Chạy Trốn Trách Nhiệm

Bạn thân

Tháng 9 năm 2019, tại California, một chiếc tàu chở hành khách để lặn xuống biển như là một trò thể thao dành cho những người thính ngấm nhìn đáy biển. Khoảng gần 3 giờ sáng, tàu đột nhiên bị cháy. Chỉ có nhân viên của tàu, ở trên bon tàu là còn sống sót. Tất cả những hành khách đang ngủ ở dưới tàu, cùng một nhân viên, bị chết hết vì cầu thang và lỗ thoát phòng trường hợp cấp cứu đã bị cháy quá lớn, không ai có thể vào để cứu hoặc từ dưới hầm tàu lên trên tàu vì lửa đang bốc cháy từ hai nơi có thể thoát ra được.

Tổng cộng là 33 hành khách và một nhân viên trên tàu, vì ngủ dưới hầm tàu, không thể nào thoát ra được nên chấp nhận cái chết. Đã có 33 xác được tìm thấy và một xác còn lại nhóm thợ lặn đang tìm kiếm.  Chưa đầy một tuần lễ kể từ khi sự kiện cháy tàu xảy ra, người chủ tàu, trình lên tòa án ở Cali là yêu cầu tòa án cứu xét là họ không có trách nhiệm bồi thường cho những người bị chết theo bộ luật biển vào năm 1851 vẫn còn nằm trong sổ sách của luật, hoặc nếu bồi thường thì bồi thường bằng giá trị của chiếc tàu hiện tại, tức là giá trị của tàu hiện tại là con số không vì đã bị cháy và đang nằm dưới lòng biển.

Rõ ràng luật sư và chủ tàu tìm đủ mọi cách để chạy trốn trách nhiệm của một người làm thương mại dựa vào bộ luật hơn trăm năm trước mà đáng lý ra phải loại bỏ vì đã không còn giá trị của thời gian tính. Bộ luật biển vào năm 1851 đưa ra nhằm khuyến khích sự phát triển của ngành chuyên chở trên biển và ở vào thời điểm đó, không có một hãng bảo hiểm nào chịu bán bảo hiểm cho tàu trên biển nếu gặp tai nạn. Còn ở thời điểm hôm nay, tất cả những dịch vụ thương mại đều có bảo hiểm phòng trường hợp tai nạn xảy ra, người chủ có số tiền để bồi thường cho nạn nhân.

Hành động của người chủ tàu hay công ty này cho thấy họ đặt quyền lợi tài chính lên trên cái chết của 33 hành khách và 1 nhân viên của mình. Đồng tiền đã làm cho người không còn biết đâu là lẽ phải, đâu là công bằng, đâu là công lý và từ đó phủi bỏ trách nhiệm của một công ty, một con người đối với xã hội nói chung và đối với bản thân mình nói riêng.

Mà đâu phải chỉ cái đồng tiền làm cho người ta chạy trốn trách nhiệm bằng cách mướn luật sư để tìm cách lách luật, phủi tội lỗi của chính mình. Những người có tiền ở Mỹ thường dựa vào đồng tiền đó để dập tắt tiếng nói của sự thật khi ai đó nói ra. Đây là trường hợp của anh Lance Armstrong, người đạt giải đua xe đạp ở Pháp 7 lần và cuối cùng thì cả 7 giải thưởng đó bị lấy lại vì anh ta sử dụng thuốc kích thích để có sức khỏe trong cuộc chạy đường trường này. Thực ra trước đó, chuyện anh Lance này dùng thuốc để trợ sức trong cuộc chạy đua xe đạp đã từng được nhắc đến. Nhưng nhờ có tiền, anh đã mướn luật sự kiện những người tố cáo và vì không muốn kéo dài sự thiệt hại về tài chính, người tố cáo phải đồng ý rút lại lời nhận định của mình hoặc cả hai bên âm thầm đồng ý chôn vùi câu chuyện, không nhắc đến. Từ năm 1995 đến năm 2011, nhiều vụ tố cáo này đưa ra báo chí hoặc bị anh Lance thưa kiện lại để ém nhẹm chuyện dùng thuốc kích thích này. Mãi cho đến năm 2012, sau gần hai năm điều tra, cơ quan Bài Trừ Thuốc Kích Thích (United State Anti Doping Agency) ở Mỹ gửi cho cơ quan Bài Trừ Thuốc Kích Thích Thế Giới (World Anti Doping Agency)  với hơn 1000 trang chứng minh là Lance Armstrong dùng thuốc kích thích trong 7 lần thắng giải đua xe đạp ở Pháp. Và kết quả cuối cùng 7 giải này đã bị lấy lại vì tội gian lận của anh này.

