Khủng Khoảng Dân Chủ Tại Pháp

(Macron asks a restive France: What would you like to change?

Colette Davidson . Christian Science Monitor •February 11, 2019

https://news.yahoo.com/macron-asks-restive-france-change-213500755.html )

Khi Tổng Thống Macron hỏi những người biểu tình “các bạn muốn thay đổi như thế nào”?

Câu trả lời không phải đơn giản như bạn tưởng hay những người biểu tình nghĩ. Phe biểu tình đòi công việc làm, lương bổng hay bảo hiểm sức khỏe … nhưng phía chính quyền phải đối phó với những vấn đề khác: kinh tế, giáo dục, môi sinh, quốc phòng ….

Khi chính quyền đồng ý thương thảo với quần chúng (phe biểu tình) là một dấu hiệu tốt nhưng không vì thế mà giải quyết được những khó khăn mà chế độ dân chủ (như nhiều người tưởng nghĩ) sẽ gặp.

Người dân (đáy tầng) chỉ nhìn thấy một cuộc sống đơn giản với những nhu cầu thiết yếu của họ. Khi gặp khó khăn, bế tắc … họ biểu tình. Phía chính quyền (dân chủ) dĩ nhiên muốn thực hiện những gì hứa hẹn khi tranh cử; nhưng khi cầm quyền đối phó với mọi vấn đề của quốc gia thì lại khác.

Vậy cuộc thương thảo có ích lợi gì không?

Nếu có chỉ là chứng tỏ thiện chí của phía chính quyền cho thấy sự tôn trọng ý kiến người dân.

Nhưng liệu người dân có đủ hiểu biết, kiến thức để giải quyết những khó khăn mà các nhà chuyên môn (kinh tế, giáo dục, quốc phòng …) vẫn chưa có giải pháp thích hợp.

Để có sự đoàn kết, phải có sự hy sinh.

Dĩ nhiên chính quyền (là cơ quan điều hành quốc gia) chẳng có gì để hy sinh ngoài lương bổng để phục vụ công chúng.

Vậy quần chúng (đáy tầng) phải tự chọn “hy sinh” như thế nào mà không gây nguy hại đến thành phần khác trong xã hội hay an ninh quốc gia.

Vậy thì giới trí thức chuyên môn, các nhà nghiên cứu, các vị đại diện dân trong Quốc Hội đâu rồi? Phải chăng họ đã không làm tròn nhiệm vụ giao phó? Giả sử họ đã cố gắng nhưng không kết quả thì sao?

Như vậy cho thấy cơ chế dân chủ hiện nay cần cải tổ để chính quyền có thể hiểu người dân nhiều hơn và người dân cần phải quan tâm đến chính quyền (những vấn đề chính quyền phải đối phó) và như thế người dân phải bỏ thì giờ theo dõi các sinh hoạt mà mình quan tâm. Phải có sự phân công vì một người với 24 giờ/ngày không thể làm hết được mọi việc.

Nhưng rõ ràng, nếu mỗi công dân có tinh thần trách nhiệm sẽ phải hạn chế thời giờ riêng của bản thân với gia đình, giải trí… để đóng góp với chính quyền trước những khó khăn của thời đại tin học. Người dân không thể phó mặc cho đại diện Quốc Hội hay chính quyền làm mọi việc và đến khi khủng khoảng xảy ra rồi phản đối đòi hỏi mọi chuyện phải xảy như ý muốn. Cho dù các nhà chính trị có thiện chí đến đâu cũng không thể thỏa mãn mọi yêu cầu của người dân.

Đó là chưa kể đến những bất đồng ý kiến giữa các quốc gia mà có thể đưa đến chiến tranh.

Người dân có muốn chiến tranh không? Chắc chắn rằng không. Vì họ (người dân sẽ là kẻ hy sinh nhiều nhất).

Vậy những khó khăn của một quốc gia khởi đi từ đâu? Từ sự bất bình đẳng trong xã hội: giàu-nghèo.

Khi một cá nhân A bước vào xã hội và nhờ năng khiếu hắn làm giàu. Khi giàu hắn muốn giàu hơn như vậy hắn có khả năng khuynh đảo kinh tế, chính trị, luật pháp …. Trong khi cá nhân B bước vào xã hội và không may mắn để thành công như cá nhân A. Khi B trở thành đáy tầng của xã hội, hắn phải tranh đấu để đòi hỏi xã hội giúp đỡ.

Tuy hiến pháp quy đinh mọi người “bình đẳng” nhưng thực tế, cho dù mỗi cá thể có thể chất và tinh thần trọn vẹn (không khuyết tật) thì khả năng của mỗi cá nhân khác nhau, ý chí, tinh thần, sức chịu đựng… khác nhau. Và đó chính là “Sinh Mệnh Tâm Lý” hay tạm gọi là “số mệnh”. Nhưng con người vẫn có thể thay đổi qua học hỏi, huấn luyện … mà còn gọi là “Tu Dưỡng Thắng Nhân”.

Vậy chỉ khi nào cá nhân tự hiểu mình qua “Sinh Mệnh Tâm Lý” và “Tu Dưỡng Thắng Nhân” thì mới nhận ra vai trò và vị trí của mình trong xã hội để đóng góp (cho dù là trong hay ngoài chính  quyền). Vậy khi “con người và xã hội đối lập thống nhất” tức là cá nhân (người dân đáy tầng) hiểu xã hội (vai trò của chính quyền, quốc gia) và ngược lại thì sự bất bình đẳng giữa giàu-nghèo mới thuyên giảm và như vậy chúng ta đi đến “Bình Sản Kinh Tế”?

Trên đây chỉ là một lối nhìn đơn giản. Những ai quan tâm đến dân chủ, bình đẳng, hòa bình và hạnh phúc nên tìm hiểu xa hơn (xem Thắng nghĩa.org).

Trân trọng

TCL

2-2019 (Việt Lịch 4898)

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s