Kể từ khi Hongkong được giao trả lại cho Trung Quốc vào ngày 30 tháng 6 năm 1997, người dân Hongkong đã thực hiện quyền tự do của chính mình để lên tiếng chống lại những bộ luật đi ngược lại cương thường của con người. Quyền tự do đó là quyền được biểu tình và người dân Hongkong thực hiện biểu tình ngoài đường phố với số lượng khá lớn vào năm 2003, 2012, 2014, 2016, và 2019.
Năm 2003, người Hongkong biểu tình chống lại bộ luật an ninh quốc gia mà bộ luật này nhằm mục đích giới hạn quyền tự do của con người đồng thời giới hạn sự hợp tác giữa người dân với những tổ chức quốc tế. Sự tham dự của số người biểu tình này đủ mạnh với con số gần nửa triệu người để bộ luật này không ra đời.
Cuối tháng 7 năm 2012, người Hongkong biểu tình chống lại bộ luật giáo dục mà Trung Quốc muốn đem giáo dục của Trung Quốc áp dụng vào nền giáo dục ở Hongkong nhằm mục đích nhồi sọ người Hongkong. Số người biểu tình gồm cả học sinh và trong số này có cá nhân cậu bé 15 tuổi tên là Joshua Wong, thành lập nhóm học giả. Nhóm này cuối tháng 8 cắm dùi tại các cơ quan công quyền để rồi cuối cùng, chính quyền Hongkong đồng ý để các trường học tự quyết định về chuyện giáo dục thay vì phải thông qua bộ luật này.
Năm 2014 một cuộc biểu tình xảy ra mà người ta gọi là cuộc cách mạng dù. Cuộc biểu tình này chống lại bộ luật bầu cử mà người dân chỉ chọn lựa ứng cử viên được sự đồng ý của Trung Quốc chứ không có quyền chọn lựa người ngoài mà không có sự ủng hộ của nhà cầm quyền Trung Quốc. Nói đúng ra đây là hình thức dân chủ giả hiệu mà các nước độc tài, đặc biệt là đảng cộng sản, thường hay sử dụng để bóp chẹt quyền tự do bầu cử và ứng cử của công dân. Trong cuộc biểu tình này, cậu bé 15 tuổi, Joshua Wong, ở thời điểm 2012 đã là người lãnh tụ của nhóm biểu tình chống lại bộ luật bầu cử giả hiệu này. Cuộc biểu tình này kéo dài 79 ngày và cuối cùng thì nhóm biểu tình không đạt được thành công để chống lại bộ luật này vì số đông dân Hongkong chưa có sự đồng thuận là đưa ra giải pháp để vừa thỏa mãn người Hongkong và thỏa mãn chính quyền Bắc Kinh. Và sự cắm dùi ở các nơi công cộng làm cản trở lưu thông với thời gian quá lâu, làm người Hongkong lúc đầu ủng hộ nhóm biểu tình nhưng sau đó sự ủng hộ giảm dần. Joshua Wong bị đi tù sau khi biểu tình chấm dứt.
Năm 2016 một cuộc nổi loạn chống lại bộ luật cấm những người bán cá viên không có giấy phép bên dọc đường với lý do an toàn thực phẩm. Những người buôn bán cùng với những người ủng hộ tạo cuộc nổi loạn. Lúc đầu cuộc biểu tình ôn hòa gồm 300 người. Nhưng sau đó có sự va chạm với cảnh sát để cảnh sát phải bắn viên đạn chỉ thiên hăm dọa nhóm biểu tình. Đây là sự kiện chưa từng xảy ra (bắn hăm dọa) tại Hongkong khi mà lực lượng cảnh sát bắn chỉ thiên hăm dọa người biểu tình. Trong nhóm biểu tình này, có người đòi hỏi sự độc lập từ nhà cầm quyền Bắc Kinh. Và lần đầu tiên, hai học sinh hoạt động đòi hỏi sự độc lập này được chính quyền Đức chấp nhận cho tỵ nạn chính trị. Đây là lần đầu tiên, người Hongkong xin tỵ nạn chính trị ở một quốc gia khác.
Tháng 6 năm 2019, một cuộc biểu tình với sự tham dự gần 2 triệu người trong tổng số hơn 7 triệu dân số Hongkong. Cuộc biểu tình này chống lại bộ luật dẫn độ người phạm tội về quốc gia mà Hongkong không có hiệp ước dẫn độ. Cần phải hiểu rõ tại sao nhà cầm quyền Hongkong thân Trung Quốc muốn có bộ luật này. Tháng 2 năm 2018, một phụ nữ có thai người Hongkong bị người bạn trai (cũng là người Hongkong) giết trong chuyến đi chơi ở Đài Loan. Người bạn trai, Chan Tong-kai, trở về lại Hongkong và bị tù vì một tội phạm nhẹ hơn trong khi đó Đài Loan không có quyền kêu gọi Hongkong dẫn độ người bạn trai này về Đài Loan vì phạm tội giết người trên đất Đài Loan bởi giữa Hongkong và Đài Loan không có hiệp ước dẫn độ.
