Nhìn Về Đan Quyền (P1)

Mục đích của đan quyền
Khi con người kết thành xã hội thì cần có bộ máy điều khiển sinh hoạt xã hội. Đó là chính quyền (chính phủ). Nhưng người thi hành nhiệm vụ của chính quyền được giao phó một số quyền hạn theo luật định để thực hiện các lợi ích cho xã hội.
Người lãnh đạo càng ở vị trí cao thì càng nắm nhiều quyền lực. Theo ngày tháng, bộ máy chính quyền càng trở nên phức tạp để đối phó với các vấn đề xã hội và luật pháp đã không thích ứng kịp với sự thay đổi của xã hội, nhất là mặt khoa học kỹ thuật. Trường hợp đặc biệt xảy ra khi khoa học kỹ thuật tiến nhanh (internet, Iphone…) khiến nền kinh tế trở nên yếu tố toàn cầu hỏng khi văn hóa, giáo dục không theo kịp và con người tham làm giàu trở nên vong thân.
Giới tư bản đã kết cấu với các chính trị gia để khai thác các mối lợi quốc tế và lũng đoạn các cơ chế chính quyền khiến xã hội rơi vào xáo trộn.
Vậy thì mục đích của đan quyền là tạo điều kiện để người dân có những cơ chế để điều chỉnh những sai trái của hệ thống trong chính quyền mà tự những người trong chính quyền không chịu thay đổi cho phù hợp với thời đại.
Tam quyền phân lập
Hiến pháp Mỹ dựa trên tam quyền phân lập 1787. Nếu chỉ riêng cho nước Mỹ thì không nói làm gì. Nhưng khi Mỹ tham dự các vấn đề thế giới (thế chiến 1, 2… Liên Hiệp Quốc) và trở thành sức mạnh toàn cầu. Để bảo vệ quyền lợi Mỹ, chính quyền đã phát triển sức mạnh quân sự toàn cầu. Với đà tiến của khoa hoc kỹ thuật, kinh tế Mỹ chi phối sinh hoạt thế giới và làm thay đổi sinh hoạt chính trị Mỹ. Giới tư bản càng giàu thì càng bỏ tiền vận động chính trị để lèo lái chính sách quốc gia và đưa xã hội Mỹ đi vào giai đoạn bất ổn định.
Thêm vào đó là nạn kỳ thị, di dân, môi sinh, khí hậu… khiến tầng lớp chính trị gia đã thiếu nhân tài lại càng trở nên thối nát, lũng đoạn các cơ chế dân chủ từ thời lập quốc chỉ vì luật pháp không theo kịp thay đổi của xã hội và con người ngày càng biến chất tệ hại hơn vì tranh giành quyền lợi.
Hiến Pháp Mỹ đã không đáp ứng nhu cầu thay đổi, Quốc Hội làm luật không thích ứng được với thời đại. Những chánh án Tối Cao Pháp Viện có làm việc suốt đời cũng không ngăn cản những kẻ cố tình khuynh đảo cơ chế dân chủ để trục lợi.
Khi nền dân chủ bị đe dọa có nghĩa tương lai nhân loại có khuynh hướng rơi vào chế độ độc tài. Khi người dân không ý thức được đại diện dân cử biến chất để sửa đổi thì kẻ xấu sẽ lèo lái quốc gia đi vào hỗn loạn, nội chiến. Nhưng người dân có thể làm gì khi đã chọn lầm đại diện?
Hiến pháp Mỹ đã không dự đoán trường hợp như vậy.
Cũng như trường hợp người dân bỏ bê trách nhiệm công dân trong sinh hoạt chính trị để rồi khi tệ nạn xảy ra đưa đến bạo động.
Đó là lý do Lý Đông A đề nghị “đan quyền” để thay đổi “dân quyền” khi người dân bê bối, hay tam quyền khi đại diện dân bị mua chuộc; hay kết bè đảng, đặt quyền lợi đảng lên trên quyền lợi cử tri; hay trường hợp ông tòa xử án theo cảm nghĩ của ông ta từ 30 năm trước chỉ vì ông ta ngồi quá lâu khi xã hội thay đổi quá nhanh.
Hiến pháp
Là bộ luật căn bản của quốc gia, quốc hội có trách nhiệm soạn thảo các dự luật để giúp chính quyền điều hành xã hội. Hiến pháp không quy định chế độ đảng chính trị. Con người và xã hội quyết định các đảng chính trị.
Khi xã hội thay đổi, đảng chính trị không thay đổi. Khi đảng chính trị không thay đổi chính sách thì hiến pháp sẽ không thay đổi. Như vậy hiến pháp không còn thích hợp với người dân. Nhưng người dân làm thế nào để thay đổi hiến pháp khi phải thông qua hệ thống đảng với các đại diện dân không hành xử theo ý dân? (hoặc là khi tranh cử thì theo ý dân nhưng khi đắc cử thì theo ý các công ty kỹ nghệ, thương mại…).
Như vậy thể chế dân chủ (Mỹ) vẫn còn nhiều khuyết điểm.
Hiến pháp lỗi thời, khó thay đổi.
Tam quyền phân lập, cùng với giới truyền thông (đệ tứ quyền) cũng vẫn bị lũng đoạn bởi con người và kỹ thuật.
Cơ chế Quốc Hội và Tòa Án không thích ứng với thay đổi của thời đại và con người.
Con người thay đổi mất cân bằng vì giáo dục thiếu sót. Xã hội rối loạn khi con người khai thác thiên nhiên quá mức.
Kinh tế toàn cầu đòi hỏi con người phải đối xử bình đẳng như nhau nhưng nạn kỳ thị chủng tộc, phân biệt tôn giáo, giàu nghèo… gây trở ngại trong việc phân phối tài nguyên thiên nhiên, môi sinh, khí hậu và sự tồn vong của nhân loại.
Vậy sự điều chỉnh bắt đầu từ con người. Đó là lý do Lý Đông A đưa ra Sinh Mệnh Tâm Lý và Thiết Giáo: Con người sinh ra có như giống nhau (tinh thần và vật chất) nhưng sẽ phát triển khác nhau. Do đó phải được giáo dục kỹ càng để đóng góp (xây dựng hay phá hoại) vào xã hội. Và xã hội (hay thế giới) phải có Cương Thường vượt lên trên mọi chủng tộc, tôn giáo, địa phương…. Trong sự dẫn dắt con người đi từ bản thân (tự kỷ: tự mình xét lại để có quyết định đúng cho tập thể) vào xã hội (động tha: tác động vào xã hội) và xã hội sẽ nâng đỡ con người (ỷ tha: giúp con người trong lãnh vực mà cá nhân không làm được) qua hệ thống Cơ Năng-Bản Vị và con người tự chọn lựa cho mình một vị trí, vai trò trong xã hội qua Biện Chứng Pháp (lý luận để tìm ra điều kiện thích ứng).
Từ đó con người sẽ tự động đứng vào hàng ngũ sinh hoạt của xã hội để góp phần điều hành xã hội theo khả năng chứ không phải tham vọng.
Nhìn Về Đan Quyền (P2)
Trần Công Lân
Tháng 1 năm 2022 (Việt lịch 4901)

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s