Đồng Tính Luyến Ái và Đổi Giống

Đồng Tính Luyến Ái (ĐTLA) và đổi giống (Gay/Lesbian & Transgenders)

Gần đây các nước Tây Thương đang đối diện về vấn đề ĐTLA và ảnh hưởng tới các nước khác trên thế giới. Người Việt sống trên đất Mỹ cũng phải đối đầu với vấn đề ĐTLA. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề.

Căn bản

Từ xưa con người đã có vấn đề ĐTLA, tuy nhiên vì điều kiện xã hội, tôn giáo và khoa học nên không đưa ra ánh sáng. Đến nay, con người dưới chế độ tự do-dân chủ, nhân quyền và tự do ngôn luận phát triển đã tạo cơ hội cho vấn đề ĐTLA được đưa ra thảo luận.

Bản chất

ĐTLA là tình trạng người nam yêu người nam, nữ yêu nữ với bản tính tự nhiên hay phát triển từ từ và không cảm thấy hấp dẫn từ người khác phái tính. Cũng có một phần xảy ra vì nhu cầu quẫn bách (trong tù hay trong tu viện) để giải quyết sinh lý, con người đã làm trái thiên nhiên (tạo hóa) nhưng đây là tội ác không cần phải thảo luận. Một phần khác cũng là sự chọn lựa (life style) khi các vua chúa thời xưa (hay giới văn nghệ sĩ ngày nay) muốn sống khác người nên thử của lạ. Nhưng thực tế, khi khảo sát con nít, các nhà tâm lý học Tây Phương đã phải chấp nhận nhu cầu đổi giống là cần thiết vì đứa trẻ thực sự không thích hợp với bề ngoài của mình và sau khi đổi giống, đứa trẻ sống bình thường.

Vấn đề còn lại là cơ quan sinh dục.

Trường hợp đổi giống tự nhiên (khi con người sinh ra với bộ phận sinh dục cả nam lẫn nữ). Khoa học ngày nay có thể giải phẫu để chỉnh lại cho phù hợp. Nhưng có trường hợp thực sự thân thể (nam/nữ) với bộ phân sinh dục không đúng như phái tính. Khi đổi giống, khoa học chỉ đổi bề ngoài, cơ phận bên trong chỉ cắt bỏ hay không xử dụng và như vậy tuy gọi là Nam hay Nữ nhưng thực sự chỉ giúp người đó sống thoải mái với xã hội và những người xung quanh. Họ không thực sự góp phần vào việc truyền giống.

Khoa học

Khoa học không giải thích được tại sao có vấn đề ĐTLA. Tâm lý học Tây Phương chỉ giúp giải quyết phần nào một số câu hỏi nhưng không hoàn toàn thỏa mãn. Có một dư luận cho rằng khi người lực sĩ tranh tài đã xử dụng kích thích tố và hậu quả là làm biến chất nữ thành nam. Hoặc trường hợp người nữ có…râu. Hay đứa bé trai có những cử chỉ, thái độ như một bé gái (thích chơi trò chơi của con gái và không thích chơi với con trai). Cho khoa học nghiên cứu về DNA cũng không giải thích được tại sao cơ thể đàn ông lại cưu mang tâm hồn phụ nữ và ngược lại. Vì Tây Phương không chấp nhận sự tái sinh và nghiệp quả nên không thể giải thích trong cùng một gia đình có đứa trẻ bình thường, có đứa lại bị ĐTLA. Hay trường hợp, người đàn ông có vợ con, sống hơn nửa đời người bỗng…đổi giống (Bruce Jenner).

Tôn giáo

Các nước Tây Phương đa số theo Thiên chúa giáo, căn bản là đúng-sai (thiên đàng-địa ngục), nam-nữ. Vấn đề ĐTLA không thể chấp nhận được. Khi chế độ dân chủ thành hình và phong trào nhân quyền lan rộng, con người tự do thảo luận và đưa đến phong trào ĐTLA. Phe chống cho rằng như vậy sẽ cản trở việc tăng gia dân số, ảnh hưởng xấu cho trẻ em, khuyến khích bệnh tật về tình dục, tội ác lan tràn. Phe ủng hộ cho rằng đây là nhu cầu giúp cho những người ĐTLA nâng đỡ lẫn nhau khi về già và họ cũng có thể có gia đình bằng cách nhận con nuôi.

