Trí Năng, Quyền Uy và Thông Minh (P3)

(Education & Significance of Life. Krishnamurti. Chapter 3: Intellect, Authority and Intelligent).

Người dịch: Trần Công lân

  1. Cuộc sinh tồn là tuơng giao; và cho dù chúng ta có thuộc về một tổ chức tôn giáo hay không, cho chúng ta trên trần thế hay bị cuốn hút vào các lý tưởng, nỗi khốn khổ của chúng ta chỉ có thể triệt tiêu qua sự hiểu biết bản thân chúng ta trong tương giao mà thôi. Chỉ tự hiểu biết thôi cũng có thể đem đến an nhiên tự tại và hạnh phúc cho con người, bởi tự hiểu biết là bắt đầu của thông minh và toàn vẹn. Thông minh không phải là sự hòa giải nông cạn; nó không phải là sự trau dồi tâm thức, tiếp thu kiến thức. Thông minh là khả năng hiểu biết những phương thức của cuộc sống, nó là tri giác của những giá trị đích thực.
  2. Giáo dục hiện đại, trong việc phát triển trí năng, càng ngày càng cung cấp những lý thuyết và các sự kiện nhưng không gây ra sự hiểu biết toàn thể tiến trình của cuộc sống con người. Chúng ta là những người trí thức cao siêu; chúng ta đã phát triển những đầu óc xảo quyệt và bị lôi cuốn trong những sự giải thích ý nghĩa nhưng không thông minh; và để hiểu biết tiến trình của cuộc sinh tồn thì cần có một tâm thức toàn vẹn và một trái tim rung động. Thông minh không hề ly cách với tình yêu.
  3. Đối với đa số chúng ta để thành đạt cuộc cách mạng nội tâm này là điều thiên nan vạn nan. Chúng ta biết làm thế nào trầm tư, chơi đàn dương cầm ra sao, viết như thế nào, nhưng chúng ta lại không có sự hiểu biết của nhà suy tư, người nghệ sĩ chơi đàn, nhà văn. Chúng ta không phải là những nhà sáng tạo, bởi vì chúng ta đã rót đầy trái tim và trí óc chúng ta với kiến thức, học thức và tính kiêu căng hợm hĩnh; chúng ta chứa đầy những trích dẫn từ những gì các kẻ khác đã nghĩ hay nói ra. Nhưng hiệu nghiệm đến trước chứ không phải cách thức của hiệu nghiệm. Phải có tình yêu trước rồi mới có thể diễn tả tình yêu.
  4. Thế thì rõ ràng là chỉ thuần trau dồi trí năng, mà nó phát triển khả năng hay kiến thức, không có kết quả trong sự thông minh. Có một sự phân biệt giữa trí năng và thông minh: trí năng là tác dụng tư tưởng một cách độc lập với cảm xúc, trong khi thông minh là khả năng cảm xúc cũng như lý trí, và cho tới khi nào chúng ta tiến đến cuộc sống thông minh, thay vì chỉ có trí năng, hay chỉ với cảm xúc mà thôi, thì không có hệ thống nào có thể cứu chúng ta thoát khỏi những khốn cùng của hỗn loạn và hủy diệt.
  5. Kiến thức không thể nào so sánh với thông minh được, kiến thức không phải là đức hạnh. Đức hạnh không thể mua bán, không thể là món hàng mà có thể mua được với giá học vấn hay kỷ luật. Đức hạnh không thể tìm thấy trong các sách vở, nó không thể chất chứa ghi nhớ hay tàng trữ. Đức hạnh đến với sự từ bỏ cái ngã. Có một tâm thức phóng khoáng mở rộng còn quan trọng hơn là học vấn; và chúng ta có thể có một tâm thức như vậy không phải bằng cách nhét đầy học thức nhưng bằng cách ý thức đến nhưng cảm giác, tư tưởng của chúng ta, bằng cách cẩn thận quan sát bản thân chúng ta và những ảnh hưởng xung quanh chúng ta, bằng cách lắng nghe kẻ khác, bằng cách lưu ý đến kẻ giàu, người nghèo, kẻ quyền uy và người thấp kém. Đức hạnh không đến qua sợ hãi và áp bức, nhưng qua sự quan sát hiểu biết những chuyện tình cờ hàng ngày trong tương giao con người.
  6. Trong việc tìm kiếm kiến thức của chúng ta, trong việc tiếp thu những dục vọng của chúng ta, chúng ta đã đánh mất tình yêu, chúng ta làm cho cảm giác về cái đẹp bị tàn lụn, sự dễ cảm xúc của tánh độc ác tàn nhẫn; chúng ta ngày càng trở nên chuyên biệt và càng ít toàn diện hơn. Đức hạnh không thể nào thay thế được bằng kiến thức và không phải là tổng kết sự giải thích, không phải là sự chất chứa sự kiện làm cho con người tự do với nỗi thống khổ. Kiến thức là cần thiết, khoa học có địa vị của nó; nhưng nếu trí óc và tâm hồn đã ngạt thở bởi kiến thức, và nếu nguyên nhân của sự khốn khổ giải thích sai lạc đi, thì đời sống trở nên hư không và vô nghĩa. Và điều này không phải là những gì đang xảy ra hiện nay cho chúng ta hay sao? Nền giáo dục của chúng ta làm cho nó càng ngày càng nông cạn thêm; nó không giúp chúng ta khai mở cỗi nguồn sâu xa của hữu thể chúng ta, và cuộc sống của chúng ta vì thế càng thêm lạc điệu và trống rỗng.
