Máy Bay Concorde (phần 2)

British_Airways_Concord ConcordeInFlightBA_P2_0Những tuyến bay của máy bay Concorde và sự chống đối của các quốc gia trong việc cho chiếc máy bay Concorde này bay qua lãnh thổ của mình.

Mặc dù hai chiếc máy bay Concorde được trình làng vào tháng 6 năm 1969 tại cuộc triễn lãm máy bay tại Pháp, máy bay concorde bắt đầu chuyên chở hành khách vào ngày 21 tháng 1 năm 1976 từ London (Anh) đi Bahrain (một quốc gia và một đảo nhỏ ở vùng biển Trung Đông) và từ Paris (Pháp) đi Rio (Brazil). Và một chuyến bay khác từ Paris đi Caracas (thuộc quốc gia Venezuela) vào ngày 10 tháng 4 năm 1976.

Quốc hội Hoa Kỳ cấm máy bay Condorde bay qua Mỹ bởi sự chống đối của quần chúng về tiếng ồn của máy bay. Tuy nhiên, mãi đến năm 1976, Hoa Kỳ mới đồng ý cho chuyến bay của Concorde bay từ Anh và Pháp qua phi trường Washington Dulles tại thủ đô của Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 5 năm 1976.

Ngày 17 tháng 10 năm 1977, Hoa Kỳ cho phép máy bay Concorde bay vào phi trường JFK ở tại New York sau khi toà án tối cao của Hoa Kỳ đã không nghe vụ thưa kiện của những người chống lại chiếc Concorde này đáp xuống sân bay JFK bởi do tiếng ồn của máy bay. Thực ra tiếng ồn của chiếc máy bay Concorde lúc bay lên và đáp xuống vẫn ít hơn so với chiếc máy bay air force one của tổng thống Hoa Kỳ thường hay sử dụng vào lúc đó. Thời điểm đó chiếc Air Force One là chiếc Boeing VC-137. Chính vì lý do này mà toà án tối cao của Hoa Kỳ quyết định không nghe vụ chống án này của bên chống lại máy bay này và đã bị thua ở tòa án tiểu bang. Cuối cùng chuyến bay đầu tiên đi từ Paris và London đến New York bắt đầu vào ngày 22 tháng 11 năm 1977.

Năm 1977, hãng máy bay của Anh và Singapore hợp tác để sử dụng máy bay Concorde bay từ London qua Singapore với trạm ngừng ở Bahrain. Sự hợp tác này đưa đến việc bên ngoài của chiếc máy bay này gồm có tên của hãng máy bay Anh và Singapore. Tuy nhiên sau ba chuyến bay, thì chính quyền Mã Lai than phiền về tiếng ồn của chiếc Concorde, tuyến bay này được ngưng lại. Hãng máy bay thương thuyết với các quốc gia khác để tránh bay qua không phận của Mã Lai. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng không đồng ý cho máy bay Concorde bay qua không phận của mình với vận tốc của supersonic. Cuối cùng thì tuyến bay này hoàn toàn hủy bỏ bởi không thể bay qua các quốc gia mà đường bay phải đi qua.

Trong khoảng thời gian mà dầu hoả tăng trưởng ở Mễ Tây Cơ, máy bay Concorde có hai chuyến bay mỗi tuần từ New York hoặc Washington D.C đến thủ đô của Mễ Tây Cơ khoảng thời gian tháng 9 năm 1978 đến tháng 11 năm 1982. Do sự khủng hoảng kinh tế, cuối cùng thì chuyến bay phải xóa bỏ. Chuyến bay cuối cùng số ghế trống rất nhiều trên máy bay. Tuyến đường bay này phải bay qua không phận của Florida và tiểu bang Florida bắt buộc chiếc máy bay Concorde không bay với vận tốc supersonic mà phải giảm từ Mach 2.02 xuống Mach .95. Tức là từ vận tốc trên một ngàn miles một giờ xuống 600 miles một giờ.

Khoảng năm 1978 đến năm 1980, hãng máy bay Mỹ có tên là Braniff International Airways muớn 10 chiếc máy bay Concorde, 5 chiếc từ Pháp và 5 chiếc từ Anh. Tuyến bay cho 10 chiếc Concorde này từ Dallas Fort Worth đến Washington D.C. Đoạn đường Dallas đến D.C do nhân viên của hãng máy bay của Mỹ lái và sau khi đến Washington D.C thì máy bay Concorde sẽ bay từ Washington D.C qua bên Paris hoặc London do nhân viên của hãng máy bay Pháp và Anh lái. Tuy nhiên, tuyến đường bay này không tạo ra lợi nhuận bởi vé bán chỉ có phân nửa số ghế trên máy bay. Cuối cùng thì hãng máy bay của Mỹ chấm dứt mướn máy bay Concorde vào tháng 5 năm 1980.

