Bạn thân
Khi phong trào giải phóng các thuộc địa khiến các nước Âu Châu từ bỏ các vùng đất chiếm đóng tại Phi Châu, Á Châu và Châu Mỹ La Tinh đã tạo nên một số các quốc gia mới. Các quốc gia này chịu ảnh hưởng của nước (đế quốc) xâm lăng.
Tuy gọi là giáo hóa, khai phóng hay đem lại văn minh cho vùng đất chiếm đóng nhưng thực sự chỉ là sự truyền giáo và khai thác tài nguyên. Kiến thức về giáo dục, hoạt động chính trị và phát triển kinh tế đã không được chú trọng như mục tiêu đã đề ra của nước mẹ. Nếu các nước thuộc địa đã có một nền văn hóa riêng (quân chủ) thì sự chuyển hóa dân chủ còn tương đối vững. Nếu các thuộc địa đang từ chế độ bộ lạc mà bị gán ép thành một quốc gia với những sắc tộc khác biệt ngôn ngữ thì dân chủ khó tồn tại chỉ vì nước mẹ muốn phủi tay ra đi cho nhanh, gọn nên ép các phe nhóm chấp nhận điều kiện độc lập. Thường thì chỉ sau một mùa bầu cử là giới lãnh đạo sẽ ngồi suốt hàng chục năm với sự ủng hộ của quân đội. Và nền dân chủ chết non.
Ngoại trừ các nước độc tài cộng sản có khuôn mẫu đào tạo các nhà lãnh đạo kế tục vì có sự ủng hộ quốc tế (và can thiệp của các đàn anh để giữ thế liên minh đối chọi với phe tư bản) còn đa số các nước độc tài sẽ rơi vào hỗn loạn một khi nhà độc tài rớt đài (chết hay bị đảo chánh).
Vì thiếu sinh hoạt dân chủ (truyền thông, cơ chế độc lập về chính trị như các viện nghiên cứu, đại học…) người dân dễ rơi vào bạo động. Tại các nước nghèo thì quân đội là cơ cấu có khả năng điều hành nhất nhưng thiếu kiến thức về kinh tế, xã hội…
Yếu tố chủng tộc, sắc tộc (cũng như tôn giáo) dễ đưa đến chia rẽ, nghi kỵ và chiến tranh diệt chủng thường xảy ra. Tranh chấp về tài nguyên (hầm mỏ, biển, sông nước…) cũng dẫn đến chiến tranh.
Cho dù thành công trong chiến tranh nhưng đa số không thành công trong việc điều hành kinh tế vì các chế độ độc tài sợ sức mạnh kinh tế sẽ lũng đoạn chính quyền qua tham nhũng. Giáo dục và thông tin cũng bị ngăn chặn khiến nhân tài bỏ đi. Không có người giỏi điều hành đất nước thì không lâu quốc gia sẽ sụp đổ vì thiên tai, bệnh dịch, nạn đói vì mất mùa…
Do đó giành độc lập là điều cần thiết cho mọi dân tộc, quốc gia nhưng để trị quốc thì không phải mọi dân tộc đều thành công nếu không biết đoàn kết trong tinh thần dân tộc.
Khác chủng tộc, sắc tộc là khác nguồn gốc thành hình một quốc gia. Nếu đã chấp nhận sống chung dưới chế độ quân chủ thì tại sao không thể sống chung dưới chế độ dân chủ?
Đã sống chung thì tất có văn hóa chung. Nếu đã thành hình quốc gia trước thời bị đô hộ thì chuyển sang chế độ dân chủ không có nghĩa là phải tách ra lập nước riêng. Niềm hãnh diện của một nước mới không bù đắp được nhưng thất bại khi không điều hành nổi một quốc gia để đi đến sự thất bại và chờ sự cứu giúp của nước khác thì còn gì là độc lập.
Tinh thần dân tộc dựa vào văn hóa: lịch sử và ngôn ngữ. Nếu đã có lịch sử (quá khứ) lâu dài thì vấn đề chỉ là duy trì ngôn ngữ cho dù mất lãnh thổ (trường hợp Do Thái). Có ngôn ngữ là còn đối thoại, thông tin để tạo niềm tin nơi con người. Thông thường thì tôn giáo dễ đem lại niềm tin nhưng cũng có thể đem đến xung đột.
Để tránh ảnh hưởng của tôn giáo thì giới lãnh đạo cần phải độc lập, duy trì sự bình đẳng và công bằng để đem lại đoàn kết dân tộc.
Một khi đánh mất (hay không đạt) tinh thần dân tộc thì người dân mạnh ai nấy sống, không có sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau để chống kẻ thù mọi mặt. Đó là dấu hiệu sự tan rã của một quốc gia. Khi quốc gia không có quốc dân (dân tộc) thì mất chính nghĩa. Chính quyền trở thành bộ máy đàn áp hay vai trò của nhà nước vì không có người dân tham dự sinh hoạt. Khi người dân không thể thay đổi chính quyền (vì bạo quyền đàn áp) thì sẽ bỏ đi. Tình trạng di dân từ các nước có chiến tranh (Syria, Iraq, Libya,Sudan) hay các nước độc tài (Venezuela, Afghanistan, Columbia) hay mất an ninh, kinh tế thất bại (Guatemala, Honduras, El Salvador, Somalia).
Tinh thần dân tộc dẫn đến ý thức quốc gia, độc lập, tự chủ…mất tinh thần dân tộc thì không người dân, không còn nghĩ đến việc chung mà chỉ lo bản thân. Cho dù di dân hay tỵ nạn thì ý thức làm chủ không còn nữa mà chỉ sống nhờ, ở đậu, làm công cho thiên hạ để sống qua ngày. Một hình thức nô lệ hiện đại.
Khi các nhóm thiểu số tại các nước đang ở trong tình trạng dân chủ suy thoái thì hay đòi “độc lập” nhưng đó chỉ là chiêu thức chính trị vì cho dù có bạo lực để nắm chính quyền (như nhóm Taliban, Afghanistan) nhưng không đủ nhân sự, kiến thức để điều hành chính quyền, điều hành các sinh hoạt xã hội, kinh tế. Cai trị với tính chất bộ lạc sẽ không đem lại một quốc gia ổn định mà chỉ dẫn tới nạn đói, mất mùa vì sự thụ động của dân chúng.
Tinh thần dân tộc dựa vào văn hóa là kết quả của sinh hoạt dân tộc qua thời gian. Do đó lịch sử và ngôn ngữ kết hợp nên đặc tính dân tộc.
Giả sử cách mạng tại VN thành công thì sẽ xây dựng như thế nào khi ngôn ngữ (tiếng Việt), văn hóa, lịch sử … của cộng sản để lại chỉ toàn là rác. Và ngôn ngữ (tiếng Việt), văn hóa, lịch sử không thể thay đổi trong thời gian ngắn bằng sắc lệnh hay đạo luật.
Suy nghĩ đi các bạn.
Trần Công Lân
Tháng 11 năm 2021 (Việt lịch 4900)