  7. Học thức, kiến thức là hiểu biết các sự kiện, mặc dù nó gia tăng hơn bao giờ hết, tự bản chất của nó rất giới hạn. Đức hạnh là vô cùng, nó gồm cả kiến thức và phương pháp hành động; nhưng chúng ta chỉ cần có một nhánh cây và nghĩ là toàn thể thân cây. Qua sự hiểu biết từng phần, chúng ta không bao giờ có thể nhận ra niềm vui của cái toàn thể. Trí năng có thể chẳng bao giờ dẫn đến cái toàn thể cả. Bởi vì nó chỉ là một phần, từng phần.
  8. Chúng ta đã chia cách trí năng với cảm xúc và phát triển trí năng nhờ vào cảm giác. Chúng ta giống như cái ghế ba chân mà một chân dài hơn hai chân còn lại và chúng ta không thăng bằng. Chúng ta đã được huấn luyện để có trí thức; nền giáo dục của chúng ta cốt trau dồi trí năng cho sắc bén, xảo quyệt, ham lợi và như vậy nó đã đóng một vai trò quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta. Thông minh thì trọng yếu trọng đại hơn là trí năng, bởi vì nó là sự hợp nhất của lý tính và tình yêu; nhưng chỉ có thể có thông minh khi có tự hiểu biết, một hiểu biết thâm sâu về toàn bộ quá trình của bản thân mình.
  9. Những gì thiết yếu cho con người, già hay trẻ, là sống một cách đầy đủ, toàn vẹn và đó là vì lẽ gì vấn đề hệ trọng của chúng ta là trau dồi thông minh, vì thông minh đem đến sự hợp nhất toàn diện. Sự nhấn mạnh trái phép vào bất cứ thành phần nào của toàn thể của chúng ta đưa đến từng phần một và do đấy làm sai lạc quan điểm cuộc sống, và chính sự sai lầm này là cơ duyên cho những trở ngại khó khăn nhất của chúng ta. Bất cứ sự phát triển từng phần của toàn thể tánh khí chúng ta nhất định gây tai ương cho cả bản thân chúng ta và xã hội; vì vậy nên điều rất thực sự quan trọng là chúng ta tiến tới những vấn đề con người của chúng ta với một quan điểm hợp nhất toàn vẹn.
  10. Một con người toàn vẹn là người hiểu biết toàn bộ quá trình ý thức của mình, cả ý thức công khai lẫn tiềm ẩn. Điều này không thể nào có được nếu chúng ta nhấn mạnh trái phép vào trí năng. Chúng ta coi việc trau dồi trí năng hết sức quan trọng, nhưng bên trong thì chúng ta thiếu thốn, nghèo nàn và lầm lạc. Cuộc sống dựa vào trí năng này là con đường đưa đến sự phân biệt, kỳ thị; bởi vì những ý tưởng cũng như các tín ngưỡng, có thể chẳng bao giờ mang con người đến với nhau cả ngoại trừ ở trong những nhóm tranh chấp mà thôi.
  11. Bao lâu chúng ta còn lệ thuộc tư tưởng như phương tiện của sự hợp nhất toàn vẹn thì ắt còn có sự phân biệt kỳ thị, và để hiểu biết vận hành của sự phân biệt, kỳ thị trong tư tưởng là ý thức đến vận hành của cái ngã, tức là những dục vọng của mình. Chúng ta cần phải ý thức sự quy định và những đáp ứng của nó trong chúng ta, cá thể hay tập thể. Chỉ khi nào chúng ta ý thức đầy đủ những vận hành của cái ngã với những đeo đuổi dục vọng trái ngược của nó, những hy vọng và sợ hãi của nó, thì lúc bấy giờ mới có thể vượt qua cái ngã được.
  12. Chỉ có tình yêu và tư tưởng đúng mới đem đến cuộc cách mạng thực sự, cuộc cách mạng trong vòng bản thân chúng ta. Nhưng làm thế nào chúng ta có được tình yêu, không phải qua sự theo đuổi lý tưởng, nhưng chỉ khi nào không sân hận, không gian tham, khi ý thức được cái ngã là đầu mối của sự tương phản, chống đối nhau…đi đến chỗ chấm dứt. Một kẻ bị cuốn hút trong những theo đuổi lợi dụng, gian tham, ghen ghét, đố kỵ thì có thể chẳng bao giờ yêu thương cả.
  13. Không có tình yêu và tư tưởng đúng thì áp bức, tàn ác sẽ gia tăng hơn bao giờ hết. Vấn đề tương phản, chống đối của con người có thể giải quyết được không phải vì theo đuổi lý tưởng hòa bình mà bằng cách hiểu biết nguyên nhân của chiến tranh mà nó nằm trong thái độ đối với đời sống của chúng ta, đối với những người lân cận chúng ta; và sự hiểu biết này chỉ có thể đưa đến qua nền giáo dục chân chính. KHÔNG có sự biến đổi tâm hồn, không có sự chuyển hóa nội tâm mà nó sinh ra tự giác, giác ngộ thì có thể là chẳng có hòa bình, không có hạnh phúc cho con người.

 

 

 

 

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s