Trí Năng, Quyền Uy và Thông Minh (P2)

(Education & Significance of Life. Krishnamurti. Chapter 3: Intellect, Authority and Intelligent).

Người dịch: Trần Công lân

  1. Sự phù hợp làm đúng theo sự sợ hãi ngấm ngầm của nó là một chướng ngại; nhưng chỉ thuần trí năng công nhận sự kiện này sẽ không làm tiêu trừ chướng ngại được. Chỉ khi nào chúng ta ý thức những chướng ngại ấy với toàn thể hiện hữu của chúng ta, thì khi ấy chúng ta mới có thể tự do với chúng ta mà không tạo thêm những tắc nghẽn sâu xa hơn.
  2. Khi chúng ta phụ thuộc vào nội tâm thì lúc bấy giờ truyền thống hết sức bám chặt lấy chúng ta; và một tâm thức suy tưởng theo những giới hạn của truyền thống thì không thể nào khám phá ra điều gì mới mẻ cả. Bằng cách làm giống nhau, chúng ta trở nên những kẻ mô phỏng tầm thường, là những chiếc răng cưa trong một xã hội máy móc tàn bạo. Chính những gì chúng ta suy tưởng mới đáng kể chứ không phải những gì kẻ khác muốn chúng ta suy tưởng. Khi chúng ta làm giống theo truyền thống, chẳng bao lâu chúng ta trở nên những bản sao của những gì chúng ta sẽ là.
  3. Những mô phỏng của những gì chúng ta sẽ là, phát sinh sợ hãi; và sợ hãi giết chết suy tưởng sáng tạo. Sợ hãi hoảng hốt làm khô cằn trí óc và tâm hồn đến nỗi chúng ta không còn hoạt bát mẫn tiệp với toàn thể ý nghĩa cuộc sống; chúng ta trở nên vô tâm, vô cảm giác với những nỗi phiền muộn, với những nụ cười và với những nỗi thống khổ của kẻ khác.
  4. Sợ hãi, ý thức và vô thức, có nhiều nguyên nhân khác nhau; và nó cần sự cẩn thận lưu ý để loại bỏ tất cả chúng ra. Sợ hãi không thể loại trừ qua kỹ thuật, sự thăng hoa hay bất cứ hành động ý chí nào khác; các nguyên nhân của nó phải tìm cho ra và hiểu biết. Việc này cần bền chí và một trực thức mà trong ấy không có sự phán đoán của bất cứ loại nào.
  5. Chính sự so sánh mới dễ dàng hiểu biết và giải trừ những sợ hãi ý thức của chúng ta. Song những sợ hãi vô thức đối với phần đông chúng ta thì không dễ khám phá ra, bởi vì chúng ta không cho nó nổi lên bề mặt, chúng ta vội vàng che dấu chúng lại để đào thoát khỏi chúng. Những sợ hãi tiềm ẩn thường làm cho sự hiện diện của chúng được biết đến qua các giấc mơ và những hình thức mô phỏng khác, và chúng là nguyên nhân cho sự hư hại lớn lao và xung đột, chấp tranh hơn là những ảo tưởng sợ hãi.
  6. Cuộc sống của chúng ta không chỉ ở trên bề mặt, một phần lớn hơn của chúng ta thì đã giữ kín từ sự quan sát tình cờ. Nếu chúng ta sẽ có những sợ hãi tiềm ẩn của chúng ta đưa ra công khai và làm tiêu tan đi, thì cái tâm thức ý thức hẳn là hơi tĩnh lặng, không bị chiếm giữ mãi mãi; lúc bấy giờ, khi những sợ hãi này xuất hiện ở bề mặt, chúng phải được quan sát mà không để/hoặc bị ngăn trở, bởi vì bất cứ hình thức kết án hay biện minh nào chỉ làm vững chắc thêm nỗi sợ hãi mà thôi. Để được tự do từ mọi nỗi sợ hãi, chúng ta cần phải ý thức, cần phải ý thức đến cái ảnh hưởng đen tối của nó, và chỉ có sự lưu ý kiên trì mới có thể phải lộ nhiều nguyên do của chúng.
  7. Một trong những kết quả của sợ hãi là sự chấp nhận quyền uy trong các công việc của con người. Quyền uy đã được tạo ra bởi khát vọng để được đúng-phải, được bảo đảm an toàn, được tiện lợi, không ý thức gì đến những tranh chấp hay những băn khoăn lo lắng của chúng ta; nhưng không có gì mà những kết quả từ sợ hãi có thể giúp chúng ta hiểu biết những vấn đề của chúng ta, cho dù sợ hãi có thể mang lấy hình thức tôn kính và phục tùng cái gọi là khôn ngoan. Khôn ngoan không dùng đến quyền uy, và những kẻ nào dùng đến quyền uy thì không phải là khôn ngoan. Sợ hãi dù bất cứ dưới hình thức nào cũng ngăn chặn sự hiểu biết bản thân chúng ta và tương giao của chúng ta với tất cả sự vật.

