tàu hoạn cho thâm nhập tự thực phẩm bẩn tới hóa chất độc để hủy diệt dần mòn giống nòi Việt tộc; ngược lại thì ác với dân khi vây bủa đời sống của nhân dân bằng bao thứ thuế má, ngày ngày nheo nhóc hóa dân tộc trong nghịch cảnh giầu sang bất chính của bọn tà quyền tham quan để vơ vét được “chống lưng” bọn ma quyền tham tiền “sân sau”.

Quang Trung Hoàng Đế nghĩ sao về một phường ký sinh trùng lúc nhúc trong bóng tối như âm binh sống để bòn rút sinh lực của đồng bào, tài nguyên của quốc gia, cơ nghiệp của tiên tổ?

Lê Hữu Khóa

***

Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie *Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á *Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO–Liên Hiệp Quốc *Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới. Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s