Giải Luận: Dân Tộc (P7)

CHỦ THỂ VÌ CÔNG BẰNG
Nếu định nghĩa chủ thể là cá thể có chủ quyết về tự do của mình, có chủ định về số phận của mình, bằng sự chủ động có nhận thức về bổn phận và trách nhiệm của mình trước cộng đồng, tập thể, dân tộc, nhân loại, tôn trọng môi trường, trân trọng môi sinh; thì chủ thể vì công bằng là loại chủ thể nào? Đó là chủ thể trên ít nhất ba nhận thức: chủ thể kinh tế, có tự trọng trước lao động; chủ thể chính trị, có tự chủ trước thể chế; chủ thể pháp lý, có tự tin trước công lý. Khi nhận ra được định nghĩa cùng định luận của chủ thể, ta sẽ nhận rõ được hành động và hành tác của chủ thể trước công bằng, mà công bằng căn bản và phổ quát là công bằng xã hội, nơi mà chủ thể biết sống chung trong quan hệ xã hội với tha nhân mà không là nạn nhân hay thủ phạm của bất bình đẳng gây ra bất công trong quan hệ này. Chủ thể biết sống cùng trong đời sống xã hội với tha nhân mà không là nạn nhân hay thủ phạm của bóc lột gây ra tha hóa trong đời sống này. Chủ thể biết sống với sinh hoạt xã hội với tha nhân mà không là nạn nhân hay thủ phạm của bất nhân gây ra thất đức trong sinh hoạt này. Như vậy, sẽ không có công bằng xã hội thực sự nếu không có các công dân chính là chủ thể của hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) trên nền tảng của cộng hòa với tự do, công bằng, bác ái và dân chủ với đa nguyên vì nhân quyền.

CHỦ THỂ VĂN MINH VÌ NHÂN QUYỀN
Khi phạm trù nhân quyền dùng luật pháp để bảo vệ quyền lợi của cá nhân, mà chính cá nhân này chỉ thấy tư lợi trong đời sống của nó, mà không thấy quyền làm người, tức là nhân quyền luôn cao, sâu, xa, rộng hơn tự lợi của cá nhân. Từ đây, cá nhân trong quá trình nhân trọng phải trở thành chủ thể đôi chủ thể luật pháp vì nhân quyền, nơi mà xã hội tôn trọng nhân quyền bằng công pháp có thể xử và phạt cá nhân khi tư lợi của cá nhân này đe dọa và gây thiệt hại cho xã hội. Và chủ thể văn minh vì nhân quyền, đưa cá nhân vào quỹ đạo biết tôn trọng luật pháp, cùng lúc vượt lên phạm trù thuần túy của luật pháp, ngay trong quan hệ xã hội, mà không cần sự hiện diện của luật pháp, trong đó cách đối nhân tử tế trong xử thế đàng hoàng, với sự thông minh đứng đắn biết tôn trọng lẫn nhau. Sự hình thành chủ thể đôi này (chủ thể của luật pháp, chủ thể của văn minh) chính là sung lực của nhân quyền không chỉ biết dựa trên luật pháp, mà còn vận dụng thường xuyên cách hành xử văn minh trong thông minh vì biết tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống chung.

