Ai Là Người Trí Thức?

Theo tự điển Việt của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ định nghĩa trí thức như sau:“Óc hiểu biết. Người học giỏi, hiểu biết nhiều”. Theo tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì định nghĩa “trí thức là Tri Thức”.
Vì hai tự điển giải nghĩa khác nhau từ ngữ Trí Thức vậy thì chúng ta cần tìm hiểu định nghĩa của Tri Thức là gì. Theo tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ “tri thức là hiểu biết nhiều, người tri thức ít khi cố chấp. Điều hiểu biết do nhận xét, kinh nghiệm hay học tập”. Tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh nhận định Tri Thức là “những điều mà người ta vì kinh nghiệm hoặc học tập mà biết, hay vì cảm xúc và lý trí mà biết”.
Tại sao phải đem đề tài này ra thảo luận? Đơn giản là người Việt đã nhìn sai và cho rằng những người có bằng cấp là người trí thức. Hễ ai đó có bằng đại học, là bác sĩ, luật sư, giáo sư, tiến sĩ thì được gọi là trí thức. Có lẽ người Việt cho nhận định này dựa vào định nghĩa của tự điển Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ. Trong khi đó từ điển của Đào Duy Anh thì không nghĩa là người có học là người trí thức mà ông Đào Duy Anh định nghĩ Trí Thức là Tri Thức.
Vậy thì những người có bằng cấp đại học hoặc cao hơn, họ là những người được đào tạo từ trường sở để chọn một ngành nghề nào đó cho bản thân hầu đóng góp vào trong cuộc sống của xã hội. Họ là những người có học nhưng chưa chắc họ là những người có Tri Thức. Điều này chứng minh tại sao có những người Việt học cao, hiểu rộng nhưng sẵn sàng ủng hộ ông Trump bởi tin rằng ông Trump chống Tàu. Vì không có Tri Thức (sự suy nghĩ qua kinh nghiệm, qua học hỏi ở trường đời, qua tâm) cho nên họ không thấy được lịch sử là Hồ Chí Minh nói dối như Trump để lấy lòng dân nhằm thực hiện mộng ước cá nhân. Những người nói dối là những người không có chữ tín. Mà những người không có chữ tín là người thiếu nhân phẩm, nhân cách. Và nếu thiếu chữ Nhân thì hành động của họ không bao giờ vì dân mà vì bản thân của chính mình. Điều này đã chứng minh ở Hồ Chí Minh và Trump trong 4 năm tại nhiệm, đặc biệt sự phá tan nền móng dân chủ của Hoa Kỳ mà Trump là người khuyến khích người ủng hộ mình thực hiện trong ngày 6 tháng 1 năm 2021. Chính Trump đã nói là sẽ cùng những người đó đi đến căn nhà Quốc Hội nhưng điều đó không hề xảy ra, đơn giản Trump không phải là người có chữ tín mà chỉ là người kích động người khác để làm lợi cho bản thân.
Có một bài viết nào đó trên Facebook nói về một người sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, khuyên dạy con cháu mình hãy sống thiện, làm người tử tế trong xã hội và gia đình. Tuy nhiên lời khuyên này vẫn không làm hài lòng người đọc bởi người đọc nghĩ rằng người sĩ quan này là người “trí thức”. Mà đã là “trí thức” thì phải lên tiếng chống lại cái giả dối, bạo tàn hiện giờ của đảng cầm quyền. Những người phê bình thái độ ứng xử của người sĩ quan này rõ ràng ép chữ “trí thức” vào người sĩ quan này. Chức vị sĩ quan không nói lên được người sĩ quan đó là người trí thức. Địa vị xã hội, bằng cấp không nói lên được người đó là người trí thức.
Vậy thì người trí thức là người như thế nào? Theo nhận định từ Facebook Nguyễn Quốc Hưng thì:
“1. Trí thức không phải là những người có bằng cấp cao. Trí thức là người có kiến thức rộng và, đặc biệt, có khả năng tư duy độc lập để có thể phân tích các vấn đề từ những góc độ mới.
2. Giới trí thức chỉ được dân chúng thực sự kính trọng nếu họ dám lên tiếng trước những sai trái của chính phủ cũng như những bất công, thối nát và oan khuất trong xã hội. Có thể nói phản biện là một trong những trách nhiệm đầu tiên của giới trí thức. Chỉ khi chu toàn trách nhiệm ấy, người ta mới thực sự là trí thức, đúng với danh nghĩa trí thức, những người được xem là thành phần tinh hoa của dân tộc.
3. Muốn làm trí thức, người ta phải luôn luôn là trí thức: Bất cứ khi nào người ta phát ngôn, dưới hình thức nói hay viết, mà để cho bản năng hoặc thiên kiến lấn át lý trí hoặc để cho loại lý trí công cụ thắng loại lý trí phê phán, người ta không còn trí thức nữa.
Để làm trí thức, khó; nhưng để bảo vệ tính chất trí thức của mình, còn khó hơn, nhất là với một người cầm bút, hầu như lúc nào cũng phải phát ngôn, dưới hình thức này hoặc hình thức khác.
4. Việt Nam coi trọng bằng cấp nhưng lại không coi trọng trí thức. Lực lượng trí thức vốn đã ít, ở trong thế không được coi trọng, lại càng cô đơn. Tiếng nói phản biện của họ phần lớn bị mất hút vào hư không”.

Để làm được những điều trên thì người trí thức cần phải có cái gốc đó là Tri Thức, Tâm Thức. Và một điều nữa là những người đó không hề tự nhận mình là trí thức. Họ sống, họ ứng xử trong xã hội dựa vào gốc của Tri Thức và Tâm Thức để góp phần tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. Đối với họ từ “trí thức” chẳng là gì mà cái quan trọng là lối ứng xử của chính bản thân đối với xã hội, với cái ác, với bạo quyền như thế nào để họ không hối hận khi nhắm mắt.

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương
Tháng 12 năm 2021 (Việt lịch 4900)

 

2 responses to “Ai Là Người Trí Thức?

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s