Mãi cho đến năm 2013, trong cuộc nói chuyện với bà Oprah Winfrey thì anh Lance Armstrong mới nhìn nhận là mình dùng thuốc kích thích cho tất cả những lần đua tại Pháp. Đồng tiền, danh vọng làm cho người ta tìm đủ mọi cách để chạy trốn trách nhiệm.

Từ những nhà làm chính trị của Mỹ, nhận tiền hối lộ hoặc vi phạm luật pháp, nhưng khi phát giác thì họ cho rằng họ vô tội. Đến khi ra tòa thì tòa án xử là có tội, phải đi tù. Chuyện xác định vô tội trước khi có chứng cớ là chuyện dành cho những người hoàn toàn bị người khác ép tội. Nhưng đối với những người biết mình phạm tội, nhưng vẫn chạy trốn trách nhiệm để nói mình vô tội thì phải chăng, họ muốn lợi dụng kẻ hở của luật pháp hoặc tìm những luật sư giỏi biện luận để thay đổi cái sự thật có tội của họ và sẵn sàng bỏ thật nhiều tiền để mướn luật sự hầu chạy trốn cái trách nhiệm của hành động của mình?

Những người giàu có thì thường dùng cái đồng tiền đó để mướn luật sư hầu tìm đủ mọi cách chạy trốn trách nhiệm của hành động mình. Gần đây nhất là chuyện những người giàu, đưa tiền “hối lộ” với danh nghĩa là đóng góp cho một tổ chức thiện nguyện nào đó để con mình được vào những trường học có tiếng tâm, những trường học mà không phải là vào dễ nếu không học khá, hoặc sửa điểm thi để có thể vào những trường đòi hỏi điểm thi cao. Trong vụ này, 20 người nhận lãnh trách nhiệm trong đó có cô tài tử Felicity Huffman xác nhận hành động của mình (đưa tiền, 15 ngàn, để sửa điểm thi ACT)và sẵn sàng chịu tội với luật pháp. Cô này phải đi tù 14 ngày, 1 năm tù treo, đóng tiền phạt 30 ngàn và làm việc 250 tiếng cho lợi ích công cộng. Trong khi đó cô tài tử Lori Loughlin (trong số 28 người không chịu nhận tội) và người chồng thì không chịu nhận tội và sẽ tìm luật sư để biện minh chuyện mình làm không vi phạm luật.  Nghe nói cô Lori đã hối hận trong quyết định không nhận tội mà công tố đoàn đề nghị để được giảm án. Vụ án này sẽ ra sao còn tùy thuộc vào đoàn luật sư của cô Lori. Nếu dỡ thì sẽ bị đi tù không phải là một tháng mà là 20 năm.

Xem ra càng có tiền, càng có học thức thì người ta càng cố gắng chạy trốn trách nhiệm để giữ được vị trí trong địa vị xã hội là người giàu, người có học thức. Nhưng mà giàu, có học thức mà không chịu nhận lãnh trách nhiệm thì cái giàu đó, cái học thức đó là đồ bỏ. Nhân cách con người quan trọng hơn học thức, sự giàu có.

Trần Thị Lan Anh

Tháng 9 năm 2019 (Việt Lịch 4898)

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s