CHỦ THỂ CỦA Ý THỨC
Khi nhân quyền đưa cá nhân có bản lĩnh của chủ thể, thì chủ thể này có chủ quyết trong hành tác bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách tiếp cận không những qua lao động mà còn qua kinh tế, trong đó cá nhân công nhận sự có mặt của thị trường, mà cũng là nơi mà tự do cạnh tranh hiện hữu. Có chủ động trong hành tác bảo vệ quyền lợi của nhân quyền, khi nhân quyền bảo vệ chủ quyền theo nghĩa chính đáng vì cá nhân, mà cũng theo nghĩa rộng mở nhất vì tập thể, vì cộng đồng, vì nhân loại. Chủ thể có trợ lực của nhân quyền là chủ thể của ý thức vì chủ thể là thành viên của xã hội với đầy đủ điều kiện của kiến thức và tri thức, về chế độ chính trị mà chủ thể đó hằng ngày sinh sống để chủ động từ nhận thức tới tỉnh thức trước bất bình đẳng, bất công mà mình và đồng loại phải gánh chịu. Chủ thể là thành viên của xã hội nhưng không công nhận thân phận nạn nhân trong xã hội đó, cụ thể là không chấp nhận bị xiềng xích bởi chế độ chính trị, ngày ngày vùi lấp quyền làm người của mình, không những bằng bạo quyền công an trị, mà cả bằng tà quyền tham nhũng trị, có đồng minh là ma quyền tham tiền trị.
NHÂN CHỦ LÀ GIÁ TRỊ CỦA NHÂN QUYỀN
Nhân quyền với chủ thể chính là công dân sống trong cùng một xã hội, nơi mà nhân quyền không thể chỉ định nghĩa bằng tự do cá nhân, mà phải bằng một phạm trù rộng hơn: sống chung vì muốn chung sống, tại đây chúng ta có đề nghị sống chung chỉ thực hiện được với những thành viên được tham khảo, được phát biểu, được quyết định chung với nhau về cách chung sống, nơi mà mọi thành viên này có cùng một ý thức thượng nguồn là ý thức có chung một công bằng, như nhau. Sống chung qua thời gian nơi mà hiện tại được hưởng những tài sản của tổ tiên để lại để làm vững mạnh hơn hiện tại của một cộng đồng, khi mọi thành viên cùng nhau chia sẻ chung một số phận; tại đây chủ thể quản lý tài sản của quá khứ vì muốn sống chung đã trở thành chủ thể quản lý số phận chung trong tương lai. Nhân chủ là giá trị của nhân quyền được hiểu theo nghĩa chung (sống chung để chung sống) không hề tùy thuộc vào nghĩa riêng (sống riêng để riêng sống).
CHỦ THỂ DÂN CHỦ ĐẤU TRANH VÌ NHÂN QUYỀN
Câu chuyện về nhân quyền là tự truyện về mức độ làm nên trình độ: khi ta có bác ái với lòng trắc ẩn chia ngọt sẻ bùi với tha nhân, chia sẻ niềm đau nỗi khổ với đồng bào, với đồng loại thì chữ nhân của nhân loại sẽ có được tầm vóc cao, kích thước rộng, nội công mạnh, bản lĩnh lớn hơn hẳn ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu…. Vì kẻ chỉ biết ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu thì có thể làm người nhưng chưa chắc đã được làm nhân, mà nhân đây có gốc rễ, cội, nguồn của nhân tâm, nhân từ, nhân đạo, nhân nghĩa, nhân bản làm nên sung lực trong lý luận rồi hùng lực ngay trong đấu tranh vì nhân quyền. Tại đây, nhân quyền vừa là hành động của hiện tại, vừa là hoài bão của tương lai; vừa là quy trình đấu tranh hằng ngày, vừa là chân trời trước mắt, nhân quyền là động lực để đấu tranh, mà nhân quyền cũng là tuệ giác ngay trong lao lý khi họ bị độc tài phản dân quyền tù đày, tra tấn, hành hạ. Bạo quyền khi sợ không lùi bước trước luân lý của nhân quyền, nhưng nó luôn tránh né phải trực diện để đối thoại về tuệ giác của nhân quyền, vì nhân quyền vừa là trí tuệ của nhân trí, vừa là giác ngộ của nhân bản. Nhân quyền chưa là một sự thật mà chúng ta đã cầm trong tay, nhưng nhân quyền là tri thức để ta nhìn ra chân trời của nhân phẩm, cùng lúc nhân quyền là dàn phóng đưa ta tới chân trời đó, một chân trời vừa đúng cho nhân bản, vừa đẹp cho nhân văn. Bạo quyền không sợ đạo đức của nhân quyền, nhưng nó sẽ biết ngượng trước cái đúng cho nhân bản, biết nhục trước cái vừa đẹp cho nhân văn.
VƯỢT THẮNG ĐỤC NỘI XÂM, VƯỢT THOÁT BẨN NGOẠI XÂM
Nắng ba năm ta không bỏ bạn, mưa một ngày bạn đã bỏ ta, chân lý nhân sinh để nhận diện ra sự phản bội mà cũng là trí khôn Việt tộc để nhận ra sự phản trắc của một lực lượng chính trị, mượn xương máu đồng bào để cướp chính quyền rồi lộng quyền-lạm quyền-tham quyền, để bội phản chống giống nòi, để bội bạc với tổ tiên. Mỗi chọn lựa nhân vị có cái giá của nó, mỗi chọn lọc nhân cách có cái hy sinh của nó. Đúng! Chỉ có sự hy sinh biết rửa bẩn thành trong, đục ngầu thành thanh khiết, một sự hy sinh tự trong sạch hóa, vừa biết đường đi nẻo về của đạo lý Việt, vừa biết đi tới, chảy tiếp trong giòng luân lưu của lương tri Việt tộc trong suốt, vượt thắng đục nội xâm, vượt thoát bẩn ngoại xâm . Và ngay trên thượng nguồn, khi nội xâm đang vơ vét tiền bạc của dân tộc, đang nạo vét tài nguyên của đất nước, thì mọi con dân Việt có lương tri phải tự biết đặt cho mình các câu hỏi sau đây: Cuộc sống hiện nay của Việt tộc mà chúng ta đang sống đây có phải là cuộc sống thật hay không? Sự thật ở đâu khi chế độ độc đảng có độc quyền bưng bít, đánh tráo sự thật? Chân lý ở đâu khi chế độ độc trị đang quản trị dân tộc bằng tuyên truyền mang trá? Lẽ phải ở đâu khi cả xã hội Việt đang sống bằng sự giả dối nơi mà mọi giá trị đạo lý đều bị truy diệt?

