Tân Gia Ba và Lý Quang Diệu

Lý Quang Diệu mất, 23-3-2015, thọ 91 tuổi.

Lý Quang Diệu sinh 16-9-1923 tại Tân Gia Ba (TGB), thuộc địa của Anh lúc bấy giờ. Ông nội là di dân từ Quảng Đông từ 1962, cha ông làm việc cho hãng dầu Shell. Ông theo học tại Raffle College khi thế chiến thứ hai xảy ra, Nhật chiếm Tân Gia Ba, ông học tiếng Nhật và làm thông ngôn từ 1942-1945. Kỷ niệm làm ông nhớ mãi là bị bạt tai, bắt phải quỳ vì đã không cúi chào một người lính Nhật. Từ đó ông quyết định không một người dân Tân Gia Ba nào bị chèn ép bởi người Nhật hay Anh, ý chí độc lập nảy ra từ đó. Ông theo học luật tại đại học Cambridge, lấy vợ là bạn đồng học năm 1947 và trở về Tân Gia Ba 1950.

Năm 1954 ông lập đảng Nhân Dân Hành Động (People Action Party) mưu cầu độc lập cho Tân Gia Ga. Ông trở thành thủ tướng Tân Gia Ba, 1959. Năm 1961 Mã Lai chiêu dụ Tân Gia Ga gia nhập Liên Bang Mã Lai. Tháng 8-1963 ông tuyên bố Tân Gia Ba tách ra khỏi Anh và gia nhập Liên Bang Mã Lai.

Năm 1964 bạo động xảy ra giữa dân Trung Hoa và Mã Lai, 34 chết và 560 bị thương. Bất đồng ý kiến khiến Thủ Tướng Mã Lai Tunku Abdul Rahman trục xuất Tân Gia Ba ra khỏi liên bang. Lý Quang Diệu đã khóc trên đài truyền hình 1965 vì thất vọng.

Từ đó ông quyết tâm xây dựng Tân Gia Ba. Cho tự do mậu dịch, chống tham nhũng, cải tổ thành phố, dẹp bỏ các khu ổ chuột và cưỡng bách đa văn hóa nhằm tạo một bản sắc độc đáo cho người dân Tân Gia Ba. Ông ban hành sắc luật về an ninh, bắt giữ không cần xử xét, kiểm soát súng và ma túy gắt gao với tội tử hình.

Tân Gia Ba là một quốc gia thành phố (city nation), 5.4 triệu dân, gồm các sắc dân Trung Hoa, Ấn và Mã Lai có nghĩa ông trải qua kinh nghiệm với các tôn giáo Hồi (Muslim), Ấn (Hindu), và Phật –Lão –Khổng (Trung Hoa). Bị Nhật và Anh cai trị, Tân Gia Ba ảnh hưởng văn hóa Anh-Nhật.

Là một luật sư, Lý Quang Diệu biết giá trị của kỷ luật và trật tự công cộng. Ông cấm dân dùng vệ tinh truyền hình (satellite TV dish), phạt và làm nhục trước công chúng nếu đi cầu không dội nước (flush toilet) và cấm ăn kẹo cao su (chewing gum). Khi một phóng viên BBC nói rằng nhai kẹo cao su giúp cho sự sáng tạo. Ông đã vặn lại: “nếu bạn cần phải nhai để suy nghĩ thì thử ăn chuối đi” (if you can’t think because you can’t chew, try banana). Ông đã từng nói: “nếu anh nghĩ anh có thể đánh tôi đau hơn tôi có thể đánh anh, cứ thử đi. Không có cách nào khác để cai trị một xã hội người Hoa (if you think you can hurt me more than I can hurt you, try. There is no other way you can govern a Chinese society).

Sau 31 năm cai trị, ông làm thủ tướng từ 1959 đến 1990, sau đó làm trong nội các của hai người kế nhiệm và từ chức năm 2011 và ông đã đưa Tân Gia Ba lên hàng thứ ba, so với thế giới, về tổng sản lượng (GDP). Lợi tức của người dân TGB từ $500 (1965) tăng lên $55,000 (today).

Tân Gia Ba là một trong ngũ hổ về kinh tế của Á châu. Không có đất, nông sản, điện nước phải nhờ vào Mã Lai. Vượt lên trên chủng tộc và tôn giáo. Lý Quang Diệu đã mở đường cho Tân Gia Ba vươn lên vì đã thấy Hong Kong phát triển như thế nào. Đứng trước ngã tư quốc tế, con đường hàng hải từ Âu sang Á, cộng thêm kinh nghiệm về kinh tế và chính trị của Anh-Nhật đã cho ông tầm nhìn quốc tế. Lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính, phát triển kinh tế qua thương mại, ngân hàng,vchận đứng xung đột sắc tộc, kỷ luật và giáo dục qua hạn chế tự do dân chủ để phát triển kinh tế như cách đối phó với ảnh hưởng của Trung Hoa.

Tân Gia Ba thoát khỏi cạm bẫy về tôn giáo, chủng tộc, kinh tế qua kỷ luật và giáo dục. Thoát khỏi ảnh hưởng của Hồi Giáo và di sản Trung Hoa là bài học mà các nước Trung Đông (Hồi Giáo) và Á châu (ảnh hưởng Trung Hoa) cần suy ngẫm. Dựa vào kỷ luật (độc tài) và giáo dục, Tân Gia Ba và Nam Hàn đã vượt lên góp mặt với thế giới.

Trung Hoa đã nhìn TGB như một kiểu mẫu: từ chối những giá trị Tây Phương (Western values) để tạo cho mình một bản sắc riêng. Nhưng Trung Cộng sẽ không thể là TGB chỉ vì Lý Quang Diệu đã chọn Anh ngữ (English) làm ngôn ngữ chính, cưỡng bách tại trung học, tuy rằng vẫn duy trì di sản (heritage) văn hóa Trung Hoa, thiết lập hệ thống tòa án độc lập. Anh ngữ nay đã trở thành ngôn ngữ quốc tế, giúp người dân TGB tranh đua với thế giới dễ dàng hơn người dân Trung Hoa lục địa.

Khi Trung Hoa đổi mới, 1979 cho đến nay vẫn còn bị HongKong và Đài Loan chê. “Nhãn hiệu Trung Hoa” (made in china) mất uy tín trên thị trường quốc tế. Xi Jinping cố đem Khổng Tử ra để hồi phục giá trị văn hóa cổ truyền hy vọng sẽ đem Trung Hoa trở lại thời đại huy hoàng xa xưa. Nhưng những gì Công Sản hủy hoại đã ăn sâu vào tâm khảm người dân Trung Hoa. Đạo đức, lương thiện không còn khi người dân sống cho bản thân. Tổ quốc, đất nước là giá trị xa vời, khi chính quyền còn là độc tài đảng trị thì sự tham dự của người dân còn giới hạn. CSVN có hiểu chăng?

Nhìn về VN, với 14 tỷ Mỹ kim của hải ngoại gửi về, tương lai là một con số KHÔNG.

TCL

VA 3-23-2015

www.nganlau.com

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s