Tu Dưỡng Thắng Nhân: Ăn

Tin Alex Trebek, người điều hành show TV Jeopartdy, bị bệnh ung thư tụy tạng (Pancreatic) làm chấn động dư luận Mỹ. Cũng như Steve Jobs người lãnh đạo công ty Apple làm ra điện thoại khôn ngoan (iPhone) cũng chết vì chứng bệnh hiểm nghèo này (2011).

Để tránh chứng bệnh này, giới y khoa khuyến cáo nên ăn rau quả và trái cây. Dĩ nhiên điều này không có gì hấp dẫn với dân Mỹ vốn ưa chuộng ăn thịt và ăn ngon, nhất là thịt bò. (1)

Và nếu có ăn thì nên ăn thịt nạc (không mỡ) nhưng ai cũng biết ăn thịt phải có mỡ mới ngon (heo quay), mà ngon thì ăn nhiều. Mà ăn nhiều tức là ăn quá mức cần thiết. Đó là đủ bệnh rồi chứ chưa nói đến trong thịt, mỡ đã chứa sẵn mầm bệnh (vì nuôi súc vật bằng thực phẩm nhân tạo).

Hãy ăn thực phẩm có chất sơ (fiber) để giúp việc tiêu hóa.

Vậy bạn sẽ ăn như thế nào để tránh bệnh hiểm nghèo này? (một số lớn người Việt hải ngoài về du lịch VN cũng đã mắc chứng bệnh này và tử vong, tuy nhiên không có con số chính xác để kiểm chứng).

Ai cũng biết gan là bộ phận tiết, là chất giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn và lọc máu. Mật (gallbladder) là đứng sau gan để yểm trợ gan (như một lực lượng đặc nhiệm) khi gan suy yếu. Trong khi tụy tạng tiết ra chất insulin (It regulates the metabolism of carbohydrates, fats and protein ) và enzym giúp gan làm việc tiêu hóa thức ăn.

Tụy tạng là bộ phận tiết ra chất Insulin để điều hoà lượng đường trong người, cho nên nếu tụy tạng bị hư thì người ta có thể bị bệnh đái đường chẳng hạn, thứ hai nữa là tụy tạng tiết ra chất để tiêu hoá thức ăn, tức là những enzim để tiêu hoá thức ăn giúp con người hấp thụ được chất dinh dưỡng, vì vậy tụy tạng rất quan trọng cho cuộc sống của một con người.

Vì vậy thứ nhất mình phải mổ để thông lại ống dẫn của tụy tạng để truyền các enzim của tụy tạng vào ruột đặng tiêu hoá thức ăn thì mới sống bình thường được, còn nếu không thì sẽ bị đau hoài. Và thứ nữa là có thể cái bọc sẽ bể thì các chất của tụy tạng sẽ lan tràn đầy trong bụng rất là nguy hiểm và người bị bệnh như vậy có thể bị chết.

Những người bị bệnh về tụy tạng có thể gặp một loại ung thư rất là hiếm là loại ung thư này tiết ra một chất hormon để giữ con người được khoẻ mạnh bình thường, thì đó là một loại ung thư nhẹ chứ không phải loại ung thư nặng như thường thấy trong tụy tạng.

Thứ ba nữa là những người chẳng hạn bị sạn trong túi mật và hạt sạng chạy xuống làm tắt nghẽn ống dẫn mật và ống dẫn từ tụy tạng và sẽ làm cho tụy tạng mỗi ngày một bị hư, khi nó hư cũng như là người mình cứ tiết ra chất gây sẹo thì sẹo đó càng ngày càng chiếm nhiều chỗ của tụy tạng  thì tụy tạng càng ngày càng bị hư, và khi tụy tạng bị hư thì ống dẫn nước của tụy tạng càng ngày càng bị bó hẹp khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn và họ cứ phải uống thuốc giảm đau cả đời. Cho nên bệnh tuy tạng nguy hiểm là vậy. (2)

Lý do vì sao tụy tạng bị tấn công tới giai đoạn thứ tư (lan sang các bộ phận khác) thì mới bị khám phá còn là một bí ẩn của khoa học.

Có thể coi như vi khuẩn (như CS) biết vị trí quân trừ bị của gan là tụy tạng nên bí mật tấn công trước. Một khi tụy tạng (trung tâm phòng vệ cơ thể) thất thủ thì toàn bộ “lục phủ, ngũ tạng” của con người sẽ bị chiếm (và cơ thể sẽ chết).

Vậy thì vi khuẩn từ đâu tới: từ vết thương theo máu xâm nhập gan và tấn công tụy tạng hay từ thức ăn vào gan, đánh lừa gan để phá hoại tụy tạng. Mà cũng có thể vì bệnh nhân đã có uống một loại thuốc, rượu… nào đó khiến mật bị rối loạn và tự diệt.

