Giải Mã Thông Tin (phần 2)

Một “trí thức” xã hội chủ nghĩa khác đang chống đãng csvn, đó chính là ông Bùi Minh Quốc. Trong bài viết với cái tên “Đảng Ta, Nhân Dân Ta, Đồng Chí Ta”, ông Bùi Minh Quốc nhận định cái đãng csvn hiện giờ là “đảng nó”, một đãng cướp đi những quyền tự do dân chủ của con người, áp đặt một chủ thuyết không  tưởng vào dân tộc; một đãng lợi dụng chuyên chính vô sản để bán nước, làm giàu cho bản thân và trở thành những tư bản đỏ.  Nhưng rồi cũng chính ông đánh giá cái đãng Lao Động Việt Nam ngày xưa là “đảng ta”, một đãng vì dân tộc, một đãng mà những người đi trước đó rất là có đạo đức. Và từ đó ông cho rất hãnh diện mình đã hy sinh lý tưởng cho cái “đảng ta” mà ông gọi là đảng Lao Động Việt Nam xa xưa.

Cái nguy hiểm ở đây là ông Bùi Minh Quốc vẫn tin tưởng rằng cái lý tưởng ông theo đuổi ngày xưa, cái đãng Lao Động VN ngày xưa là một đãng tốt chứ không phải như cái đãng ngày hôm nay mà ông gọi là “đảng nó”. “Trí thức” xã hội chủ nghĩa không dám nhìn nhận là mình sai lầm; không dám nhìn nhận sự hy sinh của mình trong quá khứ là một sự hy sinh hoang phí cho kết quả của hôm nay; không dám nhận diện sự thật là chính mình và cả dân tộc này đã bị đãng csvn lợi dụng để áp đặt một chủ thuyết không tưởng trên đất nước mình, áp đặt những chính sách tàn bạo vào chính dân tộc mình và tình nguyện làm thái thú cho Tàu hôm nay.

Nói cho cùng đãng Lao Động Việt Nam ngày xưa là tiền thân của đãng csvn hôm nay. Đãng Lao Động VN ngày xưa so với cái đãng csvn hôm nay hoàn toàn không có gì khác nhau về bản chất ngoại trừ cái tên được sửa đổi. Đãng Lao Động VN ngày xưa do Hồ Chí Minh lãnh đạo và đãng csvn hôm nay do Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo đều là “đảng nó” chứ không phải là hai đãng hoàn toàn khác nhau qua cái nhìn của ông Bùi Minh Quốc. Ông Bùi Minh Quốc vẫn sử dụng ngụy biện để hãnh diện với quá khứ hy sinh cho lý tưởng của chính mình và vô hình trung đánh thức cái xác của đãng Lao Động Việt Nam để thay thế cái đãng csvn hiện giờ bằng cái tên nhưng bản chất thì đều giống nhau.

Như đã nói trong phần một, chúng ta phải cố gắng dùng cái đầu của mình để giải mã thông tin không những bên lề phải mà gồm cả lề trái. Chúng ta phải cẩn thận khi đọc những thông tin từ phía những người “chống cộng”. Đa số thông tin từ phía chống cộng thường chính xác hơn thông tin lề đãng, nhưng không có nghĩa là hoàn toàn đúng khi mà cá nhân đó, tổ chức đó cố ý đưa những thông tin thất thiệt dựa vào những tin tưởng điên cuồng của họ.

