Nhiều người cho rằng hiệp ước (agreement) Mỹ-Iran là bất lợi cho Mỹ, tạo sức mạnh cho Iran sẽ là kẻ thù của Mỹ sau này. Cũng như Nga và Trung Cộng (TC) đang lấn át Mỹ tại Ukraine và biển Đông và thậm chí có người chê sự lãnh đạo, chính sách đối ngoại của Tổng Thống Obama.
Nói như vậy, có lẽ chúng ta chưa hiểu thấu sức mạnh của nền dân chủ của Mỹ.
Sau 40 năm định cư trên đất Mỹ và trải qua các cuộc bầu cử (1980,1984; chưa có điều kiện công dân, citizenship, để đi bầu) 1988, 1992, 1996, 2000, 2004, 2008 và 2012 chúng ta hiểu gì về nền dân chủ cũng như chính sách của Mỹ đối với các vấn đề trên thế giới? Một hay hai nhiệm kỳ Tổng Thống chỉ là một giai đoạn của nước Mỹ. Các chính trị gia, bất kỳ thuộc đảng nào, chỉ là đại diện cho một sự lãnh đạo nhất thời để đưa nước Mỹ tiến về tương lai. Nền tảng sức mạnh của nước Mỹ nằm trong các cơ chế thiết lập qua nhiều năm: các cơ quan chính quyền như FBI, Pentagon, CIA, EPA, NTSB, FDA … các Foundations của tư nhân, các đại học công, tư, các tổ chức NGO như ALCU… và những đặc tính:
- Chính sách của chính phủ Mỹ: Cho dù Cộng Hoà (CH) hay Dân Chủ (DC) chỉ là chủ trương đảng về mục tiêu chú trọng (CH: bảo thủ về giá trị gia đình, đối ngoại, giảm sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế, ưu tiên cho giới tư bản, thương mại, các công ty phát triển. DC: công bằng xã hội, chú trọng giúp đỡ người nghèo, an sinh xã hội, y tế…). Cho dù thay đổi chính sách tùy theo mỗi tổng thống (hay đảng), Mỹ thay đổi rất nhanh và uyển chuyển nhờ khả năng đa dạng của các Foundation, Institution, đại học, các cơ quan NGO, báo chí, các tổ chức nghiên cứu, các nhà bình luận, học giả cũng các nhà chuyên môn về chính trị, quân sự, kinh tế đã từng làm việc cho các chinh quyền trước nay về hưu (Kissinger thời Nixon, Brezinski thời Carter). Tuy rằng có sai lầm, thiệt hại thì sự chỉnh đốn, sửa đổi rất mau và đặc biệt lấy khuyết điểm làm ưu điểm (lý do sẽ nói sau) và chủ trương hướng về tương lai (move forward) đã giúp Mỹ tiến nhanh và vượt qua những trở ngại đã gây ra.
- Sức mạnh của Mỹ không phải chỉ là quân sự mà là nền kinh tế đa dạng và khả năng biến dạng. Cứ 10, 20 năm là các công ty nào yếu sẽ bị mua, vở nợ và những công ty mới nổi lên đẩy sinh hoạt kinh tế, xã hội Mỹ thay đổi. Trong khi Hollywood sản xuất các phim ảnh giả tưởng để đầu tư cho tương lai thì thị trường chứng khoán Wall Street là nơi tạo các công ty bạc tỷ với các tổ chức đầu tư (hedge funds). Ngoài ra còn thị trường nhà cửa, xây cất, dầu hỏa. Thị trường sản xuất các mặt hàng quân sự: máy bay, tàu chiến, vũ khí. Thị trường sản xuất dụng cụ thể thao. Vì cơ quan Federal Reserve độc lập với chính phủ (in tiền cho chính phủ Mỹ vay) nên đồng đô la mạnh, yếu tùy theo lãi suất (rate) lên xuống. Ít ai để ý đến thị trường tiền tệ (currency market) Mỹ đã thao túng thị trường này qua việc hoán đổi ngoại tệ giữa đồng tiền các nước trên thế giới và đã nhiều lần “đánh” (qua hình thức lên giá, xuống giá) các nước khác xiểng niễng về tài chánh (Nam Hàn, Mã Lai, Nhật, vừa rồi Nga) TC đã chịu không nổi nên đòi lập tiền quốc tế. Sau TC đổi ý đòi lấy tiền quan (yuan) của TC làm tiêu chuẩn quốc tế nhưng chưa được IMF chấp nhận.
- Đối với các nước nhỏ (Panama,Nicaragua, A Phú Hãn, Iraq, Syria) Mỹ có thể dùng quân sự nhưng đối với nước lớn Mỹ dùng kinh tế, tài chánh, tiền tệ. Khi Nga chiếm Crimea và Đông Ukraine. Mỹ phong tỏa tài chánh, kinh tế và đánh Nga bằng dầu hỏa. Giá dầu xuống khiến nền kinh tế Nga chỉ dựa vào buôn bán dầu và ga đốt đã xuống dốc thê thảm. TC gây hấn biển Nhật và biển Đông Nam Á, Mỹ phản ứng rất chậm qua kinh tế, các công ty Mỹ rút (đầu tư chứng khoán) theo sau là các nước khác kéo sang Bangladesh và VN rồi giựt giây cho thị trường chứng khoán Thượng Hải tuột dốc (rất khó kiểm chứng vì các nhà phân tích đa số là độc lập hoặc không thuộc chính quyền cũng như quyết định rút khỏi thị trường TC của các công ty Mỹ không do chính quyền Obama chủ xướng). Đồng thời để trả đũa việc TC đưa ra AIIB (Ngân Hàng Phát Triễn Á Châu), Mỹ phản chiêu bằng TPP kéo VN ra khỏi tầm kiểm soát của TC. VN có thoát hay không là tùy sự lãnh đạo của đảng CSVN. Mỹ đã dùng Nhật giúp VN, Phi Luật Tân cũng như các nước Phi Châu (Kenya) chống lại ảnh hưởng của TC. Không ai hiểu tại sao Mỹ lại để TC ăn cắp các tin tức từ các công ty cũng như các cơ quan, bộ phận trong chính quyền Mỹ. Nhưng nghĩ lại Mỹ có thể đã nhử cho TC ăn cắp và bắt chước các kỹ thuật, cơ chế để chạy theo mô thức (model) Mỹ như vũ khí và không gian rất tốn tiền và nhân lực để rồi cuối cùng kiệt quệ và sụp đổ như Liên Xô.
- Nhiều người cho rằng Mỹ đã yếu sau chiến tranh VN và nay nội bộ CH-DC lũng củng khiến Nga-TC, Iran coi thường và lấn áp. Chúng ta phải nhìn xa hơn, Mỹ mạnh là nhờ dân chủ. Mỹ thành lập trên căn bản di dân, tự do, bình đẳng. Vì tập hợp đủ mọi sắc tộc, Mỹ có thể đối đầu với đủ loại biến cố trên thế giới với các chuyên gia đủ mọi hạng, lãnh vực. Kinh tế có lên xuống, nhưng lãnh vực này giúp lãnh vực kia. Thành phố có khu phát triển có khu suy sụp. Nhưng nhờ những nhóm di dân mới cong lưng cật lực làm hồi sinh lại. Cũng như 50 tiểu bang, giúp đỡ lẫn nhau qua hệ thống Liên Bang. Nga-TC tuy lớn hơn Mỹ nhưng không thể so sánh với Mỹ về sự đa dạng và dân chủ.
- Khả năng khoa học-kỹ thuật của Mỹ. Khi Iran muốn giấu cơ sở chế tạo nguyên tử, báo chí Mỹ tiết lộ về loại bom mới của quân đội có khả năng 2 lần nổ, xuyên phá 2 lớp tường bê tông với 20 ngàn lbs chất nổ. Khi TC đòi thử tàu ngầm nguyên tử (trong khi tàu ngầm nguyên tử của Nga còn nằm ụ vì hư hỏng thì khả năng Tàu ngầm nguyên tử của TC sẽ như thế nào), Mỹ đã tiết lộ khả năng điều khiển tàu ngầm không người lái để săn tàu ngầm. Khi Nga khoe thí nghiệm hỏa tiễn Hypersonic, sau đó Mỹ tiết lộ chương trình màng lưới chặn hỏa tiễn Hypersonic. Tóm lại khả năng khoa học, kỹ thuật của Mỹ đã và đủ khả năng đi trước Nga-TC về quân sự lẫn kinh tế, tài chánh (cho dù kinh tế suy thoái) bởi vì đó là sự đóng góp của mọi người, mọi giới, mọi chủng tộc trên đất Mỹ.
- Cuộc khủng khoảng tài chánh 2008 tại Mỹ cho thấy nước Mỹ tổ chức kinh tế như một chiếc xe hơi mà đầu máy là những kẻ phát minh, mạo hiểm đầu tư, khai thác thị trường mới… kéo cả nước chạy theo. Khi chạy quá trớn, gặp khủng khoảng, nước Mỹ quay trở lại với đám đông thầm lặng, tính toán kỹ, không hoang phí … như cái thắng của chiếc xe để giảm bớt tốc độ, điều chỉnh và tìm hướng đi mới. Đó là điều không quốc gia nào có thể thực hiện được, ngay cả khối Cộng Đồng Âu châu (EU).
Cuối cùng là triết lý Âm-Dương. Dĩ nhiên Mỹ chẳng học từ TC hay Phật Giáo nhưng áp dụng rất đúng. Trên đất Mỹ, mọi lãnh vực, có xấu-tốt (Âm-Dương). Mọi người phải tự chọn cho riêng mình con đường phải đi từ khi bắt đầu đi học cho đến lúc chết. Đúng nhờ, Sai thì sửa hay chết. Đúng và vươn lên, giúp đỡ người khác, tiến về tương lai, cả nước được nhờ. Sai thì phá sản, làm bài học cho người khác, chờ cơ hội khác.
Có nước nào như nước Mỹ không?
TCL
VA
1-8-2105