Xã hội

Trong xã hội dân chủ Tây Phương, thái độ “sống và để mọi người khác sống” (live and let live) và tiểu gia đình (2 vợ chồng và con) được coi như tiêu chuẩn. Khi một số người không gặp điều kiện để sống bình thường với một gia đình bình thường về tâm-sinh lý thì khi quá tuổi hay về già họ cần có người bạn đồng hành (companion/partner) để chia sẻ cuộc sống. Họ có khả năng sống và đóng góp cho xã hội như mọi người. Khi cha mẹ đối diện với con mình trong tình trạng ĐTLA. Họ phải chấp nhận và ủng hộ phong trào ĐTLA và làm áp lực với chính quyền để hợp pháp hóa ĐTLA.

Chính trị

Chính trị Tây Phương là bạn phải tham dự, phải lên tiếng, phải đấu tranh cho quyền lợi của bạn. Không ai cho không (no free lunch). Trên căn bản Hiến Pháp, quyền tự do ngôn luận để bảo vệ nhân quyền là quan trọng nhất: con người tự do mưu cầu hạnh phúc. Trong đó có hạnh phúc gia đình. Khi con người vì lý do tâm-sinh lý chọn mưu cầu hạnh phúc với người cùng phái, bạn lấy gì để phản đối?

Luật pháp

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đang phân xử về ĐTLA. Thông thường, luật pháp dựa vào khoa học. Nhưng khoa học bế tắc. Về mặt tôn giáo thì chính trong hàng ngũ giáo phẩm cũng đã vi phạm thì lấy gì xử người khác.

Bình luận

Cho tới nay không lời giải đáp thỏa đáng cho vấn đề (ĐTLA). Phải chăng có những điều chúng ta chưa biết, chưa thảo luận để sáng tỏ vấn đề?

Hãy nhìn từ góc cạnh khác.

Theo Phật giáo, con người trải qua nhiều kiếp, nam hay nữ. Và nghiệp báo theo đuổi con người qua nhiều kiếp cho đến khi con người tu tập và đạt giải thoát để thoát khỏi luân hồi. Nam hay nữ chỉ là quan niệm của thế gian này (với thân xác hữu hạn) và khi chết, chúng ta vẫn còn cảm giác nam hay nữ tùy theo đời sống ta vừa từ bỏ cõi trần. Quan niệm nam hay nữ là biểu hiện vai trò của cuộc sống phù hợp với thể chất sinh ra (Nam: chiến đấu săn bắn, làm việc nặng…Nữ sinh con, làm việc nhẹ, khéo tay. Cả hai bù đắp cho nhau để cuộc sống lứa đôi được hoàn hảo và sinh ocn đẻ cái để trao truyền, tiếp nối).

Nhưng khi con người khởi nghiệp chướng, làm chuyện bậy bạ (thí nghiệm?) không sống theo bản chất sinh ra mà mơ tưởng tới thể chất mà mình không có (đàn ông mơ làm đàn bà và nguợc lại) thì ảnh hưởng tới ký ức (memory). Ám ảnh đeo đuổi khi chết, lúc đầu thai đương sự (vì thiếu tu tập để quyết định con đường đầu thai ) lại bị ám ảnh về quá khứ phái tính (hay nghiệp đã tạo) nên chọn làm thân Nam lại mang tính Nữ (hay ngược lại). Hoặc không dứt khoát khi chọn lựa khiến kết quả sinh ra với…cơ quan sinh dục lưỡng tính.

Khi con người không xác định vai trò của nam-nữ trong xã hội, gia đình nên tiếp tục tạo nghiệp.( Khi nghiệp chồng chất cũng như người học trò không thuộc bài, nên thi rớt, phải học lai (đầu thai). Thay vì tu tập để tiến lên, thành chánh quả có khi người học trò lại phạm lỗi nặng và bị xuống lớp hay bị đuổi hay bị phạt làm thú vật hay xuống địa ngục…v..v..). Khi đầu thai, linh hồn kẻ đầu thai không xác định rõ tình cảm (chọn làm nam hay nữ) nên có khi muốn làm Nam lai đi vào cửa Nữ. Khi sinh ra, có khi đương sự ý thức sự “lộn giống” ngay từ nhỏ nhưng cũng có khi tới lúc trưởng thành mới quyết định đổi giống.

Vấn đề khủng khoảng trong gia đình tại Tây phương, nhất là Mỹ, đánh vợ, giết vợ, mướn người giết vợ/chồng…giết con, bõ con vô thùng rác, bỏ đói, nhốt con dưới hầm… gia đình tan vỡ gây gánh nặng cho xã hội thì đổi lại, nếu có những gia đình (ĐTLA) êm ấm thì bạn nghĩ sao? Đổi lại, bạn sẽ phải tốn nhiều thì giờ để giải thích cho con bạn về (ĐTLA). Ít nhất bạn cũng e ngại lỡ con bạn chơi vói hàng xóm (ĐTLA) và có thể bị lây “vi trùng” (ĐTLA) thì sao ???