29.Theo đuổi quyền uy là phủ nhận thông minh. Chấp nhận quyền uy là cam chịu thống trị, là ức chế cái toàn diện cho một nhóm hay một ý hệ, dù là tôn giáo hay chính trị; và sự thống trị của cái toàn diện cho quyền uy là phủ nhận không chỉ là thông minh nhưng cũng là phủ nhận tự do của cá nhân nữa. Sự khuất phục với một tín điều hay một hệ thống những ý tưởng là một sức phản động tự che chở. Chấp nhận quyền uy có thể giúp chúng ta tạm thời che đậy được những vấn đề và những khó khăn của chúng ta; song lẫn tránh vấn đề chỉ làm cho nó mạnh thêm lên, và trong quá trình sự tự hiểu biết và tự do đã bị bỏ mặc không ngó ngàng đến nữa.

  1. Làm thế nào có thể hòa giải tự do và chấp nhận quyền uy? Nếu có sự hòa giải rồi thì những kẻ mà họ đang tìm kiếm sự tự hiểu biết và tự do không còn khao khát trong sự gắng sức của họ nữa. Chúng ta có thể nghĩ rằng tự do là một cứu cánh tối hậu, một tiêu đích, và do đấy để trở nên tự do trước hết chúng ta phải khuất phục bản thân chúng ta cho những hình thức khác nhau của sự đàn áp và hăm dọa. Chúng ta hy vọng đạt đến tự do qua sự làm giống nhau; nhưng không phải phương diện cũng quan trọng như cứu cánh hay sao? Không phải phương tiện uốn nắn cứu cánh sao?
  2. Để có hòa bình, ta phải dùng phương tiện hòa bình, vì nếu dùng phương tiện bạo động thì làm thế nào cứu cánh lại có thể là hòa bình được? Nếu cứu cánh là tự do thì khởi đầu phải là tự do bởi vì cuối cùng và đầu tiên là một. Chỉ có thể có sự tự hiểu biết và thông minh khi có tự do ngay từ lúc khởi đầu và tự do bị phủ nhận bởi sự chấp nhận quyền uy.
  3. Chúng ta đã tôn thờ quyền uy trong nhiều hình thức khác nhau: kiến thức, thành công, sức mạnh v.v… chúng ta sử dụng quyền uy ở người trẻ và đồng thời chúng ta lại sợ hãi quyền uy tối thượng. Khi chính bản thân con người không có ảo tưởng bên trong thì sức mạnh và địa vị bên ngoài giả thiết là vô cùng quan trọng và lúc bấy giờ cá nhân càng lúc càng phục tùng quyền uy và sức mạnh. Chúng ta có thể thấy quá trình này tiếp tục xảy ra xung quanh chúng ta: trong những giây phút khủng khoảng, các quốc gia dân chủ hành động như quốc gia chuyên chế độc tài, quên lãng nền dân chủ của chúng ta và dùng sức mạnh bắt buộc con người làm theo rập khuôn (xem khủng hoảng Dân chủ, và Dân chủ suy thoái. ThangNghia.org . Chú thích của nguời dich).
  4. Nếu chúng ta có thể hiểu biết sự cưỡng bách đằng sau khát vọng để được thống trị hoặc bị thống trị của chúng ta, rồi thì có lẽ có thể có được sự tự do từ những kết quả của quyền uy khập khiểng. Chúng ta ham muốn mãnh liệt sự chắc chắn, đúng phải, thành công, hiểu biết và dục vọng cho sự chắc chắn, vĩnh viễn này đây xây nên trong bản thân chúng ta cái quyền uy của kinh nghiệm cá nhân, trong khi bên ngoài nó tạo ra quyền uy xã hội, gia đình, tôn giáo v.v… Nhưng nếu chỉ là không để tâm đến quyền uy, thoát khỏi những tượng trưng bên ngoài của nó thì có rất ít ý nghĩa.
  5. Tự ý rút ra khỏi tập truyền và làm phù hợp với cái khác, rời khỏi nhà lãnh đạo này và theo nhà lãnh đạo khác chỉ biểu lộ tính nông nổi, hời hợt mà thôi. Nếu chúng ta ý thức đến toàn bộ tiến trình quyền uy và nhìn vào bên trong nó, nếu chúng ta hiểu biết và vượt qua cái dục vọng đoan chắc sự bảo đảm thì lúc bấy giờ chúng ta có được sự trực thức rốt ráo và minh mẫn, chúng ta phải tự do không phải ở lúc cuối cùng nhưng ở lúc bắt đầu.