Có bao giờ bạn mua thực phẩm làm sẵn ngoài siêu thị và chịu khó đọc ghi chú về các phần tử kết hợp, cấu tạo thành sản phẩm đó không: các chất dùng để bảo quản thực phẩm lâu và tươi (preservative như acid, syrup, color, flavor ….). Dĩ nhiên cơ quan FDA (kiểm soát thực phẩm) có xác nhận, nhưng có bảo đảm không hay bị các đại công ty kỹ nghệ mua chuộc?

Khi thực phẩm dư thừa và quá nhiều chọn lựa, con người sẽ quên đi nhu cầu căn bản của cơ thể và chạy theo khẩu vị, nhất là khi kỹ nghệ nhà hàng ăn và quảng cáo sẽ tấn công và áp đảo sự suy xét, phán đoán của bạn về quan niệm ĂN. Một khi bạn bỏ thói quen nấu ăn ở nhà để chạy theo các tiệm ăn hay món ăn giao tận nhà là cuộc đời bạn đã giao phó cho thiên hạ.

Khi ăn tiệm, có gì bảo đảm chủ tiệm hay người nấu ăn (chief cook) sẽ tôn trọng sức khỏe của bạn hay túi tiền của họ? (3)

Tai họa đến với con người không phải chỉ là nói bậy mà còn là ăn bậy. Bạn sẽ không biết cho tới khi bệnh phát hiện. Vậy bạn sẽ tu dưỡng như thế nào để cơ thể bạn có thể nhạy cảm với thức ăn hàng ngày ngoài chợ, trong tiệm ăn?

Có thể bạn sẽ phải khởi từ căn bản (ăn gạo lức muối mè) để luyện ruột gan bạn trước khi lâm chiến. Bạn không cần phải nhai 100 lần trước khi nuốt, chỉ cần 50 lần là đủ “biết mặt cuộc đời” rồi.

Rồi từ đó bạn từ từ thêm thịt, cá… để xem cơ thể: nước miếng, gan, ruột của bạn phản ứng ra sao:

– Nếu thức ăn, ăn vào mà miệng cảm thấy đắng, lợm giọng, muốn ói… là cơ thể bạn báo hiệu không chấp nhận, cho dù người khác, ngồi cùng bàn, ăn cùng món, khen ngon và nuốt không trở ngại thì bạn vẫn phải tin vào sự dị ứng của cơ thể bạn chứ không phải vì người khác ép bạn phải nuốt.

– Nếu mới ăn xong hay đi ăn về nhà mà bạn thấy cơ thể khó chịu, ruột sôi, ấm ức xao động…thì chịu khó uống thuốc xổ, hay đi cầu để xả thức ăn đó càng sớm càng tốt (tuy rằng theo khoa học thì phải 4 giờ sau mới tiêu hóa). Nhưng như vậy vẫn còn là may mắn vì cơ thể bạn còn khám phá và đủ khả năng tống xuất chất độc.

Mối nguy hiểm của sự ăn là bạn ăn nhiều thứ khác nhau mà theo giới nhà hàng thì càng nhiều thứ pha trộn thì càng có màu sắc, mùi vị…và càng hấp dẫn khách hàng nhưng không hề biết phản ứng của các loại thức phẩm tác dụng lẫn nhau khi phối hợp. Cơ thể bạn bị thí nghiệm như con vật trong phòng thí nghiệm mà bạn không hề biết, mà không bác sĩ nào dám nói.

Tu dưỡng cá nhân là phải biết ruột gan bạn vận hành ra sao, không cần phải coi tử vi để biết cung tật ách (bệnh tật) của bạn tốt-xấu thế nào, chỉ cần xem thói quen ăn uống của bạn, nhìn vóc dáng của bạn là có thể biết phần nào cuộc đời bạn đau khổ hay hạnh phúc vì ĂN (chưa nói đến các điều kiện khác).

Thật không có gì vô lý bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt của bạn tiêu vào việc mua thức ăn, ăn vào để rước bệnh vào thân?

Hiện nay, nước Mỹ có phong trào “declutter” tức là dẹp bỏ những vật dụng không cần thiết trong nhà vì không còn chỗ chứa. Đó là những vật ngoài cơ thể bạn nên bạn còn có thể bỏ chúng. Nhưng nếu là mỡ trong cơ thể bạn (thí dụ cái bụng thè lè của bạn) thì làm sao loại bỏ được. Tuy bạn có thể đi giải phẫu nhưng sự kiện mỡ thừa trong cơ thể như vậy chứng tỏ cuộc sống của bạn đã bị đe dọa.

Khi bạn không thể làm chủ thân xác, các cơ quan nội tạng của bạn thì đâu là hạnh phúc? Tiền bạc, bằng cấp, nhà xe, vợ con có ý nghĩa gì?

Bài tiết:

Nói đến ĂN không thể nói đến đối trị của ăn là bài tiết (đại tiện). Cũng như khi bạn mua một món đồ dùng thì sẽ có ngày bạn phải sa thải nó cho vào thùng rác. Bạn có thấy đống rác như thế nào chưa?