Hãy đưa ra vài thí dụ về thông tin của phe “chống cộng”. Trên FB vào tháng 10 năm 2015, một người tại Việt Nam chia sẻ một thông tin từ một FB cá nhân nói về một tổ chức tự nhận là chính phủ lưu vong lâm thời tại hải ngoại. Bản thông tin đó cho biết là tổ chức này đã liên lạc được với bộ tài chính của Hoa Kỳ và được một lá thư từ bộ tài chính chứng nhận một khoảng tiền rất lớn là thực. Hình được đưa lên trên FB là những người trong tổ chức chính phủ lưu vong lâm thời đó, đồng thời một tấm hình tiền một ngàn triệu đô. Lá thư của bộ tài chính Hoa Kỳ trả lời hoàn toàn không đưa lên trên FB (bởi chẳng có mà đưa). Và ngay cả số tiền của Mỹ, đồng tiền lớn nhất của Mỹ là tờ giấy 100 ngàn dollar, chứ không có tờ giấy một triệu, một ngàn triệu hay một tỷ mà tấm hình đó đã đưa lên FB (rất tiếc là cá nhân chia sẻ bài viết đó đã xoá và người viết bài này không tìm được phần link trên, có lẽ sau khi người viết bài này giải mã sự lừa gạt của tổ chức chính phủ lưu vong trên, họ xoá phần đăng trên?). Đây có thể nói rằng một thông tin sai lạc để tuyên truyền cho một chính phủ lâm thời nhưng không có thực (dân ủng hộ và người dưới trướng).

Một thông tin khác trên FB mà có lẽ chúng ta cũng đặt dấu hỏi đó là một người tự nhận là đã nói chuyện điện thoại với vị sĩ quan Hải Quân gốc người Việt, người chỉ huy chiếc tàu đi vào 12 hải lý của đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây đấp trong hai năm qua. Cuộc nói chuyện này xảy ra trong lúc chiếc tàu này đi vào 12 hải lý của đảo nhân tạo mà Trung Quốc trái phép dựng lên. Điều đó có thể có nhưng trên lãnh vực thông tin, chúng ta không nên tin khi mà cuộc điện thoại này không có thâu lại. Điều này cũng giống như bạn nào đó tuyên bố là tôi mới vừa nói chuyện với tổng thống Obama nhưng không có bằng chứng là cuộc nói chuyện xảy ra. Chúng ta phải cẩn thận khi một sự kiện quan trọng nào đó xảy ra mà một cá nhân nào đó lợi dụng để tung những tin đồn không có thật — cho dù với mục đích là gì đi nữa, chúng ta cần phải giải mã những thông tin sai lầm, phản tác dụng.

Những người “chống cộng” thuộc loại có Óc nhưng không có Não, có Tim nhưng không có Trái Tim, thường đưa ra những ngụy biện nguy hiểm không thua gì phe cộng sản. Vụ người tù lương tâm Tạ Phong Tần được Mỹ nhận vào Hoa Kỳ trong hoàn cảnh tù tội của chị thì vẫn có người bên phe “chống cộng” cho rằng Tạ Phong Tần là do đãng csvn gài vào cộng đồng VN, dùng khổ nhục kế để xâm nhập, phá hoại cộng đồng. Đây là một luận điệu quá khích, nói không có sách, mách không có chứng. Nói đúng ra là luận điệu giống dư luận viên của phe đãng, những người đầu óc rất là bệnh hoạn.  Chính những người “chống cộng” bệnh hoạn này là thành phần phá hoại cộng đồng nhưng với chính họ thì họ nghĩ rằng đang xây dựng cộng đồng.

Thông tin của đầu thế kỷ thứ 21 quá nhiều. Chính sự quá nhiều này sẽ có rất nhiều thông tin thuộc dạng rác rưởi, sai sự thật hay dùng ngụy biện để biện minh cho cái mình tin tưởng. Là người đọc những thông tin này, chúng ta luôn luôn chuẩn bị tâm lý để gạn lọc (hay giải mã) những thông tin lá cải, tuyên truyền của cá nhân hay của tập thể cho một chủ đích nào đó. Chúng ta không nên chia sẻ những thông tin thuộc dạng tuyên truyền sai sự thật này — ngoại trừ sự chia sẻ của ta để vạch ra cái sai lầm của người đưa thông tin đó. Nếu chúng ta chia sẻ mà không bình luận sự sai trái đó thì vô hình trung, chúng ta đem thông tin rác rưởi bỏ ở khắp nơi trên thế giới mạng. Đó cũng là một hành động thiếu trách nhiệm của chúng ta.

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 2 năm 2016

Dallas, TX

www.nganlau.com

 

 

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s