Sự tấn công của phong trào bình dân (populism) chống lại giai cấp ưu tú khiến giới lãnh đạo phải xét lại.
(https://finance.yahoo.com/news/facing-populist-assault-global-elites-090548669.html
Wiseman reported from Washington. Pan Pylas in London contributed to this report.)
DAVOS, Switzerland (AP) — Hằng năm, các nhà lãnh đạo ưu tú về tài chánh, kinh tế và chính trị của thế giới thường họp mặt tại diễn đàn kinh tế thế giới, Davos, Thụy Sĩ để bàn về các vấn đề của thế giới.
Khi Anh Quốc gặp khủng khoảng về sự rút lui ra khỏi Cộng Đồng Âu Châu. Nước Mỹ đối diện với trận chiến mậu dịch, di dân nơi biên giới và chính quyền Liên Bang đóng cửa khiến tổng thống Trump và phái đoàn đại diện Mỹ đã rút lui không tham dự diễn đàn năm nay. Tại Pháp, Tổng Thống Macron đang gặp chống đối của công đoàn về lương và hưu bổng. Khắp Âu Châu chủ nghĩa quốc gia tái xuất hiện và tình hình tăng trưởng kinh tế của thế giới có nguy cơ suy thoái vì tỉ lệ tiền lời và mậu dịch.
Theo Michael Hewson, nhà phân tích thị trường của CMC Markets, Anh Quốc, thì sau 10 năm kể từ biến cố tài chánh 2008, thế giới vẫn còn những quốc gia rơi vào hỗn loạn chính trị.
Theo David Dollar, nhà nghiên cứu tại viện Brookings Institute, thì thị trường thế giới đang chờ đợi phản ứng của các nhà lãnh đạo, đại công ty họp tại Davos.
Hơn 1/4 thế kỷ, diễn đàn kinh tế thế giới được coi như biểu hiệu của sự tự do thông thương toàn thế giới để lôi kéo các nước gần nhau hơn. Nhưng tại Mỹ và Âu Châu đã gặp những phản ứng bất lợi vì sự tìm kiếm việc làm bị cạnh tranh bởi Trung Cộng, sự bất bình đẳng về lợi tức và di trú.
Năm 2016 tổng thống Trump hạn chế di trú và tự do mậu dịch, trong khi Anh quyết định rút khỏi Cộng Đồng Âu Châu.
Theo Paul Sheard, nhà nghiên cứu tại trung tâm Mossavar-Rahmani của trường đại học Kennedy School, Harvard, thì khi phe chủ trương toàn cầu hóa lớn tiếng và phe thua thiệt phải im lặng. Nhưng nay họ đã tìm lại được tiếng nói qua bầu cử.
Khi những nhà tỷ phú về đầu tư đến dự bằng phản lực cơ riêng, các chủ tịch đại công ty họp nhau nói chuyện bất bình đẳng trong xã hội qua những ly rượu với các nhà gọi là “lãnh đạo”. Họ cho rằng thế giới cần nhìn về phía trước với sự hợp tác và những vấn đề chính của nhân loại như việc sử dụng kỹ thuật khiến giới bình dân sợ rằng đời sống kinh tế của họ sẽ tệ hại hơn.
Ngoài sự góp mặt của các đại công ty, xã hội dân sự và đại diện Liên Hiệp Quốc và các quốc gia; các đại diện của phe bình dân (populist) cũng có mặt. Trong số 3 ngàn người tham dự có 60 nhà lãnh đạo quốc gia, 300 bộ trưởng.
Davos là sân khấu nơi nhiều cuộc họp diễn ra theo từng nhóm trong âm thầm. Những người tham dự hy vọng sẽ làm diễn đàn trong sạch và có ý nghĩa hơn là chỉ uống rượu và tìm cách làm tiền.
Nói về các viện nghiên cứu không làm việc đúng mức để đáp ứng với sự tăng trưởng trì trệ và chính sách tiền tệ khó khăn sẽ làm giới bình dân bất mãn.
Gabriel Sterne, trưởng nhóm nghiên cứu của trường đại học Oxford Economics, nói rằng “nếu bạn không sửa những lỗi lầm, thất bại thì chúng sẽ quay trở lại cắn bạn”. Ông lo lắng sự phản ứng của giới bình dân sẽ quá khích và không có ý hướng tốt. Điều nay sẽ đưa tới lạm phát và ngân sách thâm thủng.
Diễn đàn Kinh tế chú trọng đến “cuộc cách mạng kỹ nghệ thứ tư “(Fourth Industrial Revolution) với một loạt các tiến bộ về kỹ thuật và y khoa sẽ thay đổi xã hội. Tiến bộ về máy tự động (robot) và thông minh nhân tạo có thể đe dọa công ăn việc làm của giới bình dân và tạo cuộc nổi loạn.
Vấn đề là làm sao thực hiện sự tiến bộ mà không bỏ rơi hàng triệu con người phía sau?
Nhận xét:
Sự xung đột trong xã hội loài người vẫn tiếp tục tuy rằng con người vẫn tự hào về những sự tiến bộ trong đời sống. Tầng lớp ưu tú hãnh diện về khả năng của mình đóng góp cho xã hội và nghĩ rằng đó là lý do họ thuộc giới lãnh đạo xã hội. Trong khi giới bình dân luôn luôn cảm thấy cứ mỗi lần “có tiến bộ” là đời sống của họ bị đe dọa, nguy cơ tụt hậu về kinh tế, giáo dục, y tế… và đấu tranh chính trị là con đường duy nhất để thay đổi.
Nhưng qua bao cuộc cách mạng xã hội trên thế giới vẫn chưa giải quyết được vấn nạn trong đời sống con người trong khi cuộc cách mạng kỹ nghệ lần thứ tư có nguy cơ thay con người bằng máy móc tự động. Các chính quyền, hiến pháp, tôn giáo kêu gọi sự bình đẳng nhưng thực tế nhân quyền vẫn bị chà đạp và mạng sống con người vẫn không được tôn trọng trên nhiều nơi bởi các cơ chế chính trị nhân danh xây dựng xã hội, bảo vệ con người.
Chính trị và kinh tế là hai mặt quan trọng trong đời sống con người đã đưa đến hai khuynh hướng chính quyền: Tư bản (kinh tế) dùng vật chất để khuyến khích con người thỏa mãn, ham thích, tiêu xài, làm việc sản xuất, cạnh tranh…. Cộng sản (hay độc tài chính trị) dùng vật chất để kiểm soát con người theo đường lối lãnh đạo của đảng hay nhà độc tài. Cả hai đều nói làm lợi ích cho con người nhưng tại sao con người vẫn tiếp tục phản đối và chiến tranh vẫn tiếp diễn khắp nơi?
Tất cả từ suy nghĩ của con người, con người thiếu giáo dục, tu dưỡng để hiểu mình và hiểu người. Thiếu suy nghĩ thấu đáo về đời sống của con người, xã hội, thiên nhiên… những người tự coi mình là lãnh đạo đã coi thường những quy luật của loài người, xã hội, thiên nhiên để càng ngày càng đi sâu vào sai lầm. Một trong những sai lầm trầm trọng nhất là cạo sửa lịch sử (như VN và Tàu). Một khi đã không học bài học lịch sử thì không thể hướng về tương lai tốt đẹp hơn mà chỉ rơi vào bánh xe đổ của lịch sử tái diễn.
Tất cả từ con người: phát triển hay suy vong qua bao nền văn minh của nhân loại.
TCL
1-2019 (Việt Lịch 4898)