Ai cũng nói ăn (dinh dưỡng) là quan trọng. Có lẽ phải xét lại sự bài tiết mới quan trọng vì nó xác định những gì chúng ta đã tiêu hóa.

Bạn có thể sung sướng vì miếng ăn ngon nhưng sẽ trả giá đau khổ vì nó không chịu “ra”. Vậy bạn muốn “sướng trước, khổ sau” hay ngược lại?

Hồi nhỏ đi học, sách có câu “…trong lòng thơ thới hân hoan…” cảm giác hân hoan rất khó diễn tả cho đến khi bạn thực hiện được nó: sự bài tiết.

Nhiều người cho đó là chuyện mất vệ sinh, không nên nhắc tới. Cho đến khi bị bệnh thì có nhắc tới cũng đã muộn. Có người cho đó là chuyện tự nhiên của cơ thể vận hành, hơi đâu thắc mắc cho đến khi bạn vướng vòng tục lụy mới biết đau khổ khi sự bài tiết không đều hòa.Và đó là tất cả mầm bệnh do sự tồn tại lâu ngày của “vật” đáng lẽ phải thải ra sau 24 giờ thì đã ở lại trong cơ thể bạn quá lâu.

Khi cơ thể bạn quen chấp nhận chất dơ thì chất dơ đó sẽ ngao du sơn thủy khắp cơ thể bạn và tìm nơi trú ngụ. Đó là khi cơ thể bạn bị ung thư (một loại protein không có ích lợi gì cho cơ thể và đôi khi phá hoại: ác tính).

Làm sao bạn kiểm soát hoạt động của ruột?

Nếu bạn có tập thở sâu (lúc bụng trống, chưa ăn): hít vào, ép bụng sát, đẩy hết hơi trong phổi ra, rồi từ từ hít vào. Hay là bạn nhịn đói vài ngày, uống thuốc xổ để biết cảm giác khi ruột của bạn chẳng còn gì.

Từ đó, mỗi lần bạn bài tiết, hãy ép ruột cho ra hết, khi mọi sự tuôn ra dễ dàng, nếu bạn để ý sẽ còn chút vướng mắc, bạn sẽ phải vận công thêm ít phút nữa để biết chắc ruột bạn đã sạch trơn khi cảm giác “thơ thới hân hoan xuất hiện”  mà bạn tưởng chừng có thể bay bổng được.

Nước Mỹ có ngày 13-3 là ngày ý thức về bệnh ung thư ruột (colon cancer awareness) để nhắc mọi người về ăn uống và tiêu hóa, nhất là chức năng của ruột (hấp thụ chất bổ từ thức ăn) có thể là thay đổi cấu trúc DNA gây ung thư. (4)

Khi đó bạn sẽ hiểu “chân lý” về ăn và bài tiết có ảnh hưởng quan trọng như thế nào trong đời sống hàng ngày của con người.

Có kẻ cứ bảo có “số mệnh” nên cứ ăn uống thả giàn vì tin là chưa tới số chết, (cũng như lái xe ẩu vì tin như vậy). Đến khi ăn ngộ độc (hay gặp thằng khác lái xe cũng ẩu) thì chết bởi tại ai? Số mệnh hay tại ngang bướng?

Có người hỏi tại sao không dùng thuốc? Dĩ nhiên có lợi nhanh vì chóng nhưng cũng có hại vì làm ruột của bạn trở nên lười, ỷ lại vào chất thuốc và không chịu làm việc nữa. Đó là chọn lựa của bạn.

Một vòng tu dưỡng hoàn tất: ăn và bài tiết. Bạn sẽ gìn giữ được bao lâu?

TCL

3-2019 (Việt Lịch 4898)

  1. https://www.activebeat.com/diet-nutrition/pancreatic-cancer-diet-12-foods-you-should-eat-or-avoid/?utm_medium=cpc&utm_source=google&utm_campaign=AB_GGL_US_DESK-SearchMarketing_IS&utm_content=s_c_304826148122&cus_widget=&utm_term=steve%20jobs%20pancreatic%20cancer&cus_teaser=kwd-618880289&gclid=CjwKCAiAwojkBRBbEiwAeRcJZGqtmY2TohI_Kuax9VEVn0FWcpNnlQI7OxFPgSDGdaeb2QcIfBJdOxoCu7gQAvD_BwE
  2. https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/LifeAndHealth/Pancreatic-cancer-part1-11232009164140.html
  3. https://www.mercurynews.com/2019/03/07/1-in-5-fish-youre-buying-at-restaurants-and-stores-isnt-what-you-thought-it-was-study-says/
  4. https://www.everydayhealth.com/hs/colon-cancer-awareness/pictures/colon-cancer-prevention-diet/#take-care-when-you-prepare

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s