Khoảng năm 1981, tương lai của những chiếc máy bay Concorde này đang nằm trong sự hấp hối. Chính quyền Anh mất tiền mỗi năm trong việc điều hành những chiếc máy bay này và dự định xoá bỏ tất cả những chuyến bay của Concorde. Mặc dù ước đoán và tài chính của thử nghiệm (testing) cánh của máy bay, cho dù máy bay đã bay lâu năm, chính quyền Anh và Pháp vẫn tiếp tục thử nghiệm (test) và lấy dữ kiện của những cuộc test này gần 30 năm và có thể không cần test trong tương lai, tức là sẽ giảm ngân sách điều hành của những chiếc Concorde này, chính quyền Anh vẫn muốn hủy bỏ những chuyến bay của Concorde.

Hãng máy bay British Airway đề nghị chính quyền Anh bán toàn bộ máy bay Concorde cho hãng máy bay với giá 16.5 triệu cộng tiền lợi nhuận năm đầu. Và nếu được thì hãng máy bay Anh sẽ điều hành máy bay Concorde có lợi nhuận, không như Concorde của Pháp.

Khoảng thời gian 1984 và 1991, hãng máy bay Anh, British Airway, có ba chuyến bay Concorde trong tuần đi từ London qua Miami mà trạm ngừng chân là tại Washington D.C trước khi qua Miami. Đến năm 2003, hãng máy bay Pháp và Anh dùng chiếc Concorde bay mỗi ngày qua bên New York.

Tại nạn xảy ra cho chiếc máy bay Concorde

Ngày 25 tháng 7 năm 2000, chiếc máy bay Concorde chuyến bay của Air France số 4590 bị nổ sau khi cất cánh từ phi trường Paris qua bên New York. 100 hành khách và 9 nhân viên trên máy bay, và 4 người dưới đất bị chết. Đây là tại nạn duy nhất xảy ra cho máy bay Concorde. Theo cuộc điều tra thì một mãnh vỡ của chiếc máy bay Continental cất cánh trước đó rớt trên phi đạo, và chiếc Concorde khi cất cánh cán lên mãnh vỡ đó tạo ra bánh xe máy bay bị nổ. Mãnh vỡ của bánh xe máy bay đập vào thùng xăng. Tuy thùng xăng không lũng, nhưng sức chạm đã làm fuel valve rĩ và cuối cùng thì xăng đổ ra và phát nổ.

Sau vụ nổ này thì tất cả máy bay Concorde ngưng hoạt động mãi cho đến ngày 7 tháng 11 năm 2001 thì các chuyến bay của Concorde mới hoạt động trở lại.

Máy bay Concorde về hưu

Ngày 10 tháng 4 năm 2003, hãng máy bay Pháp và Anh tuyên bố là họ sẽ cho các chiếc máy bay Concorde về hưu. Lý do là ít khách hàng mua vé sau khi tại nạn xảy ra vào năm 2000 và ít người du lịch sau vụ khủng bố tấn công Hoa Kỳ bằng bốn chiếc máy bay vào tháng 9 năm 2001.

Ngày hôm sau, người sáng lập hãng máy bay Virgin Atlantic, Sir Richard Branson tuyên bố là hãng máy bay của ông có ý định mua lại mấy chiếc Concorde của Anh với giá tượng trưng là 1 bảng Anh tức là khoảng 1.57 dollar. Hãng máy bay Anh cho rằng vô lý và từ đó giá mua lại được tăng lên mà 1 triệu bảng Anh cho mỗi chiếc Concorde.

Có nhiều giả thuyết đưa ra cho quyết định ngưng hoạt động những chiếc máy bay Concorde còn lại này. Tuy nhiên cuối cùng thì máy bay Concorde cũng được về hưu và triễn lãm ở các viện bảo tàng trên toàn thế giới.

Tại Mỹ chiếc máy bay concorde này được triển lãm ở tiểu bang Virginia, Washington, và New York. Những chiếc còn lại được nằm ở viện bảo tàng của Anh, Pháp, Đức và một vài nước khác.