NHỮNG AI PHẢI «BỤI ĐỜI»
Thân phận không phải là số phận, thân phận mang không gian của hiện tại, số phận phải đèo số kiếp dài theo thời gian; nhưng thân phận hiện tại nói lên số phận tương lai; vì thân phận là chỉ báo (vì là điềm báo) cho số phận, vì cả hai vừa là nhân và vừa là quả, gắn liền với nhau trong nhân kiếp. Thân phận bụi đời không nhất thiết là thân phận mồ côi, vì có kẻ có cha mẹ có nhà nhưng thành bụi đời, có người mồ côi nhưng suốt kiếp không thành bụi đời; nhưng mồ côi cha lẫn mẹ, rồi không người bao bọc, chở che, và hoàn cảnh mồ côi không nơi nương tựa rất dễ rơi vào bi nạn bụi đời. Thân phận bụi đời làm nên số phận bụi đời, không phải là một đường thẳng từ đầu tới cuối kiếp người, mà thân phận bụi đời là những đoạn đường rất khác nhau, tùy cá nhân, tùy hoàn cảnh, nhất là tùy thuộc vào các chính sách an sinh xã hội, trong đó chính quyền phải chịu trách nhiệm, chính phủ phải nhận trọng trách trước thực trạng xã hội này. Thân phận bụi đời có thể bắt đầu rất sớm từ lúc còn là thiếu nhi, đây là trung tâm nghiên cứu và ngã tư khảo sát của tiểu luận này, có khi kéo dài cả đời, rồi để lại rơi vào chuyện tái sản xuất hiện trạng thân bụi, mà xã hội học gia đình và giáo dục gọi tên là: tái sản xuất xuyên thế hệ.
Giải Luận: Dân Tộc (P8)
Lê Hữu Khóa
Giáo sư Đại học* Giám đốc Ban Cao học châu Á * Giám đốc biên tập Anthropol-Asie * Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris * Cố vấn thẩm định giáo dục và nghiên cứu đại học Bourgone-Franche-Comté * Biên tập viên tập chí Hommes&Migrations * Thành viên Hội đồng khoa học bảo tàng lịch sử nhập cư * Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới. Các công trình nghiên cứu việt nam học của Lê Hữu Khóa có thể tham khảo qua facebook VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa).

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s