  6. Lòng ham muốn mãnh liệt cho sự chắc chắn, bảo đảm an toàn là một trong những hoạt động quan trọng của cái ngã, và chính sự giục giã cưỡng bách này mà ta cần phải không ngừng lưu tâm đến, và không chỉ xoay nó lại hay bắt buộc theo một đường khác hay bắt nó làm theo một kiểu mẫu mong muốn. Cái ngã, cái ta, cái mình thì rất mạnh trong đa số chúng ta; lúc ngủ hay thức, nó linh hoạt hơn bao giờ hết, luôn luôn duy trì sức mạnh của chính nó. Nhưng khi có sự trực thức của cái ngã và sự trực nhận ra tất cả hoạt động của nó, dù tinh diệu đến thế nào đi nữa, không thể tránh khỏi dẫn đến chấp tranh và đau đớn, lúc bấy giờ sự ham muốn mãnh liệt cho sự chắc chắn, sự kế tục sẽ đi đến chỗ chấm dứt. Ta cần phải không ngừng lưu ý đến cái ngã để phát hiện những cách thức và mưu chước của nó; nhưng khi chúng ta bắt đầu hiểu biết chúng, và hiểu biết những tình trạng liên can của quyền uy và tất cả những điều ràng buộc trong sự chấp nhận và phủ nhận nó của chúng ta, thì lúc bấy giờ chúng ta mới tháo gỡ bản thân ra khỏi quyền uy.
  7. Bao lâu tâm thức còn cho phép chính nó thống trị và kiểm soát bởi dục vọng cho sự an toàn riêng lẻ của nó thì có thể là không có sự buông thả khỏi cái ngã và những vấn đề của nó; và đó là vì lẽ gì không có sự buông thả khỏi cái ngã qua tín điều và tổ chức tín ngưỡng mà chúng ta gọi là tôn giáo. Tín điều và tín ngưỡng chỉ là những phóng chiếu của tâm thức ta mà thôi. Những lễ nghi, hình thức của việc trầm tư, sự lập lại liên tục những câu/ lời kinh cũng không làm cho tâm thức tự do với cái ngã (dù chúng có thể đưa ra một vài giải đáp thỏa mãn) và những hoạt động của nó; bởi vì cái ngã thiết yếu là kết quả của cảm thức.
  8. Trong những giây phút suy tư phiền muộn chúng ta quay về với những gì gọi là Thượng đế, đó chỉ là hình ảnh của tâm thức chúng ta mà thôi; hoặc chúng ta tìm ra những giải thích vừa ý để đem lại sự an lạc tạm thời. Các tôn giáo mà chúng ta theo đuổi đã được tạo ra bởi những hy vọng muốn được an toàn nội tâm và sự yên lòng; và sự tôn sùng quyền uy, dù là của một bậc cứu thế, một đạo sư hay một tu sĩ, cũng đưa đến sự khuất phục, chấp nhận và bắt chước. Như vậy chúng ta đã lợi dụng danh nghĩa Thượng đế cũng như chúng ta lợi dụng danh nghĩa các đảng phái và ý thức hệ – và chúng ta tiếp tục khốn khổ.
  9. Tất cả con người chúng ta, dù chúng ta có thể gọi mình bằng bất cứ tên nào đi nữa, và khốn khổ vẫn là thân phận của chúng ta. Phiền muộn sầu tư là thông thường đối với tất cả chúng ta, cho cả lý tưởng chủ nghĩa và duy vật chủ nghĩa. Lý tưởng chủ nghĩa là một cuộc trốn thoát khỏi những gì “đang là”, và duy vật chủ nghĩa là một phương thức khác, phủ nhận những sâu xa vô tận của hiện tại. Cả hai chủ nghĩa có phương thức riêng biệt của nó để trốn thoát vấn đề khốn khổ phức tạp của chúng; cả hai đã tàn phá bởi những dục vọng vô độ, tham vọng và chấp tranh của chúng, và những phương thức của cuộc sống cũng không đưa đến tĩnh lặng, an nhiên. Cả hai chủ nghĩa chịu trách nhiệm cho sự hỗn loạn và thống khổ của thế giới.
  10. Giờ đây khi chúng ta ở trong trạng thái chấp tranh, khốn khổ thì không có sự hiểu biết; trong trạng thái đó, dù có thể hành động được suy nghĩ cặn kẽ hay kỹ lưỡng đi nữa, nó chỉ có thể đưa đến hỗn loạn và phiền muộn thêm mà thôi. Để hiểu biết cuộc tranh chấp và tự do với nó cần phải trực thức những vận hành của tâm trí ý thức và của cả tâm trí vô thức.
  11. Không có lý tưởng chủ nghĩa, hệ thống, kiểu mẫu nào có thể giúp chúng ta điều chỉnh đuợc những chuyển vận sâu xa của tâm thức; trái lại, bất cứ định thức hay chung quyết nào cũng sẽ ngăn trở sự khám phá của chúng ta. Sự theo đuổi cái những gì “sẽ là”, sự theo đuổi, bám vào những nguyên tắc lý tưởng, thiết lập một tiêu đích – tất cả đưa đến nhiều ảnh hưởng. Nếu chúng ta hiểu biết bản thân mình thì chắc chắn có tự phát, sự tự do quan sát, và điều này không thể có được khi tâm thức bị bao bọc trong sự nông nổi hời hợt của những giá trị duy tâm hay duy vật.

 

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s