Nói về máy bay Concorde thì không thể bỏ quên một máy bay khác giống như chiếc Concorde. Đó là chiếc Tupolev TU-144 do Nga sản xuất.

Nga sản xuất chiếc Tupolev TU-144, một loại máy bay dân sự supersonic cũng giống như chiếc Concorde. Có thể nói rằng, chiếc máy bay này hình thù giống y chang chiếc máy bay Concorde. Được biết thì tình báo của Nga đã đánh cắp được tài liệu chế tạo máy bay Concorde, chính vì thế chiếc Tupolev TU-144 giống như chiếc Concorde.

Nga chế tạo tổng cộng 16 chiếc máy bay Supersonic này. Chiếc máy bay mẫu đầu tiên được bay thử vào cuối năm 1968, vài tháng trước khi Anh và Pháp cho bay thử chiếc Concorde đầu tiên của quốc gia này.

Tuy rằng sản xuất loại máy bay Supersonic này trước Anh và Pháp, chiếc máy bay này đưa vào hàng không dân sự sau hai năm so với máy bay Concorde phục vụ hành khách dân sự.

Máy bay loại supersonic này của Nga bị rớt tại cuộc triễn lãm máy bay của Pháp vào năm 1973. Tháng 5 năm 1978, máy bay supersonic này của Nga, bị rớt trong khi chuẩn bị bay — giao máy bay cho khách hàng. Sau tai nạn này, những chiếc máy bay TU-144 của Nga đang phục vụ khách hàng ngưng hoạt động sau khi đã thực hiện được 55 chuyến bay chở hành khách.

Từ đó về sau, máy bay này được sử dụng để chở hàng, thay vì hành khách cho đến 1983 thì máy bay này chỉ được sử dụng trong phạm vi giới hạn. NASA cũng mua được chiếc máy bay này để nghiên cứu về supersonic. Điều buồn cười ở đây là loại máy bay supersonic này chỉ được sử dụng chở hàng thôi trong khi đó số tiền để sản xuất máy bay này chi phí nhiều hơn loại máy bay chở hàng.

Tuy rằng bề ngoài chiếc máy bay của Nga giống chiếc Concorde nhưng về chất lượng từ thiết kế máy và thân của máy bay thua xa chiếc máy bay Concorde. Vận tốc của chiếc supersonic của Nga cao hơn vận tốc của chiếc máy bay Concorde. Một điều khác biệt nữa là chiếc máy bay của Nga khi đáp xuống phải sử dụng dù để giảm tốc độ, giống như chiếc phi thuyền không gian của NASA. Trong khi đó máy bay Concorde thì không cần phải sử dụng dù.

Một chiếc supersonic trong tương lai?

Sau khi máy bay Concorde về hưu, hãng máy bay mẹ của Airbus hợp tác với Nhật Bản để nghiên cứu và chế tạo ra một máy bay supersonic khác để thay thế chiếc Concorde. Tháng 10 năm 2005, Nhật Bản thử nghiệm một loại máy bay kiểu mẫu nhỏ có sức chuyên chở 300 người với vận tốc Mach 2 tức là vận tốc trên một ngàn miles một giờ. Nếu điều này thành công và thực sự đưa vào phục vụ thì có thể xảy ra vào năm 2020 hoặc 2025.

Ngày 18 tháng 6 năm 2011, tại airshow ở Paris, hãng mẹ của Airbus cùng với Nhật giới thiệu máy bay kiểu mẫu với cái tên là Hypersonic với vận tốc tối đa là 3 ngàn miles một giờ và chiếc máy bay này sẽ không làm ảnh hưởng môi trường không khí. Tương lai máy bay Hypersonic này có thực sự tung ra thị trường hay không thì chúng ta hãy chờ xem. Với vận tốc 3 ngàn miles một giờ, thân của máy bay cũng là một vấn đề không đơn giản để tránh sức nóng do sự cạ sát của không khí bên ngoài máy bay.

Một công ty của Anh đã thực hiện một cuộc nghiên cứu để chế tạo một loại máy bay supersonic với vận tốc Mach 5, đi từ Bussels (Bỉ) đến Sydney (Úc) mất hơn 4 tiếng rưởi. Vận tốc này Mach 5 này cũng không thua gì vận tốc của máy bay kiểu mẫu Hypersonic của Nhật.

Với những khoa học kỷ thuật càng ngày càng tiến bộ, trong tương lai, biết đâu chừng tất cả các máy bay điều sử dụng Supersonic hay Hypersonic.

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 11 năm 2015

Dallas, TX

www.nganlau.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s