Bút Hiệu

Bạn thân
Người Việt hôm nay có hai thế hệ cầm bút mà sự lựa chọn lấy tên thật hay chọn bút hiệu nào đó vẫn đang diễn ra mà đây là sự nối tiếp từ những thế hệ của thời trước. Trong tương lai, có thể thế hệ hiện tại, đặc biệt thế hệ người Việt trưởng thành ở những nước dân chủ, sẽ không theo “truyền thống” của thế hệ trước chọn bút hiệu mà lại chọn tên thật. Đây là sự lựa chọn của mỗi người cầm bút.
Tại sao người Việt thế hệ trước chọn bút hiệu và tại sao có một số người cầm bút chọn nhiều bút hiệu khác nhau thì được ông Nguyễn Long Thao giải thích tương đối rõ ràng trong bài viết Tính Văn Học Việt Nam: Bút Hiệu. Trong bài viết này xin được đưa ra một vài ý kiến cá nhân để trao đổi với những người trẻ trên lãnh vực này.
Như đã nói từ lúc đầu, chọn lựa bút hiệu hay tên thật là sự lựa chọn của người cầm bút mà người cầm bút ở thế hệ trước năm 2000 thường hay chọn bút hiệu hơn là tên thật. Vì là bút hiệu cho nên sự lựa chọn có thể là T.T.KH là tác giả của bài thơ nổi tiếng Hai Sắc Hoa Ti Gôn; hoặc một bút hiệu không viết tắt. Có những trường hợp, người viết chọn nhiều bút hiệu khác nhau và có những bút hiệu người đọc đoán tác giả là trai hay gái dựa vào bút hiệu nhưng sự đoán này có thể sai hoàn toàn bởi bút hiệu khó mà xác định giới tính của người cầm bút.
Trên mạng xã hội mà Facebook là thí dụ điển hình, ngay cả cái tên như là Ngàn Lau cũng không nói lên được đó là tên thật của người chủ FB đó bởi có thể là bút hiệu, có thể là tên của một công ty, hoặc của một trang mạng cá nhân. Và cái chữ Ngàn Lau cũng không nói lên được tính nam hay nữ.
Có người đặt vấn đề là khi ai đó viết bài mà chọn bút hiệu là A.B.C thì đã không rõ ràng, hoặc là nữ mà dùng bút hiệu nam hay nam dùng bút hiệu nữ thì đây là sự lừa gạt. Thực ra sự rõ ràng hoặc minh bạch là ở nội dung của bài viết chứ không phải ở cái bút hiệu. Người viết có quyền lựa chọn tên thật hay bút hiệu. Đây là quyền lựa chọn của họ. Người đọc có quyền thắc mắc, đặt câu hỏi nhưng nếu dựa vào đó để đánh giá phẩm chất Con Người của người viết theo lối suy nghĩ là không rõ ràng, minh bạch hoặc lừa gạt thì người đọc đã không nhìn vấn đề đúng bản chất.
Ngay cả người viết chọn bút hiệu nam hay nữ và khi chọn bút hiệu đó, người viết có lý do riêng tư của chính họ. Và nếu người đọc khi đóng góp ý kiến, dựa vào bút hiệu để xưng hô là anh hay chị thì sự xưng hô này có thể sai với giống tính của người viết; nhưng người viết không đặt nặng vấn đề xưng hô đúng giống tính bởi đó không quan trọng mà là nội dung bài viết, cũng như vấn đề người đọc đặt ra có quan trọng hay không. Chính vì không đặt nặng về cách xưng hô qua giống tính mà người viết không lên tiếng khi người đọc gọi người viết là anh trong khi thực tế người viết là chị.
Vấn đề đặt ra ở đây là đừng nhìn vào bút hiệu, hay tên trên mạng xã hội để xác định giống tính trong lúc trao đổi với nhau để chính bản thân mình dùng sai giống tính cho người khác (hay tác giả). Để tránh trường hợp này thì dùng từ bạn sẽ giải quyết được vấn đề mình nói đúng giống tính hay không. Còn khi tác giả sử dụng một bút hiệu khác giống tính của tác giả thì tác giả cũng đã có chủ đích là không quan trọng hóa giống tính mà có một chủ đích khác; cho nên khi người đọc gọi sai giống tính của người viết thì thái độ im lặng của người viết không đính chính về chuyện này cũng là chuyện dễ hiểu.
Còn việc cho rằng một tác giả dùng nhiều bút hiệu khác nhau, đăng trên trang mạng để người khác tưởng là có nhiều người viết bài thì đây là quyền suy đoán và phê bình của người đọc, tác giả sẽ tôn trọng quyền đó của người đọc. Nhưng bắt người viết hay chủ trang mạng thay đổi theo ý của mình (người đọc) thì có lẽ người đọc đã không hiểu được mục đích tại sao người viết lại sử dụng nhiều bút hiệu khác nhau. Có thể người đọc không đồng ý với lý do người viết sử dụng nhiều bút hiệu và những bút hiệu đó không thể hiện được giống tính thật của người viết — nhưng không vì sự khác biệt (bất đồng) đó để cho rằng người viết lừa gạt hoặc không minh bạch thì nhận định như thế cũng đã không đúng sự thật. Bút hiệu tự nó không lừa gạt ai mà nội dung của bài viết, lối lý luận trong bài viết mang tính lừa gạt hay không minh bạch là vấn đề quan trọng để đánh giá chứ không phải nhắm vào bút hiệu. Ai đó nhắm vào bút hiệu để nhận định thì đã nhắm vào ngọn mà không nhắm vào gốc. Là người đọc, chúng ta cần nhận định vấn đề ở cái gốc chứ không thể nào nhận định vấn đề ở cái ngọn. Bởi nếu nhìn vấn đề ở ngọn thì sẽ không giải quyết đúng bản chất của vấn đề.
Trần Thị Lan Anh
Tháng 7 năm 2021 (Việt lịch 4900)

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s