Để giải quyết chuyện này, nhà cầm quyền Hongkong thân Trung Cộng đề nghị một bộ luật dẫn độ. Có nghĩa là tòa án và chính quyền Hongkong có thể dựa vào luật này để dẫn độ Chan Tong-kai về Đài Loan chịu tội giết người. Tuy nhiên, đây chỉ là bề mặt mà bên trong của bộ luật này sẽ tạo ra một phong trào dẫn độ công dân Hongkong về Bắc Kinh khi mà những cá nhân nào đó Bắc Kinh cho rằng vi phạm luật của họ đưa ra. Có nghĩa là, bất cứ người dân Hongkong nào cũng có thể bị dẫn độ về Bắc Kinh bởi tòa án và chính quyền thân Trung Cộng của Hongkong có quyền đó nếu bộ luật này thông qua.
Chính vì thế mà các cơ sở thương mại và các nhà ngoại giao lên tiếng ủng hộ cuộc biểu tình chống lại bộ luật dẫn độ này bởi nếu bộ luật này thông qua thì bất cứ cá nhân nào sống tại Hongkong đều có thể bị dẫn độ về chính quyền Bắc Kinh bất cứ lúc nào mà không ai có thể ngăn cản chuyện dẫn độ này. Người dân Hongkong nhìn vấn đề ở dạng rộng lớn (tổng thể). Nó không đơn thuần là để giải quyết chuyện anh bạn trai giết người bạn gái ở Đài Loan mà bộ luật này ảnh hưởng đến toàn thể dân Hongkong. Sự biểu tình này xảy ra nhiều ngày với số người rất đông đã làm cho chính quyền Hongkong thân Trung Cộng tuyên bố là bộ luật đó đã chết. Dĩ nhiên ngày chính quyền này sẽ tiếp tục ra những bộ luật khác trong tương lai nhằm biến dân Hongkong thành những con trừu ngoan ngoãn như dân Trung Quốc.
Nhìn dân Hongkong để so sánh dân Việt thì rõ ràng một trời, một vực. Người Việt trong nước khi nhìn những người dân oan, nhìn sự kiện Fomosa, nhìn những tàu cá Việt bị Trung Cộng đuổi bắt trên lãnh hải Việt thì họ cho rằng không phải đất của mình, không phải môi trường nơi mình ở, không phải tàu cá của mình bị Trung Cộng đuổi. Chính vì cái nhìn ít kỹ này mà dân oan, môi trường, tàu đánh cá Việt vẫn tiếp tục là nạn nhân của một bộ máy cầm quyền vô nhân tính; và người Việt tiếp tục im lặng để làm nô lệ cho bộ máy cầm quyền vô nhân tính này với hy vọng mạng mình vẫn còn.
Thực tế thì không có mạng người Việt nào còn nếu tiếp tục im lặng trước bộ máy cầm quyền vô nhân tính này. Chỉ cần ¼ tổng số dân 100 triệu đứng lên biểu tình thì không một lực lượng đàn áp nào đủ mạnh để trấn áp số người 25 triệu này. Đã đến lúc người Việt phải tự hỏi chính mình, im lặng không phải là giải pháp tốt. Cái cảm giác an toàn mà người Việt đang nghĩ hoàn toàn không an toàn — mà đến một lúc nào đó, mạng mình, gia đình mình, làng xóm mình bị giết sạch không còn ai. Đã đến lúc phải đoàn kết lại, tham gia các cuộc biểu tình không phải vài trăm ngàn mà vài triệu. Chỉ lúc đó thì dân tộc Việt mới thắng được bạo quyền vô nhân tính.
Chỉ khi nào người Việt ứng xử như người Hongkong, nhìn vấn đề ở dạng tổng thể, để vượt lên sợ hãi, sẵn sàng chấp nhận cái chết vinh mà tham gia vào các cuộc biểu tình để có một chính quyền có nhân tính thay thế các thái thú thời đại của Trung Quốc hiện giờ dưới cái tên là đảng csvn. Lúc đó thì cơn gió Hongkong đến VN bằng hành động. Vấn đề là ¼ người Việt trong nước nhìn được thực tế đó hay chăng?
Vũ Hoàng Anh Bốn Phương
Tháng 7 năm 2019 (Việt Lịch 4898)
Tài liệu tham khảo: https://time.com/5606212/hong-kong-history-mass-demonstrations-protest/ & báo Time ngày 24 tháng 6, 2019