Vậy mặc chính quyền hay tôn giáo “nói nhảm” và cấm đoán. Bạn có thật lòng với chính bạn hay không (về thể xác và tinh thần, về đời sống sinh lý), và đối với người khác phái. Và để tránh tình trạng trả nợ cũ (nghiệp) chưa hết lại tạo thêm nợ mới thì bạn phải cố học hỏi và tự giữ mình chứ đừng nghĩ là không ai biết ( đời tư ) thì cứ hoang đàng.VN hiện nay cũng đã chính thức chấp nhận (ĐTLA).

Ngày 26-6 2015 , Tối Cao Pháp Viện Hoa kỳ đã phán quyết (với tỷ lệ 5/4) những người ĐTLA có quyền lấy nhau và hưởng các quyền lợi như những cuộc hôn nhân bình thường.

Đây là thay đổi lớn trong xã hội Mỹ, vì 40 năm trước đây điều này không thể xảy ra được. Vấn đề không còn nằm trong phạm vi đạo đức và tôn giáo mà chuyển sang lãnh vực xã hội và kinh tế. Các nhà bảo thủ cho rằng ĐTLA là trái thiên nhiên, vi phạm đạo đức và gây bệnh hoạn và gây ảnh hưởng xấu trong xã hội. Nhưng thực tế xã hội Mỹ đã thay đổi rất nhiều trong các thập niên vừa qua. Áp lực kinh tế và kỹ thuật đã khiến người dân chịu nhiều sức ép về tinh thần và vật chất, có những người không gặp điều kiện để tiến tới hôn nhân và khi cần nơi nương tựa (người phối ngẫu) đã chọn ĐTLA. Trong những trường hợp ĐTLA thiên nhiên mà tôn giáo và các nhà tâm lý học không giải quyết được ngày càng lan rộng và sự đấu tranh để bảo vệ quyền lợi lứa đôi đã thay đổi quan niệm của đa số dân Mỹ. Thêm vào đó xã hội có thêm những gia đình (ĐTLA) thì sinh hoạt kinh tế và an sinh xã hội cũng đỡ gánh nặng cho chính phủ hơn là không có, hay là trường hợp gái vị thành niên có con ngoại hôn gây gánh nặng cho xã hội và kinh tế, hoặc như những gia đình chỉ có cha (hoặc mẹ) khiến sự nuôi dưỡng trẻ con trở nên khó khăn. Cho dù Tối Cao Pháp Viện Scalia phản đối rằng phán quyết ĐTLA đi ngược tinh thần dân chủ của Hiến Pháp, thực sự cho thấy người dân Mỹ đã tham dự, đấu tranh và vận động. Khi dư luận chống đối trở thành thiểu số vì không hợp thời thì sự thay đổi đó chính là kết quả của chế độ dân chủ . Cho dù các Pháp Viện không trực tiếp do dân bầu nhưng gián tiếp qua Tổng Thống và Quốc Hội, do dân bầu, thì phán quyết đa số phải được tôn trọng.

Các nhà bình luận cho rằng TCPV sau này có thể thay đổi ý kiến và phán quyết ngược lại nhưng điều này khó xảy ra. Đây là điểm tiến bộ của nước Mỹ, thử thách và chấp nhận thí nghiệm, đúng thì cả nước theo, sai thì sửa lại.

Đó cũng là thách đố cho những người di dân như VN và các nước khác. Bạn đừng tưởng là chỉ đến Mỹ để hưởng tự do, dân chủ, kiếm tiền và hưởng thụ. Sự thật cho thấy, bạn phải theo dõi luật lệ thay đổi thường xuyên và liên tục. Từ công ăn việc làm, đến thức ăn, thuốc men, giáo dục … giải trí, ngay cả việc lái xe hay xử dụng điện thoại, xài thẻ tín dụng (credit card) nếu không cẩn thận bạn sẽ rơi vào rắc rối có thể bị tù hay mất mạng. Nhưng nếu bạn có căn tu để nhìn thấy những phù du của cuộc đời vật chất vô thường thì bạn sẽ tìm thấy thiên đàng giữa địa ngục.

Như vây thì ĐTLA chỉ là cọng cỏ bên đường.

TCL

27-6-2015

www.nganlau.com

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s