Ăn Chay

Trong số những người theo Phật Giáo, khi gặp nhau, thường hỏi:

-Có ăn chay không?

Ăn chay thường được coi như tiêu chuẩn “thứ bậc” trong trình độ tu của Phật tử. Ăn chay mùng một, ngày rằm là trung bình. Chay trường là cỡ cao thủ. Ngày nay tại VN, có chùa mở tiệm ăn chay ngay trong khuôn viên chùa.

Có người bảo ăn chay không đủ chất bổ. Có người quan niệm thầy tu mà vào tiệm ăn dân gian là không tốt. Có Phật tử nói rằng cần lo cho các thầy ăn ngon thì mới đủ sức khoẻ để hành đạo cứu đời. Có người gặp các vị sư Tây Tạng thường hỏi có ăn thịt không? Nếu ăn thịt là tu rởm. Các người Tây Phương còn quan niệm các loai ăn chay: chỉ toàn rau, đậu, hạt , ngũ cốc. Có nhóm ăn thêm sữa hoặc trứng (không có trống, tức là không thể nở thành gà/vịt con) nhưng tuyệt đối không ăn thịt.

Vậy thế nào là ăn chay cho đúng lời Phật dạy?

Phật không nói ăn chay theo kiểu nào cả. Phật chỉ dạy không sát sinh. Phật dạy đi khất thực. Khất thực là người ta cho gì ăn nấy. Mục đích đi khất thực để cảnh tỉnh chúng sinh nên tu tập vì đời sống ngắn ngủi và không quan tâm đến ăn chứ không phải cần hay đòi hỏi ăn những gì Phật tử cúng dường . Những nhà tu khổ hạnh trong rừng núi thường ăn uống rất đơn giản. Không phải chỉ có một món ăn hoài (Bạn ăn một món cá hay thịt hoài có chịu nổi không?) mà có khi chẳng có gì để gọi là ăn khi phải húp cháo quanh năm hay ăn một vài thứ trái, rau, củ …. Chủ yếu là không để vấn đề ăn uống làm bận rộn trong tiến trình tu tập. Trong khi các chùa ngày nay thường nấu nướng linh đình đủ các món cho các thầy (để có sức tu?). Khi cơ thể con người chứa quá nhiều năng lực thì chuyện sắc dục xảy ra: lỗi tại…tôi ?

Tại những vùng xa xôi, hoang vắng như cao nguyên Tây Tạng, người dân du mục chỉ sống nhờ bầy gia súc. Do đó họ cúng dường và các nhà tu cũng phải chấp nhận vì không còn chọn lựa nào khác nhưng thực sự khi có cơ hội họ vẫn ăn chay. Sự kiện ăn chay không đơn giản: chính yếu là ăn chay. Nếu không có thức ăn mà khả năng của người tu chưa đủ trình độ để ngậm một hạt mè mà sống hay chỉ thở mà sống như một vài người đã làm được thì phải ăn để sống (dù ăn mặn) nhưng đòi hỏi sự sám hối cũng như cầu nguyện cho con vật bị hy sinh. Chưa kể điển khí xấu của vật bị sát sanh nhập vào gây khó khăn khi ngồi thiền (ai ăn thịt + ngồi thiền rồi đổi sang ăn chay + ngồi thiền thì sẽ thấy khác như thế nào). Vì thế không thể vì thấy một nhà tu ăn chay hay ăn mặn mà vội phán đoán trong khi lại thiếu phán đoán về khả năng tu tập, giảng đạo của thầy tu thì lại coi nhẹ hay không dám.

Ăn ngon là một cái tội: đã ăn ngon quen, bạn rất khó ăn cực (dở); ăn ngon thì ăn nhiều (tất nhiên). Dư chất bổ thì mập, cơ thể chất chứa nhiều năng lực rất khó ngồi yên, mà tu tập, luyện tâm lại dễ sinh bệnh. Làm chủ thân- tâm hay làm nô lệ cho những đòi hỏi của thân xác?

Ăn nhiều gây khó thở. Hơi thở không thông suốt sẽ gây bệnh. Những ai tập khí công, thiền đều hiểu vấn đề này.

Ngày nay chúng ta có quá nhiều thức ăn: rau, trái hàng trăm thứ… vậy lựa món nào? Món đắt tiền, ngoại nhập mới tốt, bổ? Vậy những người nghèo ăn đồ rẻ tiền chắc … mau chết? Hiểu thức ăn và cơ thể của bạn cùng với ăn uống điều độ là chính. Điều này đòi hỏi chính bạn phải mua, nấu và ăn để hiểu tiến trình tiêu hóa thức ăn đối với cơ thể của bạn. Bởi tu là cho mọi người không phải chỉ nhà giàu, ăn ngon, ăn đồ bổ, có người nấu ăn … mới tu được. Mà kẻ nghèo ăn vài món rau địa phương quanh năm cũng đủ sống để tu.

Lúc đó bạn sẽ hiểu ăn chay là ăn đơn giản.

Có người lý luận ăn không đủ chất bổ, không khoẻ mạnh làm sao tu? Hãy trở lại lịch sử Thiền Trung Hoa: khi Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn sang truyền đạo, thấy cơ thể các nhà tu yếu đuối mới dạy võ thuật để rèn luyện thân thể. Khi các nhà sư đam mê võ thuật, quên mất đường tu. Hệ thống Thiền Trung Hoa sau 5 đời thì tuyệt mà chùa Thiếu Lâm vẫn nổi tiếng về võ thuật cho tới ngày nay.

Người tu phải nhớ Phật dạy ăn chay nhằm tránh sát sinh và tham muốn. Nghiệp quả và luân hồi không tránh được cho tới khi thành đạo. Vậy ăn uống và thọ mạng không phải vì giàu, nghèo, ăn ngon, sức khoẻ …mới là tu. Tu là rèn luyện tâm, hiểu rõ sinh-tử, nghiệp quả để không mê mờ nhân quả của kiếp người, trong đó ăn đứng hàng đầu trong cuộc sống con người.

TCL

VA

28-8-2015

www